Những nhân vật "tai to mặt lớn" của Việt Nam dính líu đại án 9000 tỷ

© Ảnh : TÂM LỤABị cáo Phạm Công Danh được đưa đến phiên tòa
Bị cáo Phạm Công Danh được đưa đến phiên tòa - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngoài ông Đặng Thanh Bình vừa bị khởi tố, cũng đã có hàng chục nhân vật tên tuổi bị cáo buộc có liên quan trong "đại án" 9000 tỷ đồng.

Cơ quan công an khám xét nhà của ông Trầm Bê tại P.6, Q.6 (trái) và nhà của ông Phan Huy Khang tại Phước Kiển, Nhà Bè (TP.HCM). - Sputnik Việt Nam
Khởi tố nhiều cán bộ ngân hàng trong vụ án Trầm Bê và Phạm Công Danh
Vụ đại án kinh tế Phạm Công Danh và các đồng phạm trong đại án 9.000 tỷ đồng càng ngày càng làm lộ ra thêm nhiều đầu mối, mà một trong những người mới nhất là nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đặng Thanh Bình.

Phạm Công Danh — nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh — bị cáo buộc chỉ đạo cấp dưới rút tiền trái phép của VNCB để trả nợ nhận chuyển nhượng VNCB, trả nợ thay cho Tập đoàn Thiên Thanh và trả tiền hoa hồng cho những người huy động vốn, dẫn đến mất khả năng thu hồi, gây thất thoát 9.000 tỷ đồng.

Ngày 29/7/2014, ba lãnh đạo VNCB gồm ông Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT), ông Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc, thành viên HĐQT) và ông Mai Hữu Khương (nguyên Giám đốc Chi nhánh SG, thành viên HĐQT) đã bị khởi tố và bắt tạm giam để phục vụ điều tra vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (theo Điều 165 Bộ luật Hình sự) xảy ra tại Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh, TP.HCM. Ba ông này tham gia vào bộ máy quản trị ngân hàng từ năm 2013 đến 28/7/2014.

© Ảnh : T.LPhạm Công Danh đang phải thụ án 30 năm tù trong vụ án trước đó khi gây thiệt hại 9.000 tỉ đồng
Phạm Công Danh đang phải thụ án 30 năm tù trong vụ án trước đó khi gây thiệt hại 9.000 tỉ đồng - Sputnik Việt Nam
Phạm Công Danh đang phải thụ án 30 năm tù trong vụ án trước đó khi gây thiệt hại 9.000 tỉ đồng

Bước sang giai đoạn 2 của đại án Phạm Công Danh, căn cứ kết quả điều tra, tài liệu chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra vụ án, ngày 31/7/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định khởi tố bị can đối với 25 đối tượng về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự và ra lệnh bắt tạm giam đối với 16 bị can.

Ông Trầm Bê (trái) và ông Phan Huy Khang - Sputnik Việt Nam
Trầm Bê cùng đồng phạm đã gây thất thoát bao nhiêu tiền?
Cũng ngày 31/7, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã phê chuẩn các quyết định và lệnh bắt của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; trong đó có bị can Trầm Bê (SN 1959) — nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank và bị can Phan Huy Khang (SN 1973) — nguyên Tổng giám đốc Sacombank.

Ông Trầm Bê nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank bị khởi tố về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định ông Trầm Bê đã giúp sức cho bị can Danh vay hơn 1.800 tỷ đồng, cho giải ngân trước, bổ sung hồ sơ sau.

© Ảnh : NLĐÔng Trầm Bê (trái) và ông Phan Huy Khang
Ông Trầm Bê (trái) và ông Phan Huy Khang - Sputnik Việt Nam
Ông Trầm Bê (trái) và ông Phan Huy Khang

Như vậy, sau các nhân vật như Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc, thành viên HĐQT) và ông Mai Hữu Khương (nguyên Giám đốc Chi nhánh SG, thành viên HĐQT), Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank) và bị can Phan Huy Khang (nguyên Tổng giám đốc Sacombank), mới đây nhất ông Đặng Thanh Bình — nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước — cũng bị cáo buộc có liên quan tới đại án 9.000 tỷ đồng.

Dư luận vẫn đang chờ đợi liệu tới đây, còn những ai nữa sẽ bị "gọi tên" trong đại án này?

Nguồn: Kiến Thức

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала