Cơ chế đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh: Con dao hai lưỡi

© Sputnik / Alexander Vilf / Chuyển đến kho ảnhThành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Không loại trừ khả năng cơ chế đặc thù dành cho TP Hồ Chí Minh có thể là con dao hai lưỡi vì những vấn đề như tăng thuế, tăng thu phí, vay vốn...

Đó là nhận định của TS Nguyễn Hữu Nguyên, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam liên quan đến những cơ chế đặc thù dành cho TP.HCM.

PV: — Ngày 14/11, sau khi Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, hầu hết các ĐBQH đều ủng hộ phải có cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP.HCM như tờ trình Chính phủ đã nêu. Tuy nhiên, dự thảo nghị quyết vẫn gây một số băn khoăn, đặc biệt là vấn đề liên quan đến quản lý tài chính-ngân sách nhà nước.

Theo dự thảo, ngân sách TP.HCM sẽ dồi dào hơn nhờ cơ chế tự chủ về tài chính thông qua chính sách thuế, về mức thu các loại lệ phí, tỷ lệ giữ lại tiền bán tài sản nhà nước gắn với đất, về thoái vốn và vay nợ.

Nguyễn Thị Kim Ngân - Sputnik Việt Nam
"Cơ chế đặc thù cho TP.HCM cũng là cho cả nước"
Một số ý kiến cho rằng, dự thảo vẫn chưa làm rõ nguồn vốn của TP.HCM tăng thêm được bao nhiêu nhờ cơ chế đặc thù và TP.HCM sẽ sử dụng nguồn vốn đó vào việc gì. Ông có đồng tình với quan điểm này và vì sao?

TS Nguyễn Hữu Nguyên: — Trước hết, cần hiểu rõ hơn về cơ chế đặc thù. Như Chủ tịch Quốc hội đã nói "cơ chế đặc thù cho TP.HCM cũng là cho cả nước", tức là không chỉ riêng TP.HCM được làm mà các địa phương khác cũng có thể làm nếu có nhu cầu và điều kiện. Như vậy nên hiểu đó là cơ chế phù hợp với hoàn cảnh đặc thù.

Trước đây, TP.HCM đã từng đề nghị tăng gấp đôi ngân sách được giữ lại nhưng Chính phủ đã giảm từ 23% xuống còn 18%. Điều đó chứng tỏ cơ chế đặc thù về tài chính không phải là cấp thêm tiền nhiều hơn mà là tự chủ về cơ chế tạo ra và quản lý tài chính".

Sau đó, lãnh đạo TP cũng đã nói rõ "không xin tiền mà cần cơ chế". Theo dự thảo này thì TP sẽ tăng thu nhờ được tự chủ về chính sách thuế, về mức thu các loại lệ phí, về tỷ lệ giữ lại tiền bán tài sản nhà nước gắn với đất, về thoái vốn, và vay nợ… Nếu dự thảo quy định rõ TP được cấp bao nhiêu tiền, dùng vào việc gì cụ thể… thì đâu còn gọi là cơ chế tự chủ?

Nhưng điều đáng quan tâm hơn là không loại trừ khả năng cơ chế đặc thù có thể là con dao hai lưỡi vì những vấn đề như tăng thuế, tăng thu phí, vay vốn… sẽ có thêm tiền nhưng không loại trừ khả năng sự tăng thu ấy có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân.

Tp. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
TP Hồ Chí Minh được hưởng hàng loạt cơ chế đặc biệt
Vì thuế là công cụ điều tiết sản xuất nên nếu tăng đến mức nào đó sẽ kìm hãm sản xuất, và nhất là về quản lý, nếu không kiểm soát được tình trạng đội vốn các dự án như đã và đang xảy ra và không khống chế được sự lũng đoạn của các nhóm lợi ích… thì cơ chế đặc thù không phát huy được tác dụng cao và TP sẽ phải chịu trách nhiệm với nhân dân và chính phủ về hiệu quả của việc thực hiện cơ chế ấy.  

PV- Với việc ngân sách TP.HCM thêm dồi dào nhờ những cơ chế đặc thù, ông có tin rằng điều này sẽ tạo sức bật cho TP.HCM, để xứng đáng là đầu tàu kinh tế của cả nước và bù lấp được khoảng cách với các TP khác trong khu vực? Để làm được như vậy, điều quan trọng nhất TP.HCM cần làm là gì, thưa ông?

TS Nguyễn Hữu Nguyên: — Theo lý thuyết kinh tế, tăng vốn đầu tư là yếu tố quan trọng nhất để tăng trưởng nhưng có tạo thành sức bật hay không thì không chỉ do vốn quyết định mà tùy thuộc nhiều hơn vào chiến lược phát triển có đúng hướng hay không và năng lực, trách nhiệm quản lý.

Do đó sau khi vận hành cơ chế đặc thù mới kiểm nghiệm được bằng kết quả tăng trưởng. Vì vậy chưa có cơ sở thực tiễn để nói tin hay không nhưng đó là mong muốn và đòi hỏi của tất cả người dân TP. Phải là cơ quan lãnh đạo mới nắm được toàn bộ tình hình và thực trạng kinh tế, xã hội TP để biết cần phải làm gì  nhưng làm như thế nào và làm được đến đâu còn tùy thuộc vào trách nhiệm, năng lực quản lý và quyết tâm chống lợi ích nhóm dưới nhiều hình thức…

PV: — Cá nhân ông trước đây đã đề cập đến một bài toán, đó là: ưu tiên cho TP.HCM đến mức nào thì có thể tạo ra sự mất cân đối ảnh hưởng đến đà tăng trưởng chung của cả nước? Phần lợi ích mà số vốn ưu tiên cho TP.HCM tạo ra có thể bù đắp được thiệt hại do sự chênh lệch về phát triển giữa các vùng hay không?

Theo ông, làm thế nào để giải được bài toán này và để giải được cần làm thế nào?

TS Nguyễn Hữu Nguyên: - Nếu ưu tiên cho TP.HCM chỉ là cấp thêm nhiều vốn hơn như đề xuất trước đây của TP thì sẽ tạo ra sự mất cân đối về phát triển của cả nước vì nhưng nơi rất khó khăn sẽ càng lạc hậu hơn do thiếu vốn đầu tư và sẽ trở thành gánh nặng cho cả nước. Nhưng nếu ưu tiên về cơ chế tự chủ được gắn chặt với trách nhiệm đầu tầu để kéo được cả đoàn tàu chạy nhanh hơn chứ không phải tăng tốc độ riêng cho đầu tàu.

Có lẽ quan niệm TP.HCM  như đầu tầu là chưa chính xác vì dễ dẫn đến cách hiểu đơn giản là: chỉ cần làm cho đầu tầu thật mạnh thì sẽ kéo được tất cả các toa chạy nhanh hơn như đoàn tầu hỏa.

Tp. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Quy hoạch đô thị TP Hồ Chí Minh: Nhiều thách thức
Nhưng sự phát triển của đất nước không giống như vậy mà giống như một đoàn người trên đường chạy maratong, nhóm chạy sau hoàn toàn có thể bứt phá để vượt lên dẫn đầu. Nói cách khác, các địa phương không kết nối với nhau bằng những khớp cứng như đoàn tàu hỏa. Do đó nên coi TP.HCM như người dẫn đầu, tạo cơ hội hợp tác, đầu tư và cảm hứng bứt phá cho các địa phương khác chứ không phải là "viện trợ không hoàn lại" cho các tỉnh nghèo.

Trên thực tế, không phải lĩnh vực nào TP.HCM cũng là đầu tầu như: năng lực cạnh tranh, cải cách hành chính, bảo vệ môi trường, ngập úng, giao thông đô thị…, các TP khác đang vượt lên.

Tóm lại không nên đầu tư theo kiểu bình quân, chia đều nhưng nếu dồn quá nhiều vào đầu tầu có thể triệt tiêu năng lực vượt lên của những địa phương có thể bứt phá đang ở tốp sau.

Làm thế nào để đầu tư đúng chỗ có thể bứt phá để cả đoàn người tiến nhanh hơnthay vì chỉ căn cứ vào người dẫn đầu? Điều đó tùy thuộc vào trách nhiệm và năng lực của chính phủ và các cơ quan chức năng… Cá nhân các nhà nghiên cứu không có quyền hạn thu thập thông tin quốc gia nên không có cơ sở để vạch ra các giải pháp bằng cách soạn thảo các chính sách.

Nguồn: Báo Đất Việt

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала