Tướng Lê Mã Lương kể về cuộc đánh trả tự vệ Trung - Việt khốc liệt năm 1979

© Ảnh : Ảnh tư liệuChiến trường Vị Xuyên.
Chiến trường Vị Xuyên. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
“Đã có cả chục ngàn người lính và thường dân ngã xuống và chừng đó người khác bỏ lại một phần thân thể mình dọc biên giới phía Bắc những năm 1979-1988. Khi nói về lịch sử, dân tộc, chúng ta phải công bằng, không ai được phép lãng quên, không ai được cố tình lãng quên sự thật này”.

Ngày 17/2/1979 lính Trung Quốc tràn sang biên giới nước ta. Ảnh do tác giả cung cấp - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh biên giới - một cách nhìn khác từ phía Trung Quốc
Thưa thiếu tướng Lê Mã Lương, ông có thể nói thế nào về cuộc chiến biên giới phía Bắc giữa Việt Nam và Trung Quốc những năm 1979-1988?

Do Việt Nam là nước có một vị trí chiến lược, địa chính trị cực kỳ quan trọng ở khu vực Đông Nam Á nên trong lịch sử, Trung Hoa đã từng phát động 16 cuộc chiến tranh lớn hòng thôn tính Việt Nam. Họ coi chúng ta là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược "trỗi dậy Trung Hoa". Khi ý đồ kiềm chế không thực hiện được, từ chỗ bí mật, họ chuyển sang công khai thù địch với Việt Nam và trắng trợn tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược với những tuyên bố lừa bịp như "dạy cho Việt Nam một bài học", "cuộc đánh trả tự vệ"…

Gần 20 ngày sau khi tấn công xâm lược Việt Nam, quân Trung Quốc chỉ tiến sâu được 10 km, đồng thời lực lượng bị tổn thất lớn, có nguy cơ sa lầy vào cuộc chiến này, và với sức ép của dư luận trong nước và thế giới, ngày 5/3/1979, phía Trung Quốc đã buộc phải tuyên bố rút quân, chấp nhận thất bại cay đắng tại chiến tranh biên giới.

© Ảnh : Tuấn NamThiếu tướng Lê Mã Lương
Thiếu tướng Lê Mã Lương  - Sputnik Việt Nam
Thiếu tướng Lê Mã Lương

Ngay sau chiến trường phía Nam và biên giới tây Nam, ông đã lập tức có mặt và chiến 8 năm ở vùng biên giới phía Bắc. Tôi từng nghe các bậc cha chú kể về sự ác liệt chưa từng có tại chiến trường Vị Xuyên, là người trực tiếp chiến đấu ở mặt trận này, ông hẳn đã chứng kiến những sự thật này?

Bà Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam
Việt Nam giải thích việc Tướng Trung Quốc hủy giao lưu quốc phòng biên giới
Biên giới Việt — Trung nằm trên dải đất của 7 tỉnh từ Quảng Ninh cho tới Lai Châu (bây giờ là Điện Biên). Tôi không bao giờ có thể quên những năm tháng chiến đấu ở Vị Xuyên (Hà Giang).

Tôi và đồng đội đánh hàng trăm trận với các loại hình chiến thuật, chiến dịch khác nhau,  đã chứng kiến pháo binh của quân xâm lược bắn về phía ta. Hàng ngày,  pháo binh Trung Quốc dội đạn xối xả về phía ta. Tôi đã có mặt tại nhiều cuộc chiến và cũng đã tìm đọc rất nhiều thông tin về lịch sử chiến tranh vậy mà tôi chưa từng tìm thấy thông tin nào về những trận pháo giật cả ngày ròng rã, dã man như vậy.


Tôi đã chứng kiến sự dũng cảm của các chiến sĩ trẻ, những người lần đầu tiên trải nghiệm bom đạn chiến tranh. Họ sẵn sàng xả thân lao lên phía trước để nối dây điện thoại, để chi viện thêm lực lượng cho chốt ở phía trước trong lúc đạn pháo của quân xâm lược nã không ngừng nghỉ. Rất nhiều đồng đội của tôi đã hy sinh.

Tôi không bao giờ có thể quên những trận đánh ác liệt, bộ đội chúng ta chốt trong các hang đá. Những trận pháo kích dã man từ phía Bắc đã kéo sập hang vùi lấp nhiều đồng đội của tôi trong đó. Đến giờ các đồng chí ấy vẫn còn nằm đâu đó ở trên các sườn núi cao, vách đá tai mèo, chúng ta chưa có điều kiện để đưa họ về các nghĩa trang.

Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
Lãnh đạo Việt-Trung hoạch định gì cho tương lai quan hệ hai nước?
Tại nghĩa trang Vị Xuyên vẫn còn đến 2/3 liệt sĩ vô danh. Điều đó khiến tôi ngậm ngùi day dứt với đồng đội tôi, những người đã anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc.

Cách nay mấy năm, có một tờ báo làm một trắc nghiệm thực tế. Họ đã hỏi một số người, đủ cả mọi ngành nghề, lứa tuổi về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc những năm 1979-1988. Thật bất ngờ là đa số trả lời rằng họ không biết nhiều về cuộc chiến này. Ông suy nghĩ gì về thực tế này?

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điều đáng phải suy ngẫm. Giữa hai nước có những giai đoạn mặn nồng. Chúng ta không quên Trung Quốc cũng đã viện trợ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Chúng ta không quên nhân dân Trung Quốc đã xả thân và chia sẻ với Việt Nam những lúc chúng ta thiếu thốn bởi chiến tranh liên miên.

Tuy nhiên, lịch sử giữa hai nước cũng từng kể về những cuộc xâm lược những xung đột giữa hai nước láng giềng. Hồi năm 1979, lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dải biên cương. Đã có hàng chục ngàn người lính và nhiều thường dân đã ngã xuống dưới làn đạn của quân xâm lược trong suốt giai đoạn 1979-1988. Đây là một phần của lịch sử, của sự thật không ai được phép lãng quên, được phép che mờ.

© Ảnh : Ảnh tư liệuChiến trường Vị Xuyên.
Chiến trường Vị Xuyên. - Sputnik Việt Nam
Chiến trường Vị Xuyên.

Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy từng chia sẻ, đúng ngày 4/1/2014, một trang mạng chính thống của Trung Quốc đã đăng tải thông tin như sau: "Cuộc đánh trả tự vệ thảm liệt năm 1979: Quân đội Trung — Việt trong 19 ngày đều bị tổn thất và thương vong 50 nghìn người". Sau đó bài này được mạng Phượng Hoàng đăng lại. Đó là lần đầu tiên Trung Quốc thừa nhận tổn thất của các bên trong cuộc chiến biên giới với Việt Nam. Đáng chú ý là thông tin này hoàn toàn khác với quan điểm trước đó, phía Trung Quốc luôn khẳng định tại các diễn đàn chính thống rằng họ đã thắng tuyệt đối. Ông có bình luận gì về những lắt léo này?

Với chúng ta, cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc hồi năm 1979 là cuộc chiến tranh chính nghĩa vì chúng ta chiến đấu bảo vệ biên cương tổ quốc. Còn với Trung Quốc đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa vì họ đã bất ngờ phát động chiến tranh và đưa gần 60 vạn quân tràn sang 6 tỉnh biên giới Việt Nam. Họ đã tàn sát dân thường và phá hủy nhiều công trình dân sinh của nước ta.

Phải sòng phẳng với lịch sử để thấy nếu có bị ai đó tìm cách che đậy thì cuối cùng sự thật vẫn luôn là sự thật.

Giờ đây, chiến tranh đã lui xa, đã là một phần của lịch sử. Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đã mở sang một trang mới. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta được phép lãng quên sự thật. Sự thật ở đây là dân tộc chúng ta rất anh dũng bảo vệ biên giới phía Bắc không sợ hãi, mặc dù đối phương đã bất ngờ tấn công và họ mạnh hơn chúng ta gấp nhiều lần. Chúng ta đã chiến đấu và giành thắng lợi cho dù có những tổn thất rất lớn.

Cuộc chiến tranh biên giới ở phía Bắc ấy phải đặt nó như các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc bởi vì máu của người Việt Nam là máu của những người dân bình thường, là máu của những người thanh niên tham gia quân đội chiến đấu bảo vệ biên ải của tổ quốc. Sẽ là có tội nếu lãng quên một cuộc chiến mà chúng ta đã huy động hàng vạn chiến sĩ xả thân trong các trận đánh ác liệt bảo vệ tổ quốc như hồi năm 1979-1988. Đã có cả chục ngàn người lính và thường dân ngã xuống và chừng đó người khác bỏ lại một phần thân thể mình suốt dọc biên giới phía Bắc hồi năm 1979-1988. Khi nói về lịch sử dân tộc, chúng ta phải công bằng, không ai được phép lãng quên, không ai được cố tình lãng quên sự thật này.

Nguồn: VietnamNet

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала