Ông Đinh La Thăng có thể đối mặt với mức án khoảng 20 năm tù?

© Ảnh : Hoàng Hà/ZingÔng Đinh La Thăng
Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sáng nay (8/1), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Đinh La Thăng cùng đồng phạm.

Sáng ngày hôm nay (8/1/2018), TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Đinh La Thăng — nguyên Chủ tịch HĐTV PVN cùng các đồng phạm trong vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Trong số 22 bị cáo đưa ra xét xử tại phiên tòa hôm nay, thì có 12 bị cáo bị VKSND Tối cao truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng"; 8 bị cáo bị truy tố về tội "Tham ô tài sản" và 2 bị cáo bị truy tố về cả 2 tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Tham ô tài sản".

© Ảnh : kienthucTòa án nhân dân TP Hà Nội.
Tòa án nhân dân TP Hà Nội.  - Sputnik Việt Nam
Tòa án nhân dân TP Hà Nội.

Các cơ quan tố tụng cho rằng, trong vụ án này, bị cáo Đinh La Thăng có vai trò chính. Đặc biệt, trong cáo trạng mà VKSND Tối cao truy tố nêu rõ, quá trình thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 (NMNĐ Thái Bình 2), bị cáo Đinh La Thăng có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVN thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PV Power ký Hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định.

Bị cáo Đinh La Thăng chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án căn cứ hợp đồng này tạm ứng 6.6 triệu USD và 1.312 tỷ đồng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh — nguyên Chủ tịch HĐQT — TGĐ PVC và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích, không đưa vào dự án NMNĐ Thái Bình 2, gây thiệt hại cho nhà nước số tiền hơn 119.8 tỷ đồng.

© REUTERS / KhamÔng Đinh La Thăng
Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Ông Đinh La Thăng

Phiên tòa dự kiến diễn ra trong các ngày từ 8-21/1/2018. Hội đồng xét xử gồm 5 người, do Thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân làm chủ tọa phiên tòa.

© AP Photo / DPATrịnh Xuân Thanh
Trịnh Xuân Thanh - Sputnik Việt Nam
Trịnh Xuân Thanh

Ba kiểm sát viên gồm: Đào Thịnh Cường (Phó Viện trưởng VKSND TP Hà Nội), Nguyễn Minh Đồng (KSV cao cấp), Nguyễn Mạnh Thường (KSV cao cấp) thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự tại phiên tòa. Ngoài ra, VKSND TP Hà Nội còn bố trí 2 kiểm sát viên dự khuyết tham gia phiên tòa.

Ngay trong sáng 8/1, trước giờ xét xử các bị cáo, trao đổi với PV Kiến Thức xoay quanh vụ án này, luật sư Trương Quốc Hòe (Trưởng Văn phòng luật sư Interla, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng: "Phiên tòa hôm nay nếu căn cứ vào cáo trạng truy tố để xét xử ông Đinh La Thăng là chưa đầy đủ, chưa đánh giá một cách khách quan. Hành vi "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" của ông Thăng không rõ ràng. Nếu nói rằng chủ đầu tư dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 thì đáng nhẽ ra phải là Bộ Công thương chứ không phải PVN, mà ở đây PVN được Bộ Công thương giao nhiệm vụ, ông Thăng chỉ là người ở giữa".

Luật sư Hòe phân tích: "Có rất nhiều tình tiết giảm nhẹ tội danh cho ông Thăng, ví dụ: Thời điểm ông Thăng còn làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải là chủ đầu tư của rất nhiều dự án liên quan đến hạ tầng, chẳng hạn như Dự án đường vành đai 3 trên cao (Hà Nội), ông Thăng duyệt và đã cắt giảm được gần 1 nghìn tỷ đồng. Cũng chính dự án này đã bổ sung cho TP Hà Nội triển khai xây dựng thành công hầm chui Nguyễn Trãi, Trần Duy Hưng hiện nay người Hà Nội đang được hưởng, đây là công trạng lớn.

Ngoài ra ông Thăng còn có công trong việc tạo nên nhiều tuyến đường cao tốc BT và BOT. Tuy nhiên hình thức lựa chọn nhà thầu BT hoặc BOT chưa phù hợp với thực tế. Đến nay điều chỉnh luật mới có. Nếu theo cáo trạng truy tố thì ông Thăng có thể đối mặt với mức án khoảng 20 năm tù giam.

Nguồn: kienthuc

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала