Hoan hô cá ngừ Việt Nam có mặt tại gần 140 nước trên thế giới

© Hùng PhiênBộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khảo sát chuỗi liên kết thủy sản tại Công ty TNHH Nguyễn Hưng (Phú Yên)
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khảo sát chuỗi liên kết thủy sản tại Công ty TNHH Nguyễn Hưng (Phú Yên) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sáng 20 tháng Năm tại TP. Tuy Hòa (Phú Yên), Bộ NNPTNT Việt Nam đã tổ chức hội nghị hội sơ kết 2 năm thực hiện Đề án “Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi”.

Đề án trên được triển khai từ năm 2014 tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Đây là những địa phương trọng điểm của ngành khai thác — chế biến cá ngừ đại dương (CNĐD) Việt Nam.

Qua 2 năm triển khai đề án, một số doanh nghiệp tại 3 tỉnh này đã xây dựng mô hình liên kết khai thác, tiêu thụ CNĐD theo chuỗi với ngư dân của 287 tàu đánh bắt xa bờ. Điển hình là Công ty CP Thủy sản Bình Định; Công ty TNHH Bá Hải, Công ty TNHH Nguyễn Hưng (Phú Yên); Công ty TNHH Hải Vương, Công ty YANMAR, Công ty TNHH Thịnh Hưng (Khánh Hòa)… 

© Hùng PhiênTại một doanh nghiệp thu mua, chế biến cá ngừ đại dương ở TP.Tuy Hòa (Phú Yên)
Hoan hô cá ngừ Việt Nam có mặt tại gần 140 nước trên thế giới - Sputnik Việt Nam
Tại một doanh nghiệp thu mua, chế biến cá ngừ đại dương ở TP.Tuy Hòa (Phú Yên)

Theo Tổng cục Thủy sản, tại các chuỗi liên kết có hiệu quả, chất lượng — giá trị sản phẩm CNĐD đã được nâng lên rõ rệt. Ngư dân các tàu cá tham gia chuỗi liên kết có thu nhập cao hơn, giảm hiện tượng "được mùa, mất giá". Nếu như năm 2012, giá cá ngừ dao động từ 50.000 — 60.000 đồng/kg, thì đến năm 2017 tăng lên từ 95.000 — hơn 100.000 đồng/kg.

Nhiều ý kiến doanh nghiệp và ngư dân cho rằng, thực tế phần lớn khai thác CNĐD vẫn theo lối cũ, việc đưa công nghệ mới vào ngành này vẫn chưa đồng bộ. Các đơn vị thu mua CNĐD còn theo hình thức mua xô, đổ đồng chất lượng cá nên chưa tạo động lực để ngư dân đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, chỉ chạy theo số lượng. Điều này gây lãng phí lớn nguồn lợi, chưa tạo được giá trị đáng có so với tiềm năng CNĐD biển Đông.

Việt Nam vẫn chưa xây dựng được các cảng CNĐD chuyên dụng, dịch vụ hậu cần yếu kém, chưa có chợ đấu giá sản phẩm để đảm bảo vệ sinh và phục vụ xuất khẩu tươi sống,… Vì vậy, việc thực hiện đề án trên còn gặp quá nhiều hạn chế.

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao kết quả bước đầu của đề án chuỗi liên kết CNĐD. Tuy nhiên, tính chất liên kết vẫn còn rời rạc và sự lan tỏa chưa cao, chưa phát huy hết năng lực doanh nghiệp và ngư dân khai thác CNĐD. Hiệu quả kinh tế liên kết vẫn còn cách biệt quá xa so với tiềm năng thực tế. Vì thế, thu nhập từ ngư dân đến doanh nghiệp đều bị "kéo tụt", trong đó, thu nhập thấp nhất là ngư dân.  

© Hùng Phiên.Giám định chất lượng cá ngừ đại dương tại Cảng cá Quy Nhơn (Bình Định)
Hoan hô cá ngừ Việt Nam có mặt tại gần 140 nước trên thế giới - Sputnik Việt Nam
Giám định chất lượng cá ngừ đại dương tại Cảng cá Quy Nhơn (Bình Định)

Bộ trưởng yêu cầu các cơ quan hữu trách phải rà soát lại các chính sách liên quan đề án trên, tổng kết sâu từng mô hình liên kết trên biển, khai thông cơ chế phát triển ngành CNĐD Việt Nam. Bên cạnh đó, ông đề nghị các bên liên quan cần tập trung hướng đến chế biến, tiêu thụ CNĐD tại "sân nhà". Bởi lượng du khách đến Việt Nam đang tăng ổn định, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm CNĐD của người Việt cũng đang tăng cao…

Tại 3 tình Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa hiện có 2.372 tàu khai thác cá ngừ đại dương với tổng sản lượng năm 2016 đạt 92.000 tấn. Có 15 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá ngừ đại dương ra 138 thị trường thế giới. Đứng đầu là Mỹ, tiếp đến là DU, Thái Lan, Israel, Nhật Bản…, với chủng loại hàng đa dạng. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam năm 2016 đạt hơn 509 triệu USD.

Nguồn: Báo Dân Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала