Cố Thủ tướng Phan Văn Khải - người đi trước về nhận thức và hành động

© ẢnhLễ viếng tại gia đình nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tổ chức ngày 17-3 ở quê nhà huyện Củ Chi (TP HCM). Nhiều người là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Chính phủ, TP HCM cùng bà con vùng đất thép đã đến từ sớm chờ thắp nén nhang cho cố Thủ tướng.
Lễ viếng tại gia đình nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tổ chức ngày 17-3 ở quê nhà huyện Củ Chi (TP HCM). Nhiều người là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Chính phủ, TP HCM cùng bà con vùng đất thép đã đến từ sớm chờ thắp nén nhang cho cố Thủ tướng. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thị trường hội nhập và cải cách bộ máy hành chính là hai di sản mà ông Phan Văn Khải để lại trong thời kỳ làm Thủ tướng của mình (1997-2006).

"Với tôi, cố Thủ tướng Phan Văn Khải là một con người đi trước về nhận thức cũng như hành động. Trong đó, thị trường và hội nhập là những tư tưởng của Thủ tướng Phan Văn Khải mà tôi cảm nhận được từ quá trình làm việc. Có lẽ vì vậy cũng hợp với nhiều anh em chúng tôi về quan điểm", tiến sĩ Trần Du Lịch, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, mở đầu trong cuộc trò chuyện với Zing.vn.

- Nếu đánh giá một cách khách quan về những di sản của ông Phan Văn Khải trong nhiệm kỳ Thủ tướng của mình, theo ông đó là gì?

— Tôi cho rằng có hai điều. Thứ nhất, cố Thủ tướng là người kiên trì với tư duy Việt Nam muốn phát triển phải đi vào thị trường và đi vào hội nhập. Thứ hai, là phải cải cách bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả bộ máy tính quan liêu, cồng kềnh, kém hiệu quả, trì trệ. Đó là điều mà ông Sáu Khải muốn đột phá. Nhưng điều đó liên quan đến cả hệ thống chính trị nên rất khó khăn.

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - Sputnik Việt Nam
Cập nhật tình hình sức khỏe nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải

Về tổng thể, ông Khải giúp cho kinh tế Việt Nam vượt qua giai đoạn khủng hoảng khu vực và tạo tiền đề phát triển rất rực rỡ từ 2001 đến 2005. Bây giờ, chúng ta đang muốn có một giai đoạn phát triển như vậy, kinh tế tư nhân phát triển mạnh, chỉ số ICOR thấp, hiệu quả đầu tư cao. Với tư duy như vậy, Thủ tướng Phan Văn Khải đã làm chỗ dựa cho việc đàm phán để kết thúc hiệp định thương mại Việt Mỹ và gia nhập WTO năm 2006. Đó là quá trình đấu tranh kiên trì, không quản khó khăn.

Nhưng điều đáng quý là ngay khi về hưu ông Phan Văn Khải tạo điều kiện cho những người đi sau làm việc. Những ý kiến nếu có thì cũng chỉ mang tính xây dựng còn riêng mình thì sống vui thú điền viên.

- Từng là thành viên trong Ban nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, ông còn lưu giữ những ấn tượng gì về thời kỳ điều hành Chính phủ của ông Khải từ năm 1997 đến 2006?

— Ông Sáu Khải là một con người rất quần chúng, rất nhân dân, rất tình cảm, ai cũng thấy gần gũi, chan hoà. Ở ông, toát lên tính cách của một nhà lãnh đạo nhưng tính hoà đồng rất cao, không có khoảng cách. Sự gần gũi đó thậm chí nhiều lúc hơi xuê xoa. Nhưng đó là một đức  tính rất quý vì mọi người có thể trao đổi được với Thủ tướng. Những người giúp việc có vấn đề gì muốn báo cáo với thì không ngần ngại, cứ nói thẳng nói thật.

© AP Photo / Richard VogelÔng Phan Văn Khải
Ông Phan Văn Khải  - Sputnik Việt Nam
Ông Phan Văn Khải

Tôi có vinh dự tham gia vào tổ tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Từ năm 1997 khi ông Phan Văn Khải lên làm Thủ tướng, nhóm tư vấn được mở rộng. Lần đầu tiên trong thiết chế chính phủ của Việt Nam hình thành một ban nghiên cứu để giúp việc cho Thủ tướng.

Lúc bấy giờ tôi tham gia với tư cách Viện tưởng Viện Kinh tế TP.HCM. Ban này lúc đầu do ông Trần Đức Nguyên là Trợ lý Thủ tướng làm Trưởng ban, thời gian cuối sau này nguyên Bộ trưởng Trần Xuân Giá phụ trách. Thời đó, Thủ tướng Phan Văn Khải rất trăn trở về bộ máy hành chính, nếu chỉ sử dụng bộ máy này thì có nhiều vấn đề bất cập. Có thể chúng tôi suy diễn nhưng một phần nào đó khi thành lập ban nghiên cứu, Thủ tướng cần một tiếng nói độc lập hơn.

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải chào Đại hội - Sputnik Việt Nam
Góc nhìn khác về Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải

Nhiều trường hợp, khi các bộ trình dự thảo nghị định thì theo thông thường Bộ Tư pháp và các bộ ngành liên quan sẽ xem xét, nhưng Thủ tướng Phan Văn Khải giao cho ban nghiên cứu rà soát xem tính khách quan của nó như thế nào. Chính vì vậy có nhiều khi ban nghiên cứu động chạm các bộ, ngành và Thủ tướng Phan Văn Khải biết chuyện đó. Nhưng ông vẫn tạo điều kiện cho anh em làm việc và điều đó tốt hơn cho thể chế.

- Ông Phan Văn Khải được đánh giá là một người rất hoà đồng nhưng trong công việc điều hành đất nước chắc chắn có những lúc những thành viên ban nghiên cứu phản biện lại ý kiến của Thủ tướng. Phản ứng của ông Khải lúc đó như thế nào?

— Thật sự, tôi cho rằng khi thành lập tổ tư vấn dưới thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt, một trong chức năng của nó là phản biện. Dĩ nhiên, theo cách làm việc, chúng tôi thường tham gia ý kiến khi các quy định còn ở dạng dự thảo.

Ví dụ khi mảng tôi tham gia nhiều nhất lúc bấy giờ là cải cách hành chính. Khi xây dựng chế độ tiền lương thì điều trăn trở của Thủ tướng Phan Văn Khải lúc bấy giờ là bộ máy cồng kềnh, quan liêu, kém hiệu quả. Nhưng mà tôi biết giải quyết việc này không hề đơn giản. Tôi tin rằng Thủ tướng Phan Văn Khải vẫn trăn trở về điều này cho tới lúc nghỉ hưu.

- Có ý kiến cho rằng nếu Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người tiên phong, truyền cảm hứng thì ông Phan Văn Khải mới chính là người hiện thực hoá các cải cách. Ông đánh giá như thế nào về những cải cách dưới thời Thủ tướng Phan Văn Khải, tiếp tục những di sản của ông Võ Văn Kiệt?

— Tôi cho rằng ông Võ Văn Kiệt là một nhà chính trị xuất chúng, có tầm nhìn chiến lược đi trước nhiều người và có tâm huyết với đất nước, trăn trở về vận mệnh của đất nước. Trong thời gian ông Kiệt làm Thủ tướng, ông Phan Văn Khải với tư cách là Phó thủ tướng thường trực là người tổ chức thực thi có hiệu quả, dĩ nhiên không phải cái gì cũng làm được.

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải và nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn An - Sputnik Việt Nam
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải và câu nói đặc biệt trước Quốc hội

Từ khi ông Phan Văn Khải làm Thủ tướng, những tư duy phát triển như hội nhập, mở cửa thị trường, vai trò của kinh tế ngoài quốc doanh, vai trò của doanh nghiệp được nâng lên. Đặc biệt trong việc xây dựng thể chế.

Ông Khải là một Thủ tướng vừa có quá trình chiến đấu nhưng được đào tạo bài bản về kinh tế. Vì vậy, khi đi vào kinh tế thị trường, ông nắm rất nhanh những ưu thế và sử dụng những quan hệ thị trường để phát huy nguồn lực. Cho tới 20 năm sau, chúng ta nâng lên vai trò của khu vực tư nhân là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế thì những nền móng đó đã được hình thành từ thời ông Phan Văn Khải làm Thủ tướng.

- Cho đến bây giờ có một quan điểm của ông Phan Văn Khải được rất nhiều người nhắc lại là: Nhà nước chỉ làm những gì người dân không làm được. Ông nghĩ gì về điều đó?

— Câu chuyện đó tôi nắm rất rõ vì thời gian đó tôi tham gia nhóm cải cách doanh nghiệp Nhà nước. Khi đặt vấn đề giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, Thủ tướng Phan Văn Khải nói rằng: "Nếu người dân đầu tư hiệu quả hơn thì tại sao chúng ta lại thu tiền về nhiều". Đó là quan điểm nuôi dưỡng sức dân, là tư duy của thị trường. Nhà nước không làm thay thị trường, cái gì thị trường làm tốt thì Nhà nước không nên làm. Đó là quan điểm rất rõ của ông Phan Văn Khải.

Phải nhớ rằng Thủ tướng Phan Văn Khải là người điều hành việc thí điểm cổ phần hoá. Ông Kiệt là Thủ tướng nhưng người trực tiếp thực hiện là ông Phan Văn Khải. Ông Khải là người quyết định chính thức vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước từ 1995. Năm 2000 dưới thời Thủ tướng Phan Văn Khải, thị trường chứng khoán ra đời. Đó là một dấu ấn rất lớn, ông Khải quyết tâm xây dựng dù thời điểm đó đầy rẫy khó khăn.

- Cố Thủ tướng Phan Văn Khải là người có quan điểm cởi mở về thị trường, kinh tế tư nhân. Quan điểm đó vấp phải phản ứng như thế nào từ nhóm người muốn bảo vệ tính độc tôn của kinh tế Nhà nước?

— Đó là một quá trình rất khó khăn bởi hầu hết vẫn tư duy kinh tế là quốc doanh tập thể. Nhưng dù sao phải nói rằng Luật Doanh nghiệp năm 2000 là bước đột phá. Theo Luật Doanh nghiệp năm 1991, muốn đăng ký kinh doanh thì phải được cho phép đã rồi mới đi đăng ký. Nhưng tới 2000 không cần xin phép cũng được đăng ký, kinh doanh gì thì đăng ký ngành nghề đó.

Nếu so với hồi đó thì bây giờ phát triển cao hơn nhiều. Theo Luật doanh nghiệp mới thì không cần đăng ký, anh có quyền kinh doanh những gì pháp luật không cấm. Đó là quá trình của tư duy phát triển. Nếu đem những điều đã làm trong thập niên 90 hay đầu năm 2000 so với bây giờ thì còn lạc hậu rất nhiều nhưng đặt trong bối cảnh thời đó những tư duy kinh tế như vậy rất đột phá.

- Nhiều người đang so sánh những quyết sách thời Thủ tướng Phan Văn Khải có sự tương đồng với mô hình Chính phủ kiến tạo mà ông Nguyễn Xuân Phúc đang theo đuổi. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

— Tôi cho rằng có rất nhiều điều đã manh nha và lên ý tưởng từ thời Thủ tướng Phan Văn Khải. Chính phủ kiến tạo là gì? Đó là Chính phủ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư dịch vụ công có hiệu quả cho người dân, phát huy quyền làm chủ của người dân. Đó là Chính phủ tạo điều kiện cho thị trường và doanh nghiệp phát triển, khuyến khích khởi nghiệp.

Những vấn đề đó đã có từ lâu nhưng đến thời chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc thì đã phát triển cao hơn và hệ thống hơn.

Phải nhớ rằng Thủ tướng Phan Văn Khải là người điều hành việc thí điểm cổ phần hoá. Ông Kiệt là Thủ tướng nhưng người trực tiếp thực hiện là ông Phan Văn Khải. Ông Khải là người quyết định chính thức vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước từ 1995. Năm 2000 dưới thời Thủ tướng Phan Văn Khải, thị trường chứng khoán ra đời. Đó là một dấu ấn rất lớn, ông Khải quyết tâm xây dựng dù thời điểm đó đầy rẫy khó khăn.

- Cố Thủ tướng Phan Văn Khải là người có quan điểm cởi mở về thị trường, kinh tế tư nhân. Quan điểm đó vấp phải phản ứng như thế nào từ nhóm người muốn bảo vệ tính độc tôn của kinh tế Nhà nước?

— Đó là một quá trình rất khó khăn bởi hầu hết vẫn tư duy kinh tế là quốc doanh tập thể. Nhưng dù sao phải nói rằng Luật Doanh nghiệp năm 2000 là bước đột phá. Theo Luật Doanh nghiệp năm 1991, muốn đăng ký kinh doanh thì phải được cho phép đã rồi mới đi đăng ký. Nhưng tới 2000 không cần xin phép cũng được đăng ký, kinh doanh gì thì đăng ký ngành nghề đó.

Nếu so với hồi đó thì bây giờ phát triển cao hơn nhiều. Theo Luật doanh nghiệp mới thì không cần đăng ký, anh có quyền kinh doanh những gì pháp luật không cấm. Đó là quá trình của tư duy phát triển. Nếu đem những điều đã làm trong thập niên 90 hay đầu năm 2000 so với bây giờ thì còn lạc hậu rất nhiều nhưng đặt trong bối cảnh thời đó những tư duy kinh tế như vậy rất đột phá.

- Nhiều người đang so sánh những quyết sách thời Thủ tướng Phan Văn Khải có sự tương đồng với mô hình Chính phủ kiến tạo mà ông Nguyễn Xuân Phúc đang theo đuổi. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

— Tôi cho rằng có rất nhiều điều đã manh nha và lên ý tưởng từ thời Thủ tướng Phan Văn Khải. Chính phủ kiến tạo là gì? Đó là Chính phủ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư dịch vụ công có hiệu quả cho người dân, phát huy quyền làm chủ của người dân. Đó là Chính phủ tạo điều kiện cho thị trường và doanh nghiệp phát triển, khuyến khích khởi nghiệp.

Những vấn đề đó đã có từ lâu nhưng đến thời chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc thì đã phát triển cao hơn và hệ thống hơn.

Nguồn: news.zing.vn

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала