"Ngân sách có là nồi cơm Thạch Sanh cũng khó kham nổi bộ máy cồng kềnh"

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamLễ khai mạc Kỳ họp mùa thu của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Hà Nội
Lễ khai mạc Kỳ họp mùa thu của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
ĐB Nguyễn Minh Sơn (Tiền Giang) cho rằng ngân sách dù cho có trở thành nồi cơm Thạch Sanh cũng khó bao bọc nổi nền hành chính cồng kềnh như hiện nay.

Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì xây dựng báo cáo giám sát về cải cách bộ máy hành chính nhà nước. - Sputnik Việt Nam
Quốc hội Việt Nam: lợi ích cục bộ và tâm lý ngại va chạm trong bộ máy
Hôm nay 30-10, Quốc hội dành trọn ngày làm việc để thảo luận tại hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016.

Đại biểu (ĐB) Phùng Đức Tiến (Hà Nam) đánh giá chất lượng đội ngũ công chức hiện nay chưa đảm bảo tốt nhiệm vụ hành chính đặt ra:

"Cả nước có hơn 2 triệu công chức, viên chức đang làm việc; 8 triệu người hưởng lương chiếm 8,3% dân số; hàng năm ngân sách phải bỏ ra 20% chi thường xuyên dành cho quỹ lương. Với đội ngũ công chức lớn nhưng hiệu lực, hiệu quả thực hiện công việc chưa cao". 

ĐB Nguyễn Minh Sơn (Tiền Giang) cho biết, từ khi Đảng chủ trương cái gì nhà nước "ôm" không nổi thì nên để xã hội chung lo. Tuy nhiên sau hơn 40 năm đất nước thống nhất, hơn 30 năm đổi mới toàn diện nhưng "cái bánh" ngân sách dù cho có trở thành nồi cơm Thạch Sanh cũng khó bao bọc nổi nền hành chính cồng kềnh như hiện nay. 

Theo ĐB Sơn, đã đến lúc không thể ầu ơ, khoan nhượng với tinh giản bộ máy hành chính nhà nước, đồng thời muốn giảm chi từ ngân sách, tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính sự nghiệp rất cần sự chung sức, chung lòng của toàn dân.

Đại hội lần thứ XII của đảng Cộng sản Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Vì sao bộ máy Nhà nước Việt Nam cần phải cải tổ?
Đề cập tới việc thành lập một loạt tổ chức bộ máy mới từ Trung ương đến địa phương, ĐB Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng: "Rõ ràng với cách thức thành lập như vậy chúng ta không kiểm soát được một cách tổng thể bộ máy hành chính nhà nước đã là gián tiếp tăng bộ máy biên chế hành chính".

Bà Hoa dẫn chứng thêm về sự cồng kềnh nhiều tầng nấc trong nhiều Bộ đó là việc thành lập các phòng trong vụ chuyên môn:

"Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Bộ phổ biến theo mô hình truyền thống đó là trong một bộ có tổng cục, vụ. Trong tổng cục thì cũng có cục vụ. Trong cục vụ thì có phòng ban, chi cục. Báo cáo của Chính phủ thấy hiện nay chỉ có 2/22 vụ không có phòng trong vụ còn tất cả các vụ còn lại còn có phòng chiếm tới  63,3%… Việc thành lập phòng trong vụ gây tình trạng lãnh đạo nhiều hơn công chức".

Đề cập tới tinh giản biên chế, ĐB Hoa cho rằng kết quả đạt được còn khiêm tốn:

"Chúng ta mới giảm 3.000 người trong khi đó nhóm công chức làm ở khối đơn vị hành chính sự nghiệp nhằm cung cấp dịch vụ công đến nay đã lên 2,5 triệu người và tăng nhanh 2,8% so với năm 2010".

Quốc hội Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Điểm danh các Bộ "lạm phát" cấp phó của Việt Nam
Quan tâm tới tình trạng "loạn cấp phó" trong các cơ quan hành chính, ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho biết quy định của các Bộ là không quá 4 Thứ trưởng nhưng có Bộ vượt lên đến 9 Thứ trưởng. Việc làm này dẫn đến tình trạng "Trung ương làm được thì tỉnh làm được, tỉnh này làm được thì tỉnh kia làm được và tỉnh làm được thì xã phường làm được. Bộ làm được thì các sở ngành làm được và từ đó mà cấp phó tăng nhanh không chỉ trong các cơ quan nhà nước mà còn cả các cơ quan trong đảng và đoàn thể. 

"Nhiều phòng ban phần lớn là lãnh đạo, thậm chí không có nhân viên thế nhưng trong thời gian dài không có cơ quan nào bị nhắc nhở, phê bình. Chưa có quy định cụ thể nào ràng buộc, ví dụ có bao nhiêu biên chế thì có cấp phó, bao nhiêu biên chế thì có hai cấp phó; điều kiện như thế nào thì được thành lập vụ, viện; hoặc trong trường học, số lượng bao nhiêu học sinh thì mới được thành lập trường. Có tình trạng có xã 150 học sinh cũng thành lập trường, trong một xã nhỏ có tới 2-3 trường tiểu học rồi sinh ra nhiều hiệu trưởng, hiệu phó, kế toán…", ông Phương nói.

Nguồn: An Ninh Thủ Đô

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала