Tài sản khổng lồ ít biết của vợ chồng doanh nhân Trịnh Văn Bô

© Ảnh : ZingVợ chồng cụ Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ
Vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ, người hiến 5.147 lượng vàng cho cách mạng, được biết đến là người kinh doanh phát đạt và giàu có bậc nhất Hà thành những năm 1940

GS.,TS. Nguyễn Công Nghiệp, Thứ trưởng thường trực Bộ Tài chính thăm, chúc sức khỏe cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ tại nhà riêng, số 34 Hoàng Diệu, Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Bí thư Hà Nội nói về căn nhà 34 Hoàng Diệu của bà Hoàng Thị Minh Hồ
Tạo dựng được thành công như vậy bởi vợ chồng doanh nhân Trịnh Văn Bô, Hoàng Thị Minh Hồ nắm giữ những triết lý kinh doanh khiến nhiều người nể phục. Chữ Tín- bí quyết vàng trong kinh doanh.

Những năm 1940, vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô — Hoàng Thị Minh Hồ được xem là một trong những người kinh doanh phát đạt trong lĩnh vực tơ lụa. Hai cụ sở hữu nhà máy dệt và kinh doanh bất động sản. Hai cụ cũng được xem là có khối tài sản khổng lồ vào thời điểm đó.

Kinh doanh tơ lụa phát đạt

Cha của doanh nhân Trịnh Văn Bô là cụ Trịnh Văn Đường (nguyên quán tại xã Đồng Hoàng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây — nay thuộc huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội). Cụ Đường là chủ tiệm buôn Phúc Lợi có tiếng ở Hà Nội xưa và là một nhà nho thời đó. Do đó, từ nhỏ, doanh nhân Trịnh Văn Bô đã được thừa hưởng một nền giáo dục cẩn thận từ cha mẹ.

Theo lời kể của người thân, từ nhỏ, doanh nhân Trịnh Văn Bô đã chịu khó học hỏi để sớm nối nghiệp cha mẹ. Thậm chí, ông từng xin mẹ tiền, ra chợ buôn bán tơ gần nhà mua rồi xuống cuối chợ bán lại. Những đồng lãi đầu tiên dù ít ỏi nhưng đủ để nhen nhóm tham vọng kinh doanh của ông sau này.

Con đường kinh doanh của vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô, Hoàng Thị Minh Hồ bắt đầu từ năm 1932 — thời điểm sau khi kết hôn, họ được cha mẹ cho thừa kế thương hiệu vải Phúc Lợi ở số 7 Hàng Ngang với số vốn 30 ngàn đồng Đông Dương.

Nhờ tiếng tăm của gia đình, với tài kinh doanh thiên bẩm, doanh nhân Trịnh Văn Bô và vợ đã kế tục sự nghiệp của cha mẹ, từng bước tạo dựng và đưa thương hiệu Phúc Lợi phát triển vượt bậc.

Ông Trịnh Cần Chính, con trai thứ 6 của họ, cho biết: "Cha mẹ tôi rất coi trọng chữ tín trong kinh doanh. Đó là bí mật và cũng là bí quyết vàng trong mọi giao dịch làm ăn". Ông chia sẻ thêm: "Nhiều tối, ăn cơm xong, mẹ tôi vẫn cần mẫn thức tới khuya để kiểm duyệt các đơn hàng. Có nhiều đơn hàng phải giao cho khách vào ngày mai, bà không muốn xảy ra bất cứ sai sót nào".

Cũng theo ông Chính, nhiều thương gia nước ngoài sang Hà Nội đã nghe tiếng vải Phúc Lợi và về nước họ chia sẻ với bạn kinh doanh. Từ đó, uy tín của gia đình lan rộng ra các nước trong khu vực.

"Tôi từng nghe kể, cha tôi nhận được phiếu nhận hàng của bưu điện. Ông ra bưu nhận hàng mà không hề biết ai gửi cho mình. Lúc mở kiện hàng, cha mẹ tôi mới biết người gửi là thương gia ở nước ngoài.  "Gia đình chúng tôi chưa bao giờ gặp họ cũng chưa có bất cứ giao dịch làm ăn nào nhưng họ vẫn gửi vải cho Phúc Lợi bán vì nghe tiếng từ bạn bè", ông Chính kể.

Lễ tang cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ sẽ diễn ra ngày 14/11 theo nghi thức cấp cao. - Sputnik Việt Nam
Tổ chức tang lễ cấp cao người hiến hơn 5.000 lượng vàng cho Nhà nước
Con trai của thương gia Trịnh Văn Bô cũng chia sẻ thêm một câu chuyện khác. Có giai đoạn Cách mạng cần tiền, nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình ông. Vợ chồng thương gia họ Trịnh đồng ý giúp đỡ, tuy nhiên họ là nhà buôn, sở hữu nhiều hàng hóa trong kho nhưng tiền mặt lại không quá lớn. Ông bà đã nhờ thương lái Trung Quốc mua hàng là các kiện vải, sợi với giá gốc để lấy tiền mặt.

Uy tín của họ lớn đến nỗi nhà buôn Trung Quốc đồng ý mua hàng. Không cần xem xét số vải, họ chuyển tiền luôn cho ông Bô. Nguyên tắc buôn bán là "tiền trao cháo múc" nhưng sau khi chuyển tiền, lái buôn vì tin tưởng gia đình ông nên thông báo, kiện hàng hóa cứ để ở kho của gia đình cụ Bô. Họ chưa cần thiết nên chưa mang về. Nhờ uy tín, từ những hợp đồng trong nước ban đầu hai vợ chồng doanh nhân Trịnh Văn Bô còn mở rộng thị trường, đưa sản phẩm tơ lụa Việt Nam rong ruổi sang khắp các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Anh, Pháp, Ấn Độ…

Nhờ sự sắc sảo, linh hoạt, cụ Minh Hồ phụ trách phần giao dịch, cụ Trịnh Văn Bô học rộng biết nhiều tiếng (Anh, Pháp) làm thông ngôn (phiên dịch) cho vợ. Dù có điều kiện để ăn ngon mặc đẹp, hưởng thụ lối sống xa hoa của xã hội đương thời nhưng hai vợ chồng doanh nhân quan niệm:

"Buôn bán 10 đồng thì giữ lại 7 đồng, còn đâu giúp đỡ người nghèo và làm việc phúc đức. Khi cần nuôi nền độc lập thì cống hiến tất cả". Ông Chính chia sẻ: "Đây cũng là triết lý sống mà mẹ tôi thường xuyên nhắc nhở các con sau này".
Năm 1936, vợ chồng doanh nhân Trịnh Văn Bô ủng hộ 100 chiếc tiểu sành để thành phố di dời nghĩa trang.Năm 1937, nhà họ Trịnh đã ủng hộ 2 ngàn đồng Đông Dương cho hai huyện Đông Khê, Thất Khê (tỉnh Lạng Sơn) bị ném bom. Hai năm sau, ông bà Trịnh Văn Bô cũng bỏ 2 ngàn đồng Đông Dương mua gạo cứu tế cho người dân Hưng Yên bị lũ lụt.
Năm 1945, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gia đình doanh nhân Trịnh Văn Bô (Hà Nội) ủng hộ 5.147 lượng vàng giúp chính phủ mới giải quyết khó khăn tài chính sau cách mạng tháng 8.

Ngoài việc ủng hộ 5.147 lượng vàng cho Chính phủ, vợ chồng doanh nhân Trịnh Văn Bô còn là thành viên cốt cán trong Ban vận động "Tuần lễ vàng", khích lệ giới công thương và các tầng lớp nhân dân quyên góp được 20 triệu đồng Đông Dương và 370 kg vàng.

Gia đình nhà tư sản Trịnh Văn Bô sở hữu ngôi nhà tại 48 Hàng Ngang. Đến Cách mạng Tháng Tám 1945, vợ chồng cụ dành ngôi nhà 48 Hàng Ngang để cán bộ cách mạng làm việc.
Ngôi nhà 48 Hàng Ngang là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn độc lập, khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945. Sau đó gia đình doanh nhân cũng hiến căn nhà này cho Nhà nước để làm di tích cách mạng.

Nạn đói năm 1945, vợ chồng cụ Bô cũng kịp thời mang mang tiền đi cứu trợ người dân, mua 1.000 vé phát cháo, phát cho người đói, cứu sống nhiều người.

Ông Trịnh Cần Chính cho biết: "Mẹ tôi từng kể, mùa đông năm 1956 trời rét cắt da cắt thịt, bà đi sang Đình Bảng — Chợ Giàu, thấy mình mặc áo len ấm áp mà trẻ con chỉ có manh áo mỏng, trần truồng, môi tím tái vì rét. Bà quyết định về may áo mang đi phát cho các cháu bé".

Chỉ với 30 ngàn đồng Đông Dương ban đầu, vợ chồng doanh nhân họ Trịnh nhanh chóng thu hút được các đơn hàng do có chính sách hợp lý về giá cả. Trong quá trình làm ăn, họ không ngừng mở rộng sản xuất, giảm giá thành cho sản phẩm của mình. Cụ Minh Hồ cùng chồng mạnh dạn mua lại một dây chuyền dệt vải trị giá 20 vạn đồng Đông Dương và xây dựng nhà máy rộng 3 ha tại khu Đê La Thành cùng với 120 công nhân.

Nhà máy dệt đã sản xuất ra nhiều loại vải thành phẩm đẹp, bán ra thị trường với mức giá hợp lý. Kho lụa chất cao như núi, gia nhân lúc nào cũng nườm nượp để phục vụ cho gia đình và công việc buôn bán lụa. Kế nghiệp một gia đình tiếng tăm, cụ Minh Hồ đã lao động không một ngày ngưng nghỉ và giúp chồng đưa sản nghiệp của gia đình lên đến một đỉnh cao hiếm có.

Ông Chính kể: "Bố mẹ tôi lao động rất vất vả. Sau một ngày mệt nhọc, xong bữa cơm người ta được nghỉ ngơi thì bố mẹ tôi vẫn mải miết lo các đơn hàng. Những ngày lễ Tết, người ta thảnh thơi nhưng một tháng Tết nhà tôi có tới 30 người làm cả đêm lẫn ngày.Theo ông Chính, thời đó, nhiều gia đình giàu có cư xử với gia nhân rất khắt khe nhưng vợ chồng doanh nhân Trịnh Văn Bô chưa bao giờ to tiếng quở trách gia nhân một lời.

Gia đình nào khó khăn, cuối năm ngoài tiền lương, vợ chồng doanh nhân Trịnh Văn Bô còn thưởng thêm tiền để họ về ăn Tết với gia đình. Gia đình của gia nhân có việc cưới, việc tang…, cũng đều được cụ Minh Hồ giúp đỡ tận tình.

Có người học việc ở tiệm vải Phúc Lợi sau khi tay nghề vững, cụ Minh Hồ cũng tạo điều kiện, cho vốn để đứng ra làm ăn riêng. Đã có rất nhiều nhà buôn thành danh nhờ sự đào tạo từ gia đình họ Trịnh.

Theo: VietnamNet, Zing

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала