Ký ức sinh tử: Nếu không có "các bác Nga"...

© Ảnh : Nikita Prokhorov/Water transporttàu Liên Xô "Michurin"
tàu Liên Xô Michurin - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
25-12-1988 là ngày mà Đại tá Nguyễn Kiều Kinh, Trưởng phòng Chính sách Quân chủng Hải quân coi như "ngày sinh thứ hai"của đời mình. Ngày ấy, anh và hàng chục đồng đội trên con tàu HQ-614 tưởng như đã vĩnh viễn nằm lại biển khơi nếu không được những người lính Hải quân Liên Xô cứu sống...

Thuyền Chài —ký ức sinh tử

"Khi thủy triều cạn nhất /Hiện nguyên hình Thuyền Chài /Chỉ có nắng và gió/Với đảo và con trai…" — Biết Đại tá Nguyễn Kiều Kinh đã lâu nhưng tôi vẫn bất ngờ về ông đại tá bề ngoài khô khan nhưng lại có những câu thơ lãng mạn như thế về một thời "vác đá xây Trường Sa"! Hơn thế, hai chữ Thuyền Chài với anh còn găm sâu một ký ức dữ dội, một chuyện đời sinh tử…

Ngày 07 Tháng Mười Hai, đã diễn ra cuộc họp giữa Chủ tịch Đảng Cộng sản Nga Gennady Zyuganov với phái đoàn Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Trần Quốc Vượng , Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XII, thành viên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng , Trưởng ban Ban Kiểm soát Trung ương, dẫn đầu . - Sputnik Việt Nam
"Từ Liên Xô, Hồ Chí Minh mang tia lửa cách mạng về Việt Nam"

Tháng 8-1988, dù vợ vừa mang thai hai tháng nhưng do yêu cầu nhiệm vụ gấp gáp, lần thứ hai trong năm, Thượng úy, Khung trưởng Nguyễn Kiều Kinh ra đảo Thuyền Chài dựng nhà cho bộ đội. Anh dốc túi đưa cho vợ mấy đồng tiền lương ít ỏi kèm theo lời dặn dò:

"Nếu đẻ con trai đặt tên là Trường, con gái đặt tên là Sa".

Tháng 8 cũng là mùa biển động, nhưng người lính vẫn lên đường. Tàu HQ —614 là loại tàu 200 tấn chở đầy vật liệu cưỡi sóng ra Thuyền Chài. Chạy đua với thời gian, chỉ hơn nửa tháng, nhà cao chân 3 tầng lắp ghép đã xong thì sự cố xảy ra.

Một cơn giông dữ dội kèm theo sóng lớn đã đánh con tàu dạt lên rạn san hô, mắc cạn. Gần hai tháng trời mòn mỏi đã trôi qua. Nước thiếu. Đồ ăn dần cạn. Đói. Khát. Lo sợ. Đợi chờ…

Một ngày nọ, từ đường chân trời bỗng hiện ra bóng dáng con tàu lớn trên thân có ký tự tiếng Nga. Ai đó reo lên: "Anh em ơi! Tàu cứu hộ Liên Xô!".

Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang. Tàu cứu hộ SB —28 của Liên Xô đến từ Cam Ranh suốt 3 tuần vẫn chưa tìm ra phương án khả dĩ cứu tàu HQ-614. Bi đát hơn, chính nó cũng bị mắc cạn và lương thực, nước uống của thủy thủ đoàn cũng dần vơi cạn.

© Ảnh : QĐNDTàu SB -28 đang kéo tàu HQ-614. (Ảnh tư liệu)
Tàu SB -28 đang kéo tàu HQ-614. (Ảnh tư liệu) - Sputnik Việt Nam
Tàu SB -28 đang kéo tàu HQ-614. (Ảnh tư liệu)

Chiến tranh Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh Việt Nam: Sự tham gia của chuyên gia Liên Xô
Rồi trời cũng rủ lòng thương, một đêm nọ, thủy triều dâng cao hơn bình thường, chớp thời cơ, SB-28 đã kéo được đuôi tàu HQ-614 lùi ra phía biển.

Tới gần bờ thì trong đêm tối, con tàu rách nát bị nước tràn vào, chìm dần. Dù phía bạn đã đưa nhiều máy bơm nước ứng cứu nhưng cuối cùng HQ-614 đã bị lật úp. Trong đêm tối là những tiếng hét kinh hoàng.

Tàu bạn cắt cáp nhưng không rời vị trí, hối hả kiếm tìm các bạn Việt Nam đang chới với giữa biển khơi suốt hơn hai tiếng. Họ ném xuống tất cả những gì có thể. Trực thăng cứu hộ từ Cam Ranh cũng đã lao ra. Lần lượt những người lính trên tàu HQ —614 được vớt lên SB —28, cấp cứu kịp thời.

"Chúng tôi theo sợi cáp bơi về phía tàu cứu hộ. Người bơi giỏi kèm người bơi yếu. Riêng anh Tiến, Khung phó bơi tốt nhất xung phong bơi kèm cậu thương binh hỏng mắt. Anh buộc dây vào tay cậu ta và kéo cậu ta bơi theo" — Đại tá Nguyễn Kiều Kinh kể, hai mắt đỏ hoe.

Chiều tối hôm ấy, tàu về đến Cam Ranh. Anh em Vùng 4 và trung đoàn nghe tin chạy ra cầu cảng đón, câu đầu tiên ai cũng hỏi: "Về đủ không?", "có ai hy sinh không"? Mấy chiến sĩ trẻ nhanh nhảu: "Đồ đạc của các anh đâu, tụi em mang cho?".

Nhưng đồ đạc làm gì còn, biển đã cuốn của họ tất cả. Trên người ai nấy lúc này chỉ còn độc nhất chiếc quần lót. Người đón, người về ôm lấy nhau òa khóc. Rồi không ai bảo ai, anh em trên bờ vội cởi quân phục đang mặc khoác lên người những đồng đội đang liêu xiêu đi trên quân cảng lộng gió sau một hành trình bão táp. Tôi hỏi anh Kiều Kinh:

- Anh còn nhớ những người lính hải quân Liên Xô ấy không?

- Nhớ lắm! Nhưng không biết tên tuổi chính xác của họ. 24 năm rồi, cũng không biết các anh ấy giờ ở đâu?

Đại tá hải quân Nga và hồi ức trên internet

Những tưởng câu chuyện này cũng chỉ dừng ở lời kể của Đại tá Nguyễn Kiều Kinh.

Chiến tranh ở Việt Nam, bác sĩ - Sputnik Việt Nam
Chiến sĩ Việt Nam và Liên Xô đều sẵn sàng hy sinh thân mình
Không ngờ cách đây ít lâu, tìm trên trang web: www.clubamiral.ru, một trang đăng tải nhiều bài viết của các cựu binh Liên Xô từng làm việc ở quân cảng Cam Ranh, tôi đã reo lên khi bắt gặp những dòng hồi ức của Đại tá Khorkov V.A — cựu Tham mưu trưởng Lữ đoàn tàu mặt nước 119 (1985-1989). Ký ức về cuộc giải cứu tàu HQ —614 hiện lên rõ mồn một. Xin tóm lược vài đoạn như sau:

"…Tháng 1 năm 1989, tại cuộc họp giao ban ở phòng Tư lệnh Binh đoàn 17, có mặt Trưởng phòng tác chiến Vùng 4 Hải quân Việt Nam, Trung tá Đỗ Xuân Công, đã công bố lệnh tìm kiếm tàu vận tải quân sự hải quân Việt Nam HQ-614 gặp nạn ở khu vực đảo Thuyền Chài.

Do điều kiện thời tiết và khả năng hạn chế của SB —28, người chỉ huy cứu hộ đề xuất trước khi ra khơi soạn thảo và ký một thỏa thuận song phương về việc từ chối trách móc lẫn nhau trong trường hợp cứu hộ không thành công…

Sau khi vòng tránh những rạn san hô, chúng tôi đã ra tới khu vực dự kiến là có đảo Thuyền Chài. Con tàu gặp nạn thực tế đang đậu trên sống phẳng với những miếng thành bảo vệ mặt boong bên mạn trái rách bươm vẫn treo lơ lửng tại chỗ…

…Nếu trong khi khởi động cáp kéo, đang ở trên hướng kéo tàu bị nạn ra khỏi đá ngầm mà SB —28 bị mất tốc độ thì chỉ sau 4-5 phút chúng tôi cũng sẽ dạt lên rạn san hô, trở thành "anh hai" lập tức. Than ôi, đúng thời điểm này, con tàu kéo cứu hộ già nua (diesel-điện) của chúng tôi bị ngắt điện — hệ thống mạch điện gần như bung hết!

Khả năng tiếp tục các nỗ lực cứu hộ đã cạn kiệt. Đến thời điểm này, chúng tôi đã ở trên biển hết tuần thứ ba. Dự trữ lương thực và nước ngọt đã cạn. Thủy thủ đoàn mệt lử vì công việc ngày đêm, họ kiệt sức và đánh giá một cách thực tế công tác cứu hộ là khó thành công.

Thủy thủ Việt đã mắc cạn hơn 1, 5 tháng trên rạn đá san hô mà chẳng có gì ăn được, họ không đơn giản chỉ chờ đợi sự giúp đỡ — họ cũng muốn sống!

…Có một buổi tối khi đỉnh triều đã dâng cao hơn 5-7cm (so với thường lệ), tàu bị nạn được kéo từ từ (20-30cm một bước nhảy) tiến ra vùng nước sâu.

Con tàu bị nạn đã ra tới vùng nước… Hàng chục phát pháo hiệu màu bay vút vào không trung, tiếng súng bộ binh đồng loạt vang lên. Trên các tàu người người hét "Ura".

© Ảnh : QĐNDTừ trái sang: Chuẩn đô đốc Matiushin N.F, nguyên Phó tư lệnh chính trị Binh đoàn 17 và hai người tham gia trực tiếp vụ cứu nạn tàu HQ-614: Đại tá Ibraghimov O.S, Đại tá Khorkov V.A.
Từ trái sang: Chuẩn đô đốc Matiushin N.F, nguyên Phó tư lệnh chính trị Binh đoàn 17 và hai người tham gia trực tiếp vụ cứu nạn tàu HQ-614: Đại tá Ibraghimov O.S, Đại tá Khorkov V.A. - Sputnik Việt Nam
Từ trái sang: Chuẩn đô đốc Matiushin N.F, nguyên Phó tư lệnh chính trị Binh đoàn 17 và hai người tham gia trực tiếp vụ cứu nạn tàu HQ-614: Đại tá Ibraghimov O.S, Đại tá Khorkov V.A.

Vào lúc bình minh, chúng tôi cho thợ lặn tiến hành lặn kiểm tra (tàu bị nạn), nhưng nơi nào cũng bị lũ cá mập làm cản trở công việc.

Chúng tôi đến trạm bờ Bắc để giải thoát các quân nhân. 35 thủy thủ Việt Nam đang đứng trong nước biển sâu đến thắt lưng.Có một thủy thủ bị thương vào đầu, toàn đầu bị băng kín và anh ta bơi mù, chỉ được bảo hiểm bằng một sợi cáp.

Đêm đầu tiên hành trình diễn ra bình yên, nhưng ít người đi ngủ. Hàng chục con mắt theo dõi hành vi của con tàu bị nạn. Tàu SB-28 nhận được các báo cáo an ủi rằng tất cả vẫn tốt nhưng lúc bình minh, từ tàu bị nạn phát ra đề nghị khẩn cấp trợ giúp trong cuộc chiến với nước.

Ngư dân Liên Xô ở Việt Nam chống lại máy bay ném bom của Mỹ - Sputnik Việt Nam
"Ngư dân" Liên Xô ở Việt Nam chống lại máy bay ném bom của Mỹ
Bơm hoạt động cật lực, đã bơm ra không ít hơn 20 tấn nước. Thêm một đêm nữa qua và điều tương tự lại xảy ra! Tại sao các anh không bơm nước biển ra? Lấy gì mà bơm — máy bơm cháy rồi!

Đột nhiên, đài vô tuyến điện liên lạc có tiếng rít và không có tín hiệu, chúng tôi nghe thấy giọng tiếng Nga lơ lớ: "Đồng chí Kharikov! Tàu chúng tôi sắp chìm — hãy cứu giúp nhanh!".

Bây giờ chỉ có thể cứu người! Con tàu đã lật nghiêng cắm mũi xuống nước. Một vài nhóm 5 người đã di chuyển thành công theo cáp kéo cứu hộ sang tàu chúng tôi. Tuy nhiên, có 6-8 người trượt xuống nước và bị cuốn đi. Tiếng kêu xé lòng của họ vang trong không trung.

Con tàu bị lật úp. Người ta đã ném xuống thang dây, chăn và vải trải giường đã thắt nút. Tất cả những ai không phải trực gác đều nhào vào túm tóc và quần áo kéo người lên khỏi mặt nước. Thuyền trưởng, phiên dịch viên, thuyền phó chính trị trong tay cầm túi cao su đựng các tài liệu, trên đầu họ đội lá cờ Tổ quốc.

Chúng tôi ném vòng cứu sinh. Có khoảng 30 người Xô —viết — còn những người được giải cứu có 66 người. Máy bay bay đến sau khi chúng tôi báo cáo đã kiểm tra lại khu vực lần cuối. Sau khi xác nhận rằng không còn ai và không còn gì để tìm kiếm và cứu nạn nữa, chúng tôi đi về Cam Ranh.

Cho đến tận ngày hôm nay, tôi vẫn ngạc nhiên là làm thế nào trong một tình hình hỗn độn như vậy, lại không có các công cụ hiện đại mà vẫn tìm được mọi người".

Tôi điện thoại cho Đại tá Nguyễn Kiều Kinh kể về trang web, anh lặng đi xúc động hồi lâu rồi nói:

- Mừng quá! Để tôi bảo thằng Trường vào mạng in ra cho bạn bè đọc. Hồi đó không có "các bác Nga" cứu thì nó là con liệt sĩ rồi…

Nguồn: QĐND

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала