Tang lễ nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười sẽ được tổ chức theo nghi lễ nào?

© AP Photo / Luong Thai LinhNguyên Tổng bí thư Đỗ Mười
Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việc tổ chức Lễ tang của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười sẽ do Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang công bố chính thức. Dưới đây là quy định hiện hành về lễ tang đối với cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước, tintucvietnam cho biết.

Theo Điều 5 Nghị định 105/2012, cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang:

Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang tuyên thệ trong lễ nhậm chức tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Lễ Quốc tang đồng chí Trần Đại Quang được tổ chức như thế nào?

a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

b) Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

c) Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

d) Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.

Theo Nghị định này thì Tang lễ nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười sẽ là Lễ Quốc tang.

© Ảnh : tintucvietnamViệc tổ chức Lễ tang nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười sẽ do Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang công bố chính thức.
Việc tổ chức Lễ tang nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười sẽ do Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang công bố chính thức.  - Sputnik Việt Nam
Việc tổ chức Lễ tang nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười sẽ do Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang công bố chính thức.

Theo Thông tư 74/2013 (có hiệu lực từ ngày 1/8/2013) quy định các khoản chi phí và thực hiện việc cấp, quyết toán ngân sách Nhà nước phục vụ lễ quốc tang, lễ tang cấp Nhà nước, lễ tang cấp cao thì mức chi từ ngân sách nhà nước cho một Lễ Quốc tang tối đa là 800 triệu đồng.

TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiễn đưa linh cữu - Sputnik Việt Nam
Những chuyện xúc động trong Lễ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Trong đó, khoản chi mang tính cố định tối đa là 295 triệu đồng, gồm: Chi mua quan tài tối đa 50 triệu đồng; chi làm bàn thờ tại gia đình tối đa 50 triệu đồng; chi xây vỏ mộ tối đa 80 triệu đồng; chi làm bàn thờ, trang trí tại các nơi tổ chức lễ tang tối đa 80 triệu đồng…

Ngoài ra, các khoản chi do ban tổ chức xem xét quyết định tối đa không quá 505 triệu đồng gồm: Chi làm 6 vòng hoa tiêu biểu, 30 vòng hoa luân chuyển; chi thuê xe phục vụ tang lễ; chi thuê nhà bạt, ô che nắng, mưa; chi thuê cây cảnh, thảm trải sàn; chi ăn, ở cho khách địa phương, họ hàng về dự tang lễ; chi quay video, chụp ảnh, truyền hình; chi bảo vệ mộ 10 ngày đầu…

Đối với Lễ tang cấp Nhà nước thì mức chi từ ngân sách tối đa là 250 triệu đồng. Trong đó, các khoản chi do ban tổ chức xem xét quyết định tối đa là 130 triệu đồng, gồm: chi làm 6 vòng hoa tiêu biểu, 25 vòng hoa luân chuyển; chi thuê xe phục vụ tang lễ; quay video, chụp ảnh, truyền hình…

Cờ rủ trên quảng trường Ba Đình - Sputnik Việt Nam
Hàng trăm cảnh sát bảo vệ lễ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang (Video)
Mức chi từ ngân sách nhà nước cho một Lễ tang cấp cao tối đa là 60 triệu đồng, trong đó chi mua quan tài tối đa là 10 triệu đồng, chi xây vỏ mộ tối đa 15 triệu đồng.

Đối với Lễ Quốc tang và Lễ tang cấp nhà nước, Bộ Tài chính sẽ căn cứ vào mức quy định nêu trên và đề nghị của Văn phòng Trung ương để cấp phát cho Văn phòng Trung ương từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương.

Thông báo về Lễ Quốc tang

Các cơ quan sau đây cùng đứng tên ra thông cáo về Lễ Quốc tang:

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;

2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

3. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

5. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang

1. Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Lễ tang Nhà nước, gồm từ 25 (hai mươi lăm) đến 30 (ba mươi) thành viên đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương, cơ quan nơi người từ trần đã hoặc đang công tác, đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần.

a) Ban Lễ tang Nhà nước có nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức Lễ Quốc tang theo quy định tại Nghị định này;

b) Trưởng Ban Lễ tang Nhà nước là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang, gồm từ 15 (mười lăm) đến 20 (hai mươi) thành viên đại diện cho các Bộ, ban, ngành ở Trung ương, địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần và đại diện gia đình người từ trần,

a) Ban Tổ chức Lễ tang có nhiệm vụ giúp cho Ban Lễ tang Nhà nước trong việc điều hành các cơ quan là thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, các cơ quan tham gia tổ chức Lễ Quốc tang theo quy định tại Nghị định này;

b) Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là một Phó Thủ tướng Chính phủ.

Các văn bản về Lễ Quốc tang

Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và cơ quan chủ quản của người từ trần soạn thảo: Thông cáo về Lễ Quốc tang; danh sách Ban Lễ tang Nhà nước, Ban Tổ chức Lễ tang, tiểu sử người từ trần; Thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng; Lời điếu và Lời cảm ơn có ý kiến đóng góp của gia đình người từ trần và được Ban Lễ tang Nhà nước thông qua.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала