Đừng đưa học sinh ra làm 'chuột bạch' nữa

© Ảnh : VTCBộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đại biểu Dương Minh Tuấn (Bà Rịa - Vũng Tàu) phản ánh phàn nàn của các cử tri là phụ huynh khi thảo luận dự án Luật Giáo dục sửa đổi tại Quốc hội chiều 11-6.

Trong dự thảo có nội dung về việc sẽ cho thử nghiệm, thực nghiệm các chương trình sửa đổi liên quan đến giáo dục trước khi áp dụng trong thực tế. Bình luận quy định này, đại biểu Dương Minh Tuấn chia sẻ bức xúc của người dân thời gian qua trước tình trạng ngành giáo dục cứ liên tục sửa đổi, thử nghiệm nhưng hiệu quả thì chưa một cơ quan nào đánh giá cặn kẽ.

Liên tục thử nghiệm, thực nghiệm

Lấy ví dụ về mô hình VNEN được Bộ Giáo dục đào tạo thử nghiệm mấy năm nay, đại biểu Bà Rịa — Vũng Tàu dẫn số liệu báo cáo của các tỉnh cho thấy có khoảng 5.200 trường học tham gia thử nghiệm nhưng rất nhiều trường không mặn mà. Có trường đã yêu cầu không tiếp tục thử nghiệm, thậm chí ở một tỉnh có nguyên một huyện đồng loạt các trường xin dừng thử nghiệm VNEN.

"Với chúng ta thì việc để các học sinh học VNEN như thế là thử nghiệm, nhưng đối với các cháu thì đó là học thật. Bởi vì nếu các cháu học không được thì có nghĩa là phải ở lại lớp, phải lên trễ lớp", ông Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, cần có một cơ chế nghiêm khắc đối với việc cho áp dụng các mô hình thử nghiệm hiện chẳng có một cơ quan nào giám sát, tuýt còi. "Phụ huynh họ phản ánh với chúng tôi rằng tại sao lại lấy con em họ ra làm chuột bạch cho các mô hình thử nghiệm?", ông Tuấn nêu câu hỏi của cha mẹ học sinh trước diễn đàn Quốc hội.

Một bức xúc khác của đại biểu Dương Minh Tuấn là tình trạng loạn giá sách giáo khoa: Cùng một chương trình mà có rất nhiều mẫu sách khác nhau với giá cả cũng rất khác nhau.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ. - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Đào tạo 9.000 tiến sỹ không phải tràn lan

"Một nội dung sách cũng chừng ấy nhưng ở một cuốn sách thì bán khoảng vài chục ngàn, nhưng ở 4-5 đầu sách khác cũng chỉ dạy nội dung đó, để học hết nội dung thì phải bỏ tiền mua tới gấp 5 lần", đại biểu Bà Rịa — Vũng Tàu phản ánh.

Chúng ta hãy trả lại cho ngành giáo dục một môi trường trọn vẹn tình yêu thương, những điều trân quý mà môi trường ấy phải có. Để làm sao chúng ta có một đội ngũ nhà giáo tràn đầy tâm thức, học sinh tự tin, có tư duy độc lập sáng tạo, đủ năng lực để kết nối với thế giới bên ngoài.

Học phí không phải là tất cả

Dự định áp dụng tín dụng sư phạm cũng được các đại biểu Quốc hội mổ xẻ nhiều. Nhiều đại biểu cho rằng ngành sư phạm đã tới lúc bão hoà, ngân sách Nhà nước không thể tiếp tục bao cấp để miễn phí cho sinh viên khối ngành này, nên huỷ bỏ quy định miễn học phí với sinh viên sư phạm là cần thiết.

Nhưng theo đại biểu Đinh Thị Bình (Phú Thọ), học phí không phải là vấn đề chính của tình trạng đầu vào sư phạm thấp, mà câu chuyện nằm ở sức hấp của ngành học, môi trường làm việc và các chế độ đối với nhà giáo.

"Đây mới là các 'thỏi nam châm' quyết định sức hấp dẫn không chỉ của riêng sư phạm mà của bất cứ ngành nào", bà Bình nói.

Đại biểu Phú Thọ nhận định nếu mạng lưới ngành sư phạm được quy hoạch bài bản, sinh viên học xong ra trường có việc làm ngay, mức lương tương xứng với áp lực mà nhà giáo phải chịu thì sẽ có nhiều học sinh giỏi chọn học các trường sư phạm.

Đại biểu Đinh Thị Bình cũng lưu ý hiện nay các ưu tiên nguồn lực cho khối giáo dục mầm non đang rất yếu, mỗi năm toàn quốc tăng 250.000 trẻ trong khi hệ thống cơ sở vật chất, giáo viên vừa thiếu, vừa yếu.

Chia sẻ ý kiến này, đại biểu Nguyễn Hồng Hải (Bình Thuận) cho rằng trước đây đã có chính sách miễn giảm học phí nhưng ngành sư phạm vẫn không hấp dẫn. Đồng tình với chương trình tín dụng sư phạm, đại biểu Hải cũng đề nghị xem xét thật thấu đáo chính sách miễn giảm học phí ở các cấp học khác bởi đây là nội dung liên quan đến mật thiết tới đời sống của người dân.

Nguồn: tuoitre

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала