Hóa giải 'gút mắc' việc từ chức của ông Hải thế nào?

© Ảnh : Tùng Tin/ZingĐoàn Ngọc Hải
Đoàn Ngọc Hải - Sputnik Việt Nam
Đăng ký

Sau khi có thông tin chỉ đạo của Thành ủy TP.HCM phải làm rõ những gút mắc trong đơn từ chức của ông Đoàn Ngọc Hải (Phó chủ tịch quận 1), ông Trần Quốc Thuận — nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã có những lý giải xung quanh câu chuyện này.

Đoàn Ngọc Hải - Sputnik Việt Nam
Ông Đoàn Ngọc Hải: Tôi thức trắng mấy đêm trước khi xin từ chức

Trước tiên, vị chuyên gia đánh giá, tố chất con người ông Đoàn Ngọc Hải là năng nổ, nhiệt huyết, có trách nhiệm. Đây là yếu tố cần có ở một cán bộ, công chức nhà nước. Nhưng, trong "cuộc chiến giành lại vỉa hè" tại địa bàn Quận 1, ông Hải đã bị thất bại. Bản thân ông đã phải viết đơn xin từ chức. Việc này buộc chúng ta phải nhìn nhận, đánh giá lại vụ việc một cách toàn diện từ phương thức, cách thức cho tới yếu tố con người khi thực hiện.

Ông cho rằng, chủ trương dọn dẹp lòng lề đường là chủ trương đúng đắn, phải kiên quyết thực hiện. Tuy nhiên, phải có giải pháp đồng bộ, thực hiện theo lộ trình từng bước.

"Tôi lấy ví dụ như Singgapore, trong cuộc chiến giành lại vỉa hè của mình họ cũng phải mất tới 30 năm mới thành công. Tức là, giải pháp của họ đã được nghiên cứu rất kỹ, đã giải quyết được tận gốc rễ, căn nguyên sâu xa của việc lấn chiếm lòng lề đường.

Ở Việt Nam cũng vậy, lòng lề đường chính là cuộc sống, là nơi kiếm miếng cơm, kiếm sống của hàng trăm, hàng triệu người. Do đó, cách làm thế nào cũng phải tính tới yếu tố này. Dẹp được vỉa hè nhưng cũng còn phải đảm bảo được đời sống cho người dân nữa.

Ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn UBND TP.HCM - Sputnik Việt Nam
Người phát ngôn UBND TP.HCM lên tiếng về việc ông Đoàn Ngọc Hải xin từ chức
Vừa qua, tính quyết liệt trong quá trình thực hiện là có, xong dường như giải pháp đưa ra lại chưa thích hợp, có vẻ hơi nóng vội, chưa mang tính căn cơ. Vì vậy, ông Hải đã gặp phải phản ứng của người dân, hoặc người dân thực hiện kiểu chống đối có mặt thì làm, không có lại lấn.

Thậm chí, có lúc ông bị biến thành "ngôi sao cô đơn". Ngay từ khâu phân cấp kiểu "việc dẹp vỉa hè là quyền của phường, nếu phường làm không được mới đưa lên quận, khi đó ông Hải mới cần phải ra tay. Đây chính là một cách thức nhằm điều chỉnh quyền lực của ông Hải trong công cuộc dẹp vỉa hè tại quận 1.

Thực tế là không có phường nào thừa nhận họ không dẹp được vỉa hè cả, bởi bản thân cán bộ phường cũng chưa chắc đã muốn dẹp vỉa hè. Vỉa hè là gánh cơm nuôi sống hàng trăm, triệu hộ dân nhưng cũng được xem là địa chỉ làm đầy túi cho một vài cán bộ phường tha hóa, biến chất. Vì vậy, ông Hải rất khó nhận được sự đồng thuận.

Như vậy, trong cuộc chiến này ông Hải đã chưa có được một giải pháp căn cơ, chặt chẽ nên chưa mang lại hiệu quả. Việc ông Hải từ chức cũng là rất dễ hiểu. Ông từ chức vì một mình ông không thể làm nên chuyện. Ông từ chức vì bản thân ông dù có quyết tâm cao nhưng muốn làm cũng không dễ", ông Thuận nói.

Ông Đoàn Ngọc Hải (áo trắng đứng giữa) trong một lần xuống đường dẹp vỉa hè - Sputnik Việt Nam
Ông Đoàn Ngọc Hải bất ngờ xin từ chức vì "không thực hiện được lời hứa trước nhân dân"
Theo vị chuyên gia, nếu muốn chủ trương dẹp vỉa hè mang lại kết quả tốt nhất, trước hết phải có sự vào cuộc của cả một tập thể, phải nhận được sự đồng thuận từ phía người dân. Để làm được việc đó, bản thân phía chính quyền địa phương cũng phải vào cuộc, phải thực hiện những cuộc khảo sát, điều tra, đánh giá toàn diện những tác động về mặt xã hội cũng như những tác động về mặt kinh tế. Sau khi thực hiện khảo sát, đánh giá lúc đó mới đưa ra phương pháp, lộ trình, giải pháp cụ thể. Phương pháp thực hiện phải đảm bảo thực hiện từng bước, vừa thực hiện vừa giải quyết những khó khăn, đồng thời vừa kéo người dân cùng tham gia vào chiến dịch dẹp vỉa hè.

"Tôi lấy ví dụ, muốn dẹp bãi xe thì phải trả lời được cho họ là sẽ để xe ở đâu? Đất chật người đông, nhà cao tầng mọc san sát, bãi đỗ xe không có mà nay bảo họ dẹp bãi đỗ xe đi là chưa ổn.

Hay muốn không cho bán hàng trên vỉa hè thì phải nghĩ giúp họ kế sinh tồn thế nào, kiếm nguồn thu từ đâu? Ví dụ, một gia đình đã sinh sống cả mấy chục năm, thậm chí cả trăm năm trên vỉa hè. Vỉa hè nuôi sống gia đình, con cái họ mà nay bảo họ không được bán hàng nữa thì họ sẽ sống thế nào?" — vị chuyên gia cho biết.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, vụ việc cũng cho phép chúng tư được nhìn nhận ở góc độ tích cực hơn, đó là niềm tin của dư luận, xã hội đối với những lời hứa của các cán bộ, lãnh đạo sẽ được thực hiện. Dù ông Hải không thực hiện được lời hứa phải giành lại vỉa hè cho người đi bộ nhưng ông đã thể hiện rất rõ ràng trách nhiệm của mình với lời hứa đó và khi ông không thực hiện được thì xin từ chức. Việc từ chức vốn dĩ rất hiếm thấy ở Việt Nam, nhất là từ chức vì "không thực hiện được lời hứa trước nhân dân" thì lại càng chưa thấy tiền lệ bao giờ.  

"Đây là thông điệp mà xã hội và người dân cần. Đó là lời hứa, là trách nhiệm thực hiện lời hứa của một cán bộ, lãnh đạo với nhân dân khi "không làm được việc thì phải từ chức". Trách nhiệm này không chỉ riêng với lĩnh vực dọn dẹp vỉa hè mà còn cần phải được thực hiện ở tất cả mọi lĩnh vực, với tất cả những ai đã hứa khi đảm nhiệm chức vụ, cương vị của mình tại lĩnh vực đó", ông Thuận nói.

Nguồn: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала