Hai chuyến thăm lịch sử làm "tan băng" quan hệ Việt - Mỹ

© REUTERS / Kevin LamarqueĐại tướng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis
Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong lịch sử quan hệ Việt - Mỹ, có hai chuyến thăm góp phần xóa bỏ nghi ngờ và tạo chuyển biến tích cực cho quan hệ giữa hai quân đội từng là cựu thù của nhau.

Những năm đầu sau bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1995, quan hệ quốc phòng Việt Nam — Mỹ tiến triển chậm do vẫn còn nghi kỵ lẫn nhau. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa quân đội hai nước cựu thù chỉ trở nên nồng ấm hơn sau chuyến thăm lẫn nhau của hai bộ trưởng quốc phòng.

USS Carl Vinson - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia Nga: Trung Quốc sẽ phản ứng trước chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay Mỹ

Vượt qua nghi kỵ

Quỹ Heritage, một viện nghiên cứu chính sách ở Washington, công bố một báo cáo về quan hệ quốc phòng hai nước Việt — Mỹ, cho biết năm 1997, sau khi bình thường hóa quan hệ, quan hệ quốc phòng hai bên tập trung ở ba lĩnh vực chính, bao gồm: các hội nghị và hội thảo đa phương do Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) tổ chức, các hoạt động trao đổi đoàn quân sự, và hợp tác song phương trong một số lĩnh vực như tìm kiếm cứu nạn, quân y, an ninh môi trường, rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. 

Giai đoạn này, hai bên chủ yếu tìm hiểu lẫn nhau, tìm kiếm một ngôn ngữ chung và làm quen với những khác biệt.

Sau chuyến thăm Lầu Năm Góc của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trần Hanh năm 1998, hai bên đồng ý sắp xếp chuyến thăm cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Cohen đến Hà Nội và TP.HCM vào tháng 3-2000.

Donald Trump và Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc và Mỹ rất hiểu Việt Nam: Xem hành động chứ đừng nghe những gì Trump - Tập nói!
Ông Lê Văn Bàng, nguyên thứ trưởng ngoại giao và đại sứ Việt Nam tại Mỹ đầu tiên sau bình thường hóa, cho biết:

"Chuyến thăm của ông Cohen diễn ra trước khi Tổng thống Bill Clinton thăm Việt Nam vào tháng 11-2000. Cohen là bộ trưởng quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam đầu tiên sau chiến tranh. Về mặt quốc phòng, quan hệ hai nước thời điểm đó chưa phát triển nhiều lắm, chuyến thăm đã đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới".

Ông Lê Bàng kể việc sắp xếp chuyến thăm của ông Cohen là một cố gắng lớn của Việt Nam và cho biết thêm rằng chuyến thăm là một bước đi đột phá về quan hệ quân sự giữa hai nước, do trước đó hai bên còn nghi kỵ nhau bởi các vấn đề về quá khứ nên chưa muốn tăng mạnh về quan hệ quân sự.

Tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson vào cảng Đà Nẵng, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Có gì đáng ngạc nhiên gắn với chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ đến hải cảng Việt Nam?
Trả lời phỏng vấn báo chí sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Cohen nói suốt hai ngày ở Hà Nội, ông không thấy nói đến quá khứ và cái nhìn của giới lãnh đạo Việt Nam đối với Mỹ đã có vẻ tích cực hơn trước. 

"Phía Mỹ cũng rất thận trọng. Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Cohen, khi Việt Nam đề nghị họ cung cấp vũ khí kỹ thuật cao, vũ khí lưỡng dụng, họ không đồng ý" — ông Bàng nói.

Ông Cohen cho rằng quan hệ quân sự giữa Việt Nam — Mỹ đang phát triển với nhịp độ thích hợp. Ông đánh giá cao sự hợp tác của Việt Nam trong vấn đề Tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA). 

Ông Cohen cho rằng việc tăng cường các chuyến thăm giữa các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ giúp hai nước tăng cường hiểu biết và tin tưởng nhau hơn. 

Ông chủ Lầu Năm Góc cũng bày tỏ hi vọng trong tương lai không xa, chiến hạm Mỹ có thể cập bến viếng thăm các quân cảng Việt Nam.

Tàu sân bay Mỹ đến Đà Nẵng

Авианосец USS Carl Vinson в порту Дананг, Вьетнам - Sputnik Việt Nam
Đây là sự hiện diện quân sự lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam kể từ sau năm 1975?
Sáng nay, đoàn tàu hải quân Mỹ gồm tàu sân bay USS Carl Vinson, tàu tuần dương USS Lake Champlain và tàu khu trục USS Wayne E. Meyer có mặt ở vùng biển Đà Nẵng, cách cảng Tiên Sa khoảng 300m, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị TP Đà Nẵng từ ngày 5 đến 9-3.

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1975, một tàu sân bay Mỹ ghé thăm Việt Nam. Theo lịch trình dự kiến, chiều 5-3 diễn ra lễ đón tàu chính thức và họp báo về chuyến thăm tại cảng Tiên Sa.

Chiến hạm đầu tiên đến Việt Nam

Ba năm sau chuyến thăm Việt Nam của ông William Cohen, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà thăm Lầu Năm Góc ở Washington theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng kế nhiệm Donald Rumsfeld.

"Sau chiến tranh, đây là lần đầu tiên một bộ trưởng quốc phòng Việt Nam qua thăm Mỹ, đánh dấu quan hệ bình thường giữa hai quân đội, bắt đầu có giao lưu quân đội, các chuyến thăm hữu nghị của tàu quân sự" — đại sứ Việt Nam tại Mỹ nhiệm kỳ 2001-2007 Nguyễn Tâm Chiến, người từng tháp tùng đại tướng Phạm Văn Trà thăm Lầu Năm Góc năm 2003, kể với Tuổi Trẻ.

Ông Chiến cho biết những chuyến đi như thế là để phía Mỹ thăm dò Việt Nam, nhìn nhận quan hệ của Việt Nam với các nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ. Chuyến thăm của Bộ trưởng Phạm Văn Trà cũng đã thúc đẩy nhu cầu hiểu biết, lắng nghe nhau.

Kể về hậu trường chuyến thăm, đại tướng Phạm Văn Trà cho biết sau khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ, Mỹ mời Việt Nam sang thăm. 

Tàu sân bay Mỹ Carl Vinson - Sputnik Việt Nam
“Ngoại giao tàu sân bay”: Xu hướng hợp tác quốc phòng mới giữa Việt Nam và Mỹ?
Lúc đầu Bộ Chính trị thống nhất để Thủ tướng Chính phủ đi thăm trước còn bộ trưởng Bộ Quốc phòng sang thăm sau. Tuy nhiên do Mỹ mời bộ trưởng Bộ Quốc phòng trước nên Bộ Chính trị quyết định để ông đi.

Một tuần sau chuyến thăm của đại tướng Phạm Văn Trà, trưa 18-11-2003, tàu khu trục USS Vandegrift FFG-48 của Mỹ đã vào cảng Sài Gòn mở đầu chuyến thăm bốn ngày tại Việt Nam. 

Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tàu hải quân Mỹ tới Việt Nam từ gần 30 năm qua, được đánh giá là biểu tượng "phá băng" quan hệ hai nước.

Niềm tin bồi đắp từng bước

Sau chuyến thăm của tướng Trà, năm 2005, Hà Nội ký với Mỹ một thỏa thuận đào tạo quân sự quốc tế (IMET) và buôn bán vũ khí phi sát thương. Năm 2006, Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld thăm Việt Nam.

Năm 2007, Tổng thống George W. Bush dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận bán các loại trang thiết bị quốc phòng phi sát thương và dịch vụ quốc phòng cho Việt Nam.

Tháng 6-2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Washington. Hai nước thống nhất tổ chức các cuộc đối thoại an ninh — chiến lược cấp thứ trưởng. Đối thoại đầu tiên được tổ chức vào tháng 10-2008 tại Washington.

Tháng 12-2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thăm Việt Nam, thông báo Mỹ cung cấp 18 triệu USD hỗ trợ cho Việt Nam, bắt đầu bằng việc huấn luyện nhân lực và cung cấp 5 tàu tuần tra cao tốc cho Việt Nam.

Tháng 10-2014, Mỹ thông báo dỡ bỏ cấm vận vũ khí một phần với Việt Nam. Tháng 5-2016, Tổng thống Obama thông báo chính thức gỡ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

Nguồn: Tuổi Trẻ

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала