Người Việt đầu tiên chạy thành công chặng marathon khắc nghiệt nhất hành tinh trên Everest

© Ảnh : webthethaoPhạm Duy Cường trên đường chạy khắc nghiệt nhất hành tinh trên ngọn Everest.
Phạm Duy Cường trên đường chạy khắc nghiệt nhất hành tinh trên ngọn Everest. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Lá quốc kỳ Việt Nam đã tung bay ở đích đến cuộc đua marathon khắc nghiệt nhất thế giới trên Everest sau khi anh Phạm Duy Cường cán đích và trở thành người Việt Nam đầu tiên chinh phục thử thách này.

Phạm Duy Cường (sinh năm 1982)- một trong những thành viên nhiệt tình của hội chạy đường dài Long Distance Runner (LDR) tại Hà Nội, đã làm nên kỳ tích khi trở thành người Việt Nam đầu tiên chinh phục cuộc đua marathon khắc nghiệt nhất thế giới trên Everest mang tên "Tenzing-Hillary Everest Marathon".

Tham gia giải đấu được mệnh danh là "cuộc thi marathon cao nhất trên thế giới" này, các đấu thủ xuất phát từ khu vực trại căn cứ Everest ở độ cao 5.364 m, sau đó chạy dần xuống núi với địa hình dốc, trơn và về đích tại thị trấn Namche Bazaar (Nepal) ở độ cao 3.440 m. Anh Cường hoàn thành quãng đường dài 42.195 km với thời gian 7 giờ 47 phút 07 giây.

© Ảnh : kenh14Phạm Duy Cường trên đường chạy khắc nghiệt nhất hành tinh trên ngọn Everest.
Phạm Duy Cường trên đường chạy khắc nghiệt nhất hành tinh trên ngọn Everest. - Sputnik Việt Nam
Phạm Duy Cường trên đường chạy khắc nghiệt nhất hành tinh trên ngọn Everest.

Chia sẻ về hành trình của mình, Phạm Duy Cường cho biết: "Chúng tôi mất nửa tháng để hoàn thành hành trình tại Everest. Xuất phát từ chân núi hôm 16/5, phải mất 10 ngày sau chúng tôi mới leo tới khu vực Gorak Shep, cách trại căn cứ Everest 4km để cơ thể thích nghi dần với độ cao. Hai ngày ở Gorak Shep đã giúp cơ thể làm quen với tình trạng loãng không khí, sau đó cả đoàn mới di chuyển đến trại căn cứ Everest và bắt đầu cuộc đua của mình vào ngày 29/5".

Hành trang mà Phạm Duy Cường mang theo gồm những thứ khác biệt so với mọi người.

Anh kể: "Quần áo nặng nên tôi chỉ mang đủ dùng và chịu khó giặt liên tục để thay, trong khi nhiều người mang cả đống quần áo tích lại giặt một thể. Đồ ăn thậm chí còn nặng hơn nên tôi cũng không mang theo đồ ăn và chỉ dùng những đồ BTC cung cấp, còn các bạn mang rất nhiều đồ ăn khô, gói năng lượng…Tôi còn mang theo thuốc, 1 tấm pin mặt trời và 2 cục sạc dự phòng nhỏ. Những thứ đồ này giúp ích cho tôi và các bạn trong đoàn rất nhiều".

Sốc độ cao

Trước đó, nhằm có sự chuẩn bị cho cuộc thi này, Phạm Duy Cường đã có chuyến tiền trạm lên trại căn cứ Everest vào năm ngoái, đúng thời điểm diễn ra cuộc thi nhằm có được cảm nhận đầy đủ nhất về điều kiện thời tiết nơi đây. 3 tháng trở lại đây, anh Cường cũng dành thời gian luyện tập nghiêm túc.

Mỗi ngày anh chạy đều đặn 13km kết hợp tập với khẩu trang và sử dụng mặt nạ yếm khí chuyên dụng. Đây là cách để anh ứng phó với tình trạng sốc độ cao.

"Everest luôn khắc nghiệt đối với những người theo đuổi sở thích của mình, nhưng con người lại không bao giờ từ bỏ ước vọng chinh phục. Chúng tôi đã đối mặt với rất nhiều khó khăn trong hành trình chinh phục thử thách này: điều kiện ăn uống không phù hợp, nguồn nước khan hiếm, khí hậu khắc nghiệt, tuyết rơi phủ kín mọi nơi (hôm thi đấu —15 độ C). Chúng tôi phải ngủ lều nên cảm nhận được cái lạnh khắc nghiệt và rõ rệt hơn. Ra khỏi lều để ăn uống, vệ sinh cá nhân hay làm bất cứ việc gì cũng đều gặp trở ngại. Chạy luyện tập thì có cảm giác như mình không còn phổi nữa. Hai ngày trước khi bắt đầu cuộc đua cả đoàn chứng kiến nhân viên cứu hộ đưa thi thể người xuống núi, có thể do sốc độ cao, khiến tâm lý cả đoàn tụt thê thảm. Tuy nhiên, với có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cuối cùng tôi đã hoàn thành cuộc đua của mình", anh Cường kể lại những khó khăn trong hành trình của mình.

Dù vậy, anh cũng có kỷ niệm đáng nhớ nhất đó là được đón sinh nhật trên Everest vào hôm 24/5. Một sinh nhật đặc biệt, trong lều ở độ cao 5000m cùng các chân chạy kỳ cựu và những nhà leo núi nghiệp dư.

Cuộc thi "Tenzing-Hillary Everest Marathon" có khoảng 300 người đăng ký tham gia. Về nhất cuộc thi là một chân chạy người Nepal tên Suman Kulung với thời gian 3 giờ 43 phút 57 giây.

Hai người về sau cũng là cư dân bản địa gồm Surendra Basnet (3 giờ 52 phút 08 giây) và Bed Bahadur Sunuwar- người vô địch cuộc thi năm ngoái (4 giờ 05 phút 40 giây). Ở nội dung nữ, 3 vị trí dẫn đầu cũng thuộc về 3 người Nepal, lần lượt là Nirkala Rai (4 giờ 51 phút 33 giây), Poornima Rai (5 giờ 07 phút 26 giây) và Dawa Doma Sherpa (5 giờ 37 phút 43 giây).

Nguồn: kenh14

 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала