Án tử cho sếp ngân hàng

© REUTERS / KhamNgân hàng OceanBank tại tòa nhà PetroVietnam tại Hà Nội, Việt Nam
Ngân hàng OceanBank tại tòa nhà PetroVietnam tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam và bài học của nó cho lịch sử nước Mỹ hiện đại, những phiên tòa xét xử bị cáo tham nhũng, số phận của khu chợ nổi, lịch sử chữ quốc ngữ và tương lai của bóng đá Việt Nam – đó chỉ là một số trong những bài báo và thông tin nói về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông nước ngoài tuần qua.

Sputnik mời các bạn theo dõi tổng quan hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Hôm Chủ nhật 17 tháng Chín bắt đầu chiếu bộ phim tài liệu-sử thi dài 18 tiếng đồng hồ của Kenneth Burn và Lynn Novick có nhan đề "Chiến tranh ở Việt Nam". Phân tích tác phẩm điện ảnh này, ấn tượng từ cuộc xem phim mới mẻ và tư duy về vị trí của chiến tranh Việt Nam trong lịch sử Hoa Kỳ — là chủ đề của nhiều bài viết trên báo chí nước ngoài. Bộ phim tái hiện "cuộc thảm sát phi lý trên quy mô đại dịch" là nhận xét của New York Post.

"Cái đinh" trong  bộ phim này là lời của một cựu chiến binh gửi những người phái lính Mỹ đến Việt Nam, dù đã nhận ra rằng cuộc chiến là vô nghĩa: "Các vị chỉ đơn thuần là giết người vì cái tôi riêng của mình". Báo Recode công bố bài phỏng vấn các nhà làm phim trong đó Kenneth Burn  khái quát rằng sự phân hoá khác biệt sâu sắc và thiếu hiểu biết lẫn nhau trong xã hội Mỹ bắt đầu với cuộc chiến ở Việt Nam. Các tác giả phim nhận xét rằng phần lớn những gì đang diễn ra khi đó trong nền chính trị Mỹ là bắt nhịp với trạng thái sự vật hiện đại — từ cuộc đấu trong Nhà Trắng đến cáo buộc sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử Tổng thống.

Chủ đề này được tiếp nối trong bài viết trên The Conversation US trong đó dẫn ra sự  tương đồng giữa cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam và chiến tranh của Mỹ ở Afghanistan. Ban lãnh đạo Hoa Kỳ đã không học được gì từ  cuộc chiến ở Việt Nam, — bài báo nhận định. "Trong thời mắc mớ ở Việt Nam cũng như hôm nay, Hoa Kỳ đã bị lôi cuốn bởi cuộc chiến tranh dường như bất tận với tốn phí gia tăng, mục tiêu không hiểu nổi và những thành công hư ảo".  Hoảng loạn giữa hai cực giải pháp đối lập — rút quân toàn bộ hoặc tăng đáng kể cơ số binh lính, các Tổng thống Hoa Kỳ đã chọn ngã rẽ thứ ba là con đường cụt không lối thoát, —  tờ báo viết.

Còn báo  Syracuse.com công bố thư độc giả với những dòng như sau: "Một bài học có thể rút ra từ lịch sử của chúng ta ở Việt Nam là chủ trương "nhiều tiền hơn, nhiều quân hơn,  nhiều bom hơn" không đảm bảo chiến thắng cho cuộc giao tranh chống lại những người dân kiên quyết và nhẫn nại quen sống trong đất nước có lịch sử lâu đời kháng chiến chống ngoại xâm. Họ sẽ chiến đấu với kẻ xâm lược nước ngoài cho đến khi nào quân chiếm đóng phải đầu hàng và rút đi, còn một Chính phủ tham nhũng hoặc bù nhìn ắt sụp đổ. Trump muốn  bơm thêm tiền thuế vào tổ hợp công nghiệp-quân sự, phái thêm lính Mỹ ra nước ngoài — những người sẽ bỏ mạng và bị thương tàn phế, gây thêm nhiều thương vong dân sự và dân tị nạn. Cơn cuồng chiến tranh đang thực sự giết chết đất nước của chúng ta". Nhưng liệu Chính phủ Hoa Kỳ có nghe thấy tiếng nói của nhân dân?

Báo chí thế giới tiếp tục theo dõi cuộc chiến chống tham nhũng trên quy mô lớn ở Việt Nam. Mức đặt cược trong cuộc chiến này rất cao. Cựu lãnh đạo PetroVietnam và Ocean Bank Nguyễn Xuân Sơn đối mặt với án phạt tử hình vì tội tham nhũng và lạm dụng quyền lực, các cán bộ quản lý khác và nhân viên ngân hàng nhận mức phạt  tù ở những mức khác nhau cho đến chung thân. Đã khởi tố ba vụ án chống các  công ty dầu khí, trong đó có "Vietsovpetro», Binh Son Refining and Petrochemical và  PetroVietnam Exploration Production Corp, — như thông báo của tờ New York Times.

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Mái tóc bạc trắng của Nguyễn Xuân Sơn và bão đang nổi... trong lò

Một trong những nét đẹp rực rỡ độc đáo của Việt Nam là các chợ nổi trên sông Mê Công. Nhưng có vẻ là ngày biến mất những khu chợ này không còn xa nữa, — The Star Online nhận xét.

Nguyên nhân là đà tăng trưởng kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long tạo điều kiện cho cuộc sống thuận tiện hơn trên đất liền. Có lẽ sắp tới những chợ nổi sẽ chỉ còn là chủ thể phục vụ du lịch.

Tờ Ozy mừng thay cho các học sinh Việt Nam và ái ngại cho học sinh Trung Quốc. Bởi nhờ có quốc ngữ với vần chữ cái Latinh, người Việt không cần phải học chữ tượng hình phức tạp. Báo đăng bài viết thú vị về lịch sử hình thành chữ quốc ngữ  với phần đóng góp của các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và Pháp.

Còn bây giờ chúng tôi khép lại tổng quan này bằng đề tài bóng đá. Phân tích kết quả thi đấu của đội tuyển Việt Nam, báo Fox Sports Asia viết: "Việt Nam có đội tuyển trẻ đầy hứa hẹn, với nhiều cầu thủ tài năng". Vấn đề còn lại là ở nhà lãnh đạo, người có thể dẫn dắt các bạn trẻ này đến chiến thắng. Nhân vật được trông đợi như vậy có thể là huấn luyện viên người Áo Alfred Riedl, hiểu biết rõ khu vực Đông Nam Á, — báo dự đoán.

Với Riedel hay với ai, thì Sputnik cũng luôn chúc các cầu thủ Việt Nam đạt nhiều thành tích trên các sân cỏ quốc tế!

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала