Ông Phạm Thế Dũng nói trắng: "Tôi về hưu rồi, xử sao thì xử"

© Ảnh : B.D.Ông Phạm Thế Dũng (áo trắng, đứng giữa) trong đợt tiếp Bộ Giao thông Vận tải đi kiểm tra tiến độ dự án đường băng sân bay Pleiku cuối tháng 6-2015
Ông Phạm Thế Dũng (áo trắng, đứng giữa) trong đợt tiếp Bộ Giao thông Vận tải đi kiểm tra tiến độ dự án đường băng sân bay Pleiku cuối tháng 6-2015 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vi phạm của ông Phạm Thế Dũng - nguyên phó bí thư Tỉnh ủy, nguyên bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai - bị Ủy ban Kiểm tra trung ương đánh giá là “nghiêm trọng, đến mức phải thi hành kỷ luật”.

Ông Phạm Thế Dũng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai - Sputnik Việt Nam
Đề nghị kỷ luật nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai
Vậy cụ thể ông Dũng vi phạm những gì?

Mở đường nhập khẩu gỗ sai quy định

Năm 2014, UBND tỉnh Gia Lai có các quyết định mở 5 cửa khẩu phụ dọc tuyến biên giới Việt Nam — Campuchia để nhập gỗ từ Campuchia.

Theo quy định, nếu mở cửa khẩu phụ thì phải bàn bạc bằng văn bản đối với chính quyền địa phương tiếp giáp phía nước bạn; đồng thời phải trình thường vụ Tỉnh ủy, lấy ý kiến của các cơ quan liên quan.

Một số cơ quan chuyên môn tại tỉnh Gia Lai có đề cập việc cần thiết có ý kiến của phía Campuchia, nhưng chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng lúc đó bút phê:

"Nếu có bàn thì bên họ cũng không đồng ý đâu". 

Trên cơ sở chỉ đạo này, các cơ quan tham mưu đã làm thủ tục trình để UBND tỉnh Gia Lai mở 5 lối cửa khẩu phụ, để từ đây các doanh nghiệp lấy gỗ từ Campuchia đưa về thông quan.

Một nguyên lãnh đạo tỉnh Gia Lai cho biết: thực chất số gỗ được đưa về từ bên kia biên giới là gỗ có nguồn gốc không rõ ràng. 

© Ảnh : L.T/ Tuổi TrẻXe chở gỗ được các doanh nghiệp đưa về tỉnh Gia Lai qua các cửa khẩu phụ
Xe chở gỗ được các doanh nghiệp đưa về tỉnh Gia Lai qua các cửa khẩu phụ - Sputnik Việt Nam
Xe chở gỗ được các doanh nghiệp đưa về tỉnh Gia Lai qua các cửa khẩu phụ

Từ năm 2014-2016, số gỗ được đưa về qua các lối mở này lên tới hàng trăm ngàn mét khối. Riêng trong năm 2016, có khoảng 300.000m3 gỗ được làm thủ tục thông quan. 

Tiền thuế Nhà nước thu lại chẳng được bao nhiêu, trong khi lợi ích mà các doanh nghiệp, các cá nhân hưởng là rất lớn.

Ngoài ra, theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương, ông Phạm Thế Dũng còn có "vi phạm trong chỉ đạo, quyết định giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá". 

Sau khi được thuê đất, doanh nghiệp làm các dự án dân cư, bất động sản và thu lợi số tiền khổng lồ, trong khi ngân sách nhà nước thu lại được chẳng bao nhiêu.

Trong một số vụ, trong khi doanh nghiệp chấp nhận thuê đất với mức giá mà các sở, ban ngành đề nghị, nhưng khi hồ sơ trình lên thì chủ tịch Phạm Thế Dũng bác bỏ, chấp nhận giá… thấp hơn.

Người thân thăng tiến lạ kỳ

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 17 - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ xử lý kỷ luật một số cán bộ cấp cao
Một vi phạm khác của ông Phạm Thế Dũng là "thiếu gương mẫu trong việc đề nghị bổ nhiệm một số người thân không đủ tiêu chuẩn, điều kiện".

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, ông Dũng có người em gái cùng cha khác mẹ là bà Trần Thị Lý. Bà Lý xuất thân từ lao động dân doanh, được tuyển dụng vào công tác tại Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai. 

Từ vị trí kế toán, bà Lý được cất nhắc và thăng tiến dần, được bổ nhiệm làm phó Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai.

Chồng bà Lý — ông Phạm Đức Mạnh — cũng có quá trình thăng tiến bất ngờ. Từ nhân viên lái xe, ông Mạnh được tuyển dụng, được bổ nhiệm làm cán bộ rồi lên lãnh đạo cấp đội. 

Mới đây, ông Mạnh được bổ nhiệm làm phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Gia Lai. 

Ngoài ra, con trai ruột ông Dũng là ông Phạm Trần Anh được bổ nhiệm làm chánh thanh tra Sở Nội vụ Gia Lai cũng gây nhiều bức xúc.

© Ảnh : Tuổi TrẻNgười thân thăng tiến lạ kỳ
Người thân thăng tiến lạ kỳ - Sputnik Việt Nam
Người thân thăng tiến lạ kỳ

Trả lời PV Tuổi Trẻ, ông Phạm Thế Dũng xác nhận đúng ông Anh là con trai ông; ông Mạnh là chồng bà Lý, bà Lý là em cùng cha khác mẹ với mình.

"Muốn xử sao thì xử"

* Việc mở cửa khẩu phụ cần phải thống nhất với địa phương phía bên kia biên giới, nhưng tỉnh Gia Lai lại không bàn. Ông giải thích như thế nào về việc này?

— Tỉnh có gửi văn bản, nhưng phía bạn trả lời họ không có thẩm quyền. Cho nên hai bên chỉ bàn và thống nhất với nhau bằng miệng để giúp các doanh nghiệp khai thác gỗ, chứ không quy thành văn bản.

Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
T.Ư đã kỷ luật nghiêm khắc, cấp dưới có sôi lên không, hay chỉ có Tổng Bí Thư kiên quyết?
Còn về tập thể thường vụ Gia Lai thì lúc đó quy định là không cần lấy ý kiến nên UBND tỉnh không báo cáo.

Vì tính chất sự việc như thế nên tôi đã có bút phê gửi để các cơ quan tham mưu thủ tục mở cửa khẩu phụ với nội dung "Nếu có bàn thì bên họ cũng không đồng ý đâu".

* Gỗ đưa về từ Campuchia được cho là gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp hoặc không rõ ràng. Tỉnh có giám sát việc này không?

— Không! Vì luật quy định nếu muốn nhập khẩu gỗ thì các doanh nghiệp hai bên chỉ cần ký hợp đồng với nhau, không cần thêm bất cứ một cái gì nữa.

* Ông có can thiệp, đề nghị bổ nhiệm một số người thân vào giữ các chức vụ quan trọng tại tỉnh không?

— Việc bổ nhiệm đều làm theo quy trình, tôi không có chỉ đạo hay can thiệp gì. Riêng chỗ chị Trần Thị Lý — hiện là phó Ban Dân tộc (em cùng cha khác mẹ của ông Dũng — PV) thì lúc hồ sơ trình lên có thiếu một tiêu chí.

Nhưng tôi cũng không biết việc này, sau đó hồ sơ qua và được thường vụ Tỉnh ủy thẩm định, đồng ý bổ nhiệm. Tôi cũng đã kỹ đến mức là tờ quyết định bổ nhiệm tôi không ký, mà giao cho cấp dưới ký.

* Vậy ông có ý kiến gì về việc Ủy ban Kiểm tra trung ương đề nghị xử lý kỷ luật mình?

— Tôi nghỉ hưu hai năm rồi, giờ họ muốn xử sao thì xử.

Nguồn: Tuổi Trẻ

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала