"GS quần đùi", sự im lặng ghê sợ của những người "biết lẽ phải" & cái chết của sự sáng tạo

© Ảnh : Tuổi TrẻGiáo sư Trương Nguyện Thành, Phó hiệu trưởng ĐH Hoa Sen
Giáo sư Trương Nguyện Thành, Phó hiệu trưởng ĐH Hoa Sen - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ở Mỹ thì thành tích đầy mình. Về Việt Nam không đủ chuẩn...Chuyện 'GS quần đùi' không được công nhận hiệu trưởng, Bộ GD-ĐT nói gì?

Liên quan câu chuyện GS Trương Nguyện Thành, được biết đến với biệt danh 'GS quần đùi', không được công nhận làm hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen do chưa đủ 5 năm quản lý ở cấp khoa/phòng, Tuổi Trẻ đã trao đổi với bà Nguyễn Thị Kim Phụng — vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT.

GS Trương Nguyện Thành - Sputnik Việt Nam
Đề nghị công nhận 'giáo sư quần đùi' là hiệu trưởng ĐH Hoa Sen

Bà Phụng cho biết tiêu chuẩn hiệu trưởng cần có kinh nghiệm quản lý như một minh chứng cho năng lực quản lý đã được thừa nhận của ứng viên hiệu trưởng, là một trong các điều kiện đảm bảo chất lượng quản lý đối với vị trí việc làm này.

* Vì sao một trong những tiêu chuẩn quan trọng của hiệu trưởng là phải có kinh nghiệm về công tác quản lý, nhất là kinh nghiệm quản lý trong các cơ sở giáo dục đại học?

— Từ thực tế hiện nay, nên tiếp cận tiêu chuẩn này theo hướng có kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học nói chung, chứ không nhất thiết "kinh nghiệm quản lý trong các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam" như một số thông tin đã đưa.

Đặc thù công việc của hiệu trưởng trường đại học là quản lý, tạo môi trường làm việc mang tính học thuật cho các nhà khoa học là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh trong đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng.

© Ảnh : N.KHÁNH/Tuổi TrẻBà Nguyễn Thị Kim Phụng
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Sputnik Việt Nam
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng

Chân gà nướng, cà rốt hay khoai tây chiên? Và bạn thấy gì khi nhìn chiếc quần đó? - Sputnik Việt Nam
Đùi gà quay, củ cà rốt hay khoai tây chiên? Và bạn thấy gì khi nhìn chiếc quần đó?
Vì vậy, kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học là một trong các điều kiện cần, nhưng không phải là điều kiện duy nhất hay điều kiện đủ.

Trong phạm vi quan sát của chúng tôi, ở nhiều nước khác, các trường cũng yêu cầu điều kiện này với các mức độ, hình thức khác nhau như: đã có thời gian/kinh nghiệm quản lý ở cấp khoa, phòng hoặc từng là giáo sư, từng là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường khác…

Hoặc chỉ đưa ra một số tiêu chuẩn chung và ứng viên sẽ được sát hạch qua hội đồng tuyển chọn để kiểm tra, đánh giá kinh nghiệm, năng lực làm việc.

* Ngoài quy định chung, liệu có nên xem xét riêng cho những trường hợp đặc biệt để tránh bỏ sót người tài?

— Năm 2012, Luật giáo dục đại học quy định điều kiện "tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 5 năm" mang tính định lượng rõ ràng. Nhưng chính vì vậy nó bó hẹp nguồn ứng viên hiệu trưởng.

Những quy định như vậy là một trong các lý do cần phải sửa đổi, bổ sung ngay Luật giáo dục đại học.

Hiện nay, thẩm quyền công nhận hiệu trưởng của các trường đại học tư thục thuộc chủ tịch UBND cấp tỉnh, TP. Tuy nhiên, khi luật đang có hiệu lực thì từ Bộ GD-ĐT đến các cá nhân, tổ chức đều phải tuân thủ, thực thi.

© Ảnh : Tuổi TrẻGS Trương Nguyện Thành (thứ ba từ phải sang) trong lễ tổng kết của ĐH Hoa Sen
GS Trương Nguyện Thành (thứ ba từ phải sang) trong lễ tổng kết của ĐH Hoa Sen - Sputnik Việt Nam
GS Trương Nguyện Thành (thứ ba từ phải sang) trong lễ tổng kết của ĐH Hoa Sen

Nam đồng nghiệp mặc quần đùi, áo hoa nhảy tưng bừng mừng 8/3 - Sputnik Việt Nam
Nam đồng nghiệp mặc quần đùi, áo hoa nhảy tưng bừng mừng 8/3 (Video)
Mặc dù vậy, trong trường hợp cụ thể như Trường đại học Hoa Sen mà dư luận đang quan tâm, nếu nhà trường và ứng viên hiệu trưởng thực sự quyết tâm cao thì vẫn có thể vừa đạt được hợp tác vừa thực hiện đúng luật, không nhất thiết phải bổ nhiệm chức danh hiệu trưởng ngay ở thời điểm mà điều này còn đang trái với quy định hiện hành.

Hiện nay, ban soạn thảo đang khẩn trương thực hiện các quy trình để trình dự thảo luật ra trước Quốc hội theo đúng tiến độ, nhằm tháo gỡ ngay những "điểm nghẽn, nút thắt" nhất của luật hiện hành như đã xảy ra trên thực tế.

* Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học, quy định về tiêu chuẩn này có được mở hơn không, thưa bà?

— Hiện nay, Luật giáo dục đại học đang được sửa đổi, bổ sung và tiêu chuẩn trên đã được rà soát, sửa đổi, bổ sung. Đó cũng là một trong những vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau.

Ở ba dự thảo đầu, ban soạn thảo quy định nội dung trên theo hướng mở: "có uy tín khoa học, có năng lực quản lý, quản trị giáo dục đại học". Năng lực quản lý, quản trị giáo dục đại học này sẽ do hội đồng trường, hội đồng quản trị xác định, lựa chọn.

Tuy nhiên, qua tổ chức lấy ý kiến tại 5 hội thảo ở Thái Nguyên, Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ, nhiều ý kiến góp ý không nên hạ thấp tiêu chuẩn điều 20 của luật hiện hành.

PGS.TS Phan Quang Thế - Sputnik Việt Nam
Chỉ sau 3 năm, Việt Nam sẽ có nhiều GS, PGS nhất thế giới
Tiếp thu các ý kiến góp ý, từ dự thảo 4, ban soạn thảo tiếp tục quy định tiêu chuẩn này: "có kinh nghiệm tham gia quản lý giáo dục đại học ít nhất 5 năm từ cấp khoa, phòng, ban trở lên".

Nội dung của dự thảo không hạ thấp, vẫn giữ định lượng của kinh nghiệm quản lý nhưng mở hơn, không nhất thiết phải có kinh nghiệm quản lý ở cơ sở giáo dục đại học (đã bao hàm ở cả các cơ sở giáo dục đại học khác tại Việt Nam hay nước ngoài) mà còn có thể có kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học ở các cơ quan bộ, ngành, tổ chức giáo dục, viện nghiên cứu có đào tạo trình độ tiến sĩ…

Dự thảo luật hiện nay cũng bỏ quy định về thủ tục hiệu trưởng trường đại học tư thục phải được chủ tịch UBND cấp tỉnh công nhận, mà quy định "hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tư thục do hội đồng quản trị quyết định".

Tuy nhiên, đây mới chỉ là dự thảo. Những nội dung của dự thảo sẽ tiếp tục được xin ý kiến Quốc hội.

Những điều đáng suy ngẫm được nhà báo Bùi Ngọc Hải của Trí Thức Trẻ chia sẻ mới đây

Cách đây ít lâu, bà Phạm Chi Lan đã có một câu nói nổi tiếng day dứt: "Đi định cư ở nước ngoài cả, đất nước này ai xây dựng đây?"

Câu hỏi ấy làm đau tất cả những người yêu đất nước này.

Có tất cả, chỉ không có một thứ

 

Cô Nguyễn Kim Tuyến - Sputnik Việt Nam
Đặc sản ‘bún mắng cháo chửi’ và sự thất bại của giáo dục
GS Trương Nguyện Thành nói lời chia tay với ĐH Hoa Sen. Khi ông nói một cách bình thản "tôi sẽ tạm gác giấc mơ đóng góp cho phát triển  giáo dục ĐH ở Việt Nam tại đây", tôi biết rằng ông đang đau đớn.

Khi về Việt Nam GS Thành hứng khởi bao nhiêu, thì bây giờ ra đi, vết rách trong lòng ông rộng chừng ấy.

GS Thành phải rời Việt Nam chỉ vì không đủ tiêu chuẩn làm hiệu trưởng. Theo luật Giáo dục ĐH, muốn làm hiệu trưởng phải đạt đủ tiêu chuẩn 5 năm kinh nghiệm quản lý Khoa/Phòng của một cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam hoặc chức danh tương đương ở nước ngoài.

GS Thành đã đạt phiếu tín nhiệm cao làm hiệu trưởng, nhưng ông lại không thể nào bước qua quy định. Rất nhiều người sống và làm việc tại nước ngoài như GS Thành sẽ không đủ tiêu chuẩn, đơn giản là vì trước đó họ không màng chức vụ, không muốn bị ràng buộc bởi những vị trí mà ở Việt Nam nhiều người khao khát.

Khi về Việt Nam, họ cần phải có vị trí đủ để thực thi tốt cải cách, cống hiến của mình.GS Thành đã có tất cả những tiêu chuẩn khác mà bất cứ hiệu trưởng trường ĐH nào của Việt Nam cũng phải mơ: TS khoa học ngành Hóa và tính toán do ĐH Minnesota, TS ngành mô phỏng cơ cấu sinh lý, GS môn hóa lượng tử tại ĐH Utah (Mỹ). 

GS Ngô Bảo Châu - Sputnik Việt Nam
GS Ngô Bảo Châu và chiến lược phát triển giáo dục đại học Việt Nam
Được phong GS cao cấp (cấp cao nhất trong ba cấp GS ở Mỹ) khi mới 40 tuổi; giải thưởng của Hội đồng Khoa học quốc gia Mỹ cấp năm 1990; Giải "Một trong những nhà khoa học trẻ tuổi có nhiều triển vọng của Mỹ" 1993. Ông cũng đã được mời lập đề án thành lập Viện Khoa học và Công nghệ tính toán TP.HCM.

Một độc giả comment rất hay:

"Ở Mỹ thì thành tích đầy mình. Về Việt Nam không đủ chuẩn. Nên thay đổi những quy định không còn phù hợp…"

Mấy năm trước, dư luận đã rất ồn ào vụ 13 quán quân Đường lên đỉnh Olympia thì 12 không trở về Việt Nam. Đến năm 2017, tỉ lệ này tiếp tục tăng lên khi có 16 quán quân thì chỉ có 1 trở về.

Sự chia tay của GS Trương Nguyện Thành có thể làm cho tỉ lệ nhân tài ở lại xứ người tiếp tục ám ảnh hơn nữa.

Theo: Tuổi Trẻ, Trí Thức Trẻ

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала