Trục trặc giữa gia đình ông Trịnh Văn Bô và giới chức trách HN thành lớn chuyện, không hay

© Ảnh : Thắng QuangĐại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai). Ảnh: Thắng Quang.
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai). Ảnh: Thắng Quang. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đại biểu QH Dương Trung Quốc khi trao đổi với báo chí về việc hoãn đặt tên đường, phố Trịnh Văn Bô, nhà tư sản đã hiến hơn 5.000 lượng vàng ủng hộ cách mạng, đã cho rằng trục trặc giữa gia đình và cơ quan chức năng Hà Nội giờ thành lớn chuyện, không hay.

Vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ - Sputnik Việt Nam
"Con phố mới không xứng đáng được đặt tên Trịnh Văn Bô"
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 24-11 về việc hoãn đặt tên đường, phố Trịnh Văn Bô, nhà tư sản đã hiến hơn 5.000 lượng vàng ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam, đại biểu (ĐB) Dương Trung Quốc nêu quan điểm trường hợp của cụ Trịnh Văn Bô là rất tiêu biểu. Chúng ta quan tâm đến nhiều đối tượng để đặt tên đường phố như anh hùng trong chiến tranh, các nhà hoạt động chính trị cách mạng, còn lớp người như cụ Trịnh Văn Bô là rất hiếm, chỉ một vài nơi có thôi. Do đó, nên ưu tiên.

Bản thân từng có nhiều năm làm trong Hội đồng xét duyệt tên đường phố của Hà Nội, ĐB Dương Trung Quốc cho biết có một số nguyên tắc khi thực hiện việc này, như người được xét đặt tên phải mất bao nhiêu lâu mới được công nhận. Trên cơ sở danh sách nhân vật, phải tìm đường phố thích hợp nhất để đặt tên. Thông thường là đáp ứng các nội dung đường, phố đó phải nằm ở khu vực gần gũi với quê hương, địa bàn hoạt động, quy mô, vị trí con đường…

Trong việc xét đặt tên đường phố, về thủ tục không nhất thiết phải có thỏa thuận với gia đình, nhưng cũng cần tham khảo ý kiến. Về việc gia đình chưa thống nhất với Sở Văn hoá — Thể thao TP Hà Nội về kế hoạch đặt tên đường Trịnh Văn Bô tại quận Cầu Giấy vì đường được chọn quá ngắn, không tương xứng với công lao của nhà tư sản, ĐB Dương Trung Quốc cho rằng gia đình cũng nên nhìn nhận việc đạt được sự tương xứng giữa con đường, phố với công lao của cụ Trịnh Văn Bô là rất khó.

"Bởi quỹ đất không chủ động được hoặc quy mô, vị trí trung tâm cũng rất khó. Do đó, nếu có sự thương thảo giữa cơ quan chức năng và gia đình để chia sẻ tất cả những khó khăn, tìm được tối ưu trong khả năng có thể thì sẽ không có trục trặc. Còn khi để xảy ra trục trặc như với trường hợp của cụ sẽ để lại những hiệu ứng xã hội rất đáng buồn"- ông Quốc nói.

Lễ tang cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ sẽ diễn ra ngày 14/11 theo nghi thức cấp cao. - Sputnik Việt Nam
Tổ chức tang lễ cấp cao người hiến hơn 5.000 lượng vàng cho Nhà nước
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, việc đánh giá đường chọn đạt tên nói ngắn, dài, chưa tương xứng rất khó bình luận.

"Việc này thực sự tôi rất khó nói, bởi gia đình có những tâm cảm riêng, nhưng lẽ ra nếu có sự bàn thảo trước thì sẽ không xảy ra. Còn nếu chưa tìm được con đường phù hợp thì nên trao đổi với gia đình tạm gác lại, chờ con đường phù hợp hơn. Khi đó, gia đình sẽ nhìn nhận thực tế hơn còn để như bây giờ thì thành chuyện lớn, không hay"- ông Quốc thận trọng.

Về việc Hà Nội đã nhiều lần hoãn đặt tên đường Trịnh Văn Bô, ĐB Dương Trung Quốc nhấn mạnh cho rằng đây là vấn đề của xã hội nên thành phố cũng cần có chủ kiến riêng và tham khảo ý kiến của gia đình. Tuy nhiên, việc tham khảo không có nghĩa gia đình đòi hỏi cái gì cũng đáp ứng cả mà phải rất thực tế". Theo ông Quốc, nên đặt tên đường "Ông Bà Trịnh Văn Bô" để ghi nhận công lao của cả cụ ông và cụ bà, không nhất thiết phải đặt tên 2 con đường. Như thế ghi nhận cả công lao của cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ và phù hợp với truyền thống dân tộc là "của chồng công vợ".

Nguồn: NLĐ

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала