Phiên khai mạc toàn thể Đại hội đồng Quỹ môi trường toàn cầu lần thứ 6

© Ảnh : Tiến Tuấn/Trí Thức TrẻThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 27-6, tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra phiên khai mạc toàn thể Đại hội đồng Quỹ môi trường toàn cầu lần thứ 6 (GEF6). Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tham dự và phát biểu khai mạc.

Tham dự hội nghị có khoảng 1.500 đại biểu, bao gồm các Bộ trưởng phụ trách môi trường và các quan chức cấp cao khác từ 183 quốc gia thành viên; lãnh đạo các cơ quan Liên hợp quốc, các ngân hàng phát triển thế giới và khu vực, các tổ chức chính trị — xã hội và lãnh đạo doanh nghiệp cùng chia sẻ ý tưởng, giải pháp và hành động cần thiết hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường toàn cầu.

Kỳ họp Đại hội đồng GEF6 sẽ diễn ra trong 2 ngày 27 và 28-6, tập trung vào việc thảo luận, hoàn thiện các Văn kiện hợp tác GEF; Báo cáo về Quỹ Biến đổi khí hậu Đặc biệt (SCCF)/Quỹ Ủy thác cho các nước kém phát triển (LCDF); Báo cáo chiến lược dài hạn của GEF; Báo cáo của Ban Tư vấn về Khoa học và Kỹ thuật; đánh giá và thẩm định các chính sách trong việc vận hành Quỹ; Báo cáo của các nước thành viên tham gia GEF. Đồng thời, thông qua kết quả các phiên họp hội nghị bàn tròn cấp cao về một số chủ đề trọng tâm như: Phát triển kinh tế xanh lam; quản lý đất đai; hóa chất, chất thải và thủy ngân; thành phố bền vững; động vật hoang dã…; thông qua văn kiện hợp tác GEF.

Hôm thứ Năm, tại phiên họp khẩn cấp, Đại hội đồng LHQ đã thông qua nghị quyết kêu gọi Mỹ rút lại tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Nghị quyết đã được thông qua với 128 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 35 phiếu trắng. - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ lập sổ những quốc gia không ủng hộ quan điểm của Washington tại Đại hội đồng LHQ

Phát biểu tại phiên khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ với các đại biểu GEF việc Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề về suy thoái, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Chính phủ Việt Nam đã triển khai lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế — xã hội của đất nước, huy động nguồn lực, sự sáng tạo, chung tay của cả cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Bày tỏ sự cảm ơn đến Quỹ Môi trường toàn cầu và các quốc gia thành viên, các đối tác phát triển, Thủ tướng mong muốn Việt Nam tiếp tục nhận được nhiều hơn nữa sự tư vấn, hợp tác, hỗ trợ nguồn lực quý báu của các nước, các cơ quan. Việt Nam là địa điểm thuận lợi để Quỹ Môi trường toàn cầu thực hiện các dự án mới về bảo vệ môi trường và sẵn sàng tham gia các dự án toàn cầu, liên vùng, liên lĩnh vực nhằm chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm xử lý các vấn đề môi trường toàn cầu như rác thải nhựa đại dương, bảo tồn đa dạng sinh học…

Để góp phần vào thảo luận của phiên họp Đại hội đồng GEF6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu 3 nội dung quan trọng để các đại biểu thảo luận. Trước hết, cần nhận diện những thách thức chính về môi trường đối với nhân loại hiện nay, từ đó đề ra được chính sách ưu tiên nhằm giải quyết một cách tổng thể, hiệu quả.

Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hiệp Quốc - Sputnik Việt Nam
Việt Nam trúng cử Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới

Thứ hai, cần đánh giá được hiệu quả của cơ chế hỗ trợ và hợp tác hiện nay, từ đó có những cải tiến mang tính đột phá, đặc biệt trong khâu huy động và phân bổ nguồn lực để hỗ trợ các quốc gia thành viên, nhất là những quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức to lớn do suy thoái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra.

Thứ ba, cần đề xuất được những dự án tổng hợp mang tính toàn cầu, liên vùng, liên lĩnh vực nhằm giải quyết các nguyên nhân sâu xa của ô nhiễm, suy thoái môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu

Nguồn: bienphong

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала