Khoản nợ “siêu khủng” của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)

© Ảnh : cafef.vnTòa nhà dầu khí nằm tại vị trí khá đắc địa, gần trục đường Láng Hạ, Thái Hà (Hà Nội).
Tòa nhà dầu khí nằm tại vị trí khá đắc địa, gần trục đường Láng Hạ, Thái Hà (Hà Nội). - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) mới đây đã công bố báo cáo tài chính riêng năm 2016, được kiểm toán bởi Deloitte Việt Nam.

Tập đoàn Dầu khí bị phê trì trệ, Bộ Công thương họp khẩn - Sputnik Việt Nam
Bộ Công thương VN họp khẩn vì các dự án thua lỗ của PVN
Tổng số nợ phải trả của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là hơn 87.483 tỉ đồng, trong đó chủ yếu đến từ các khoản nợ dài hạn.

Báo cáo cho biết năm 2016, PVN đạt hơn 14.447 tỉ đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, giảm 5.000 tỉ đồng so với năm 2015.

Sau khi trừ đi giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp về bán hàng của tập đoàn còn 3.343 tỉ đồng. Trong các mảng kinh doanh, PVN chịu tác động nặng nề nhất là hoạt động khai thác dầu thô.

Cùng với đó là một số chi phí của tập đoàn cũng tăng lên như chi phí tài chính tăng gần gấp đôi lên xấp xỉ 5.197 tỉ đồng (chủ yếu do phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá). Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2016 của PVN là hơn 26.000 tỉ đồng.

Đây được xem là mức lợi nhuận tương đối thấp của PVN trong nhiều năm trở lại đây. Năm 2015, do giá dầu thô xuống mức thấp nhất khiến lợi nhuận của tập đoàn lao dốc mạnh kỷ lục, vì vậy lợi nhuận chỉ đạt 22.586 tỉ đồng, năm 2014 lợi nhuận đạt gần 43.000 tỉ đồng, năm 2013 là 42.500 tỉ đồng, năm 2012 là 42.000 tỉ đồng và năm 2011 là 34.000 tỉ đồng…

Khai thác dầu mỏ - Sputnik Việt Nam
Ai chịu trách nhiệm khi PVN mất trắng cả chục ngàn tỉ đồng ở Venezuela?
Trong khi đó, các khoản nợ phải trả của đơn vị này tiếp tục gia tăng. Tính đến hết năm 2016, PVN phải thanh toán khoản nợ 87.483 tỉ đồng (tăng 12.000 tỉ so với năm 2015). Trong đó, nợ ngắn hạn là 22.364 tỉ đồng, nợ dài hạn là 65.118 tỉ đồng. Tổng tài sản của toàn tập đoàn tính đến hết ngày 31.12.2016 là 439.170 tỉ đồng.

Đáng chú ý, liên quan đến quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (nay là Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam — SBIC), hãng kiểm toán Deloitte cho biết PVN đang tạm ghi nhận giá trị xây dựng cơ bản dở dang tại các dự án và khoản đầu tư vào các công ty con được bàn giao từ SBIC là hơn 667 tỉ đồng. Đồng thời, PVN phải trả SBIC với số tiền tương ứng trên tài khoản phải trả khác.

Theo hãng kiểm toán này ghi nhận, tính đến 31/12/2016, PVN chưa đối trừ hết số tiền đã thanh toán cho SBIC liên quan đến việc bàn giao các dự án, công ty trên là hơn 720 tỉ đồng. Trong khi đó, PVN còn ghi nhận khoản đầu tư vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại chúng Việt Nam với tỷ lệ 52% và giá gốc khoản đầu tư là 3.900 tỉ đồng.

Các khoản vay dài hạn ký giữa PVN và các ngân hàng với gốc vay phải trả là hơn 976 triệu USD đã được bàn giao cho Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn và Công ty Cổ phần phân bón Dầu khí Cà Mau.

Tính đến hết năm 2015, PVN có gần 6.000 tỉ đồng nợ xấu, nằm rải rác tại công ty mẹ và các công ty con. Đáng kể nhất là khoản nợ gần 2.150 tỉ đồng của công ty mẹ — PVN và 2.100 tỉ đồng của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Nợ xấu nêu trên chủ yếu là các khoản phải thu tồn đọng lâu ngày; các khoản phải thu, cho vay quá hạn…

Đáng chú ý, PVN còn đầu tư 5.000 tỉ đồng vào Công ty TNHH Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất (DQS). Trong khi cả tiền gốc và lãi vẫn chưa thu được về đồng nào thì DQS lại đang được lên kế hoạch cho phá sản vì làm ăn thua lỗ kéo dài, gây mất cân đối về tài chính. Vì vậy, nếu phá sản DQS thì PVN có thể "mất trắng" khoản đầu tư 5.000 tỉ đồng này.

Nguồn: Một Thế Giới

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала