Báo Trung Quốc: Việt Nam mua tên lửa BrahMos trang bị cho tàu ngầm

© Sputnik / Alexei DanichevBrahMos
BrahMos - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos được dư luận đánh giá rất cao, tầm bắn được nâng cấp lên 450 km, tương lai thậm chí lên 800 km, là một trong những "sát thủ" của Ấn Độ để răn đe kẻ địch.

Báo chí Trung Quốc, Đài Loan gần đây cho hay Việt Nam sẽ mua một lô tên lửa BrahMos để trang bị cho 6 tàu ngầm thông thường lớp Kilo mua của Nga.
Trong cuộc họp báo thường lệ ngày 17/8, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định Việt Nam kiên trì thực hiện chính sách quốc phòng hòa bình và mang tính phòng thủ, đóng góp cho hòa bình, ổn định và hợp tác của khu vực và thế giới.

Từ lâu, thông tin Việt Nam quan tâm mua sắm tên lửa hành trình siêu âm BrahMos của Ấn Độ đã xuất hiện trên báo chí. Nếu sở hữu được loại tên lửa này, khả năng phòng thủ lãnh thổ của Việt Nam sẽ tiếp tục được tăng cường và có tác dụng răn đe kẻ thù.

Được biết, BrahMos là tên lửa hành trình siêu âm do Ấn Độ hợp tác với Nga nghiên cứu phát triển. Tên lửa này dài 9 m, nặng 3 tấn, tầm bắn khoảng 290 — 300 km, tốc độ 2,8 Mach, đầu đạn nặng 300 kg. BrahMos có thể trang bị cho tàu ngầm, tàu chiến mặt nước, máy bay hoặc triển khai trên mặt đất.

Trang tin eastday Trung Quốc cho rằng tên lửa BrahMos kém dòng tên lửa YJ Trung Quốc về tầm bắn. Đến nay, tên lửa chống hạm YJ-12 của Trung Quốc có tốc độ 1,5 Mach, thậm chí có thể đạt 4 Mach, tầm bắn ít nhất là 400 km, khả năng tấn công "rất mạnh".

Theo bài báo này, về công nghệ tên lửa chống hạm, Trung Quốc dẫn trước Ấn Độ ít nhất 10 năm trở lên. Tầm bắn của các tên lửa Trung Quốc đều xa hơn tên lửa của Ấn Độ.

© AFP 2023 / RAVEENDRANBrahMos
BrahMos - Sputnik Việt Nam
BrahMos

Tuy nhiên, quan chức Ấn Độ gần đây cho biết, Nga đã đồng ý hỗ trợ Ấn Độ tăng tầm bắn của tên lửa BrahMos lên 450 km. Ngày 11/3/2017, Ấn Độ đã bắn thử tên lửa hành trình siêu âm BrahMos ER phiên bản tăng tầm cải tiến và đã bắn trúng mục tiêu.

Trong 2 năm tới, Ấn Độ sẽ phát triển loại tên lửa BrahMos mới, tầm bắn đạt 800 km.

Đáng chú ý, ngày 21/4/2017, tàu hộ vệ Teg Type 11356 của hải quân Ấn Độ đã tiến hành bắn thử thành công tên lửa BrahMos. Hải quân Ấn Độ cho biết, phần lớn tàu chiến Ấn Độ sẽ trang bị loại tên lửa này.

Sức mạnh của tên lửa BrahMos là không thể coi thường, theo đánh giá của tờ National Interest Mỹ ngày 25/7, một chiếc tàu khu trục Arleigh Burke một lần không thể đối phó được trên 12 quả tên lửa BrahMos, trong khi đó hơn 64 quả tên lửa BrahMos có thể tiến hành tấn công toàn diện cụm chiến đấu tàu sân bay.
Hơn nữa, những năm gần đây, Ấn Độ tích cực hợp tác với Nga tiến hành nâng cấp máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKI. Ngày 25/6/2016, máy bay chiến đấu Su-30MKI của không quân Ấn Độ đã lần đầu tiên bay mang theo tên lửa BrahMos.

Cựu sĩ quan Không quân Ấn Độ Sameer Joshi cho rằng nếu biên giới Trung — Ấn xảy ra xung đột thì không quân Ấn Độ sẽ có ưu thế.

© AP Photo / Ajit KumarTên lửa hành trình siêu âm BrahMos do Ấn Độ và Nga hợp tác sản xuất.
BrahMos - Sputnik Việt Nam
Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos do Ấn Độ và Nga hợp tác sản xuất.

Ngoài ra, tên lửa BrahMos phiên bản mặt đất là phiên bản được Ấn Độ phát triển thành công sớm nhất. Bắt đầu từ năm 2007 trở đi, lục quân Ấn Độ đã trang bị tên lửa BrahMos. Đáng chú ý, ngày 3/8/2016, Chính phủ Ấn Độ đã phê chuẩn cho lục quân nước này mua gần 100 tên lửa BrahMos phiên bản nâng cấp, dùng để triển khai ở khu vực đông bắc Ấn Độ. 
Chuyên gia cho rằng, lục quân Ấn Độ triển khai tên lửa BrahMos Block III ở khu vực biên giới (bang Arunachal, nơi Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng) với Trung Quốc, có thể tấn công chính xác mục tiêu sau dãy núi Himalayas.
Trung Quốc lên tiếng phản đối cho rằng việc Ấn Độ triển khai tên lửa ở bang Arunachal đã vượt nhu cầu phòng thủ bình thường của Ấn Độ, tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng cho các khu vực Tây Tạng, Vân Nam của Trung Quốc.
Đến nay, khả năng quân sự to lớn của cả Trung Quốc và Ấn Độ đang làm cho Trung Quốc và Ấn Độ đang tự tin và cứng rắn hơn trong việc thúc đẩy các chủ trương, tham vọng lãnh thổ của họ. Tuy nhiên, điều này cũng cảnh báo và kiềm chế khả năng xảy ra xung đột quân sự giữa hai bên. Bởi vì, một khi xung đột quân sự diễn ra sẽ chẳng có bên nào được lợi.
Cuộc đối đầu căng thẳng ở khu vực Doklam đã diễn ra hơn 1 tháng và đang tiếp tục leo thang. Hai bên có rất nhiều động thái răn đe lẫn nhau ở khu vực biên giới, bao gồm triển khai nhiều lực lượng, vũ khí trang bị đối phó lẫn nhau, thậm chí xảy ra xô xát giữa binh sĩ hai bên. Tuy nhiên, khả năng "cùng thua" do hai bên đều sở hữu nhiều loại vũ khí "sát thủ" (như tên lửa BrahMos của Ấn Độ) đang kiềm chế các hành động khiêu khích của hai bên.

Nguồn: Viettimes

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала