Lắp thiết bị hỗ trợ cảnh báo đường ngang tự mở

CC BY 2.0 / Plusgood / RTW2009-1857HoiAnTuyến đường sắt Thống Nhất của Việt Nam kết nối thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
Tuyến đường sắt Thống Nhất của Việt Nam kết nối thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa có đề nghị các tỉnh, thành có tuyến đường sắt đi qua lắp đặt thiết bị hỗ trợ cảnh báo đảm bảo an toàn giao thông tại các lối đi tự mở, theo tapchigiaothong.

Nhìn nhận tai nạn giao thông đường sắt liên tục giảm cả 3 tiêu chí trong 11 tháng của năm nay, theo lãnh đạo VNR, qua số liệu thống kê cho thấy, số vụ tai nạn giao thông đường sắt xảy ra vẫn còn ở mức cao, có tới 64% số vụ tai nạn giao thông đường sắt xảy ra tại các vị trí giao cắt là lối đi tự mở.

Nhằm tăng cường hơn tín hiệu cảnh báo đối với người tham gia giao thông đường bộ trước khi đi qua giao cắt với đường sắt, từ tháng 11/2017-6/2018, VNR đã tiến hành lắp đặt và đưa vào sử dụng thử nghiệm 2 loại hình thiết bị cảnh báo hỗ trợ đảm bảo an toàn giao thông tại 4 vị trí giao cắt là lối đi tự mở thường hay xảy ra tai nạn.

Trong đó, loại 1 là sử dụng tín hiệu đèn vàng kết hợp tín hiệu chuông và phát loa lời cảnh báo "Chú ý có tàu qua", được điều khiển bật, tắt bởi nhân viên gác ghi tại các ga mỗi khi tàu đi qua với chi phí từ 70-90 triệu đồng.

Loại 2 sử dụng tín hiệu đèn vàng nhấp nháy liên tục 34/34 giờ (sử dụng nguồn pin năng lượng mặt trời) với chi phí lắp đặt thiết bị khoảng 50-70 triệu đồng.

Sau một thời gian thử nghiệm, tại tất cả các vị trí đều đảm bảo tuyệt đối an toàn giao thông đường sắt, từ đó, VNR đã và đang triển khai lắp đặt thiết bị hỗ trợ cảnh báo trên tại 51 vị trí lối đi tự mở tại một số ga trên các tuyến đường sắt.

Vì vậy, VNR giới thiệu và đề nghị các địa phương nghiên cứu, lắp đặt rộng rãi loại 2 của thiết bị trên tại các lối đi tự mở có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông đường sắt trên địa bàn.

"Việc lắp đặt thiết bị cảnh báo hỗ trợ sẽ đảm bảo an toàn giao thông tại các vị trí lối đi tự mở là một giải pháp đem lại hiệu quả thiết thực, tiết kiệm do không phải bố trí trực cảnh giới ở các đường ngang bất hợp pháp," lãnh đạo VNR nhấn mạnh.

Một con số thống kê cho thấy, đường sắt có 5.719 giao cắt đồng mức, trong đó đường ngang chính tắc có 1.519, còn lại là 4.200 lối đi tự mở. Hiện, đường sắt có 654 rào chắn và gác chắn ở các đường ngang, hơn 800 đường ngang chưa có.

Thừa nhận tai nạn giao thông là lối đi tự mở và đường ngang dân sinh là vấn đề cốt lõi và cực kỳ nan giải trong công tác đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, ông Vũ Anh Minh Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho rằng, các địa phương đã làm nỗ lực khi phối hợp nhưng vì thiếu nguồn kinh phí nên cũng rất khó khăn trong công tác lập lại trật tự an toàn giao thông đường sắt.

"Đơn cử, muốn có người cảnh giới, địa phương có kinh phí hỗ trợ cho đội ngũ này không? Rào các đường ngang dân sinh lại dân đi như thế nào? Có tiền để làm đường gom không? Không phải là địa phương không muốn làm mà phải có nguồn lực và ngân sách để triển khai," người đứng đầu ngành đường sắt nhìn nhận.

Nhấn mạnh giải pháp đầu tiên quan trọng nhất vẫn là ý thức người dân, vị Chủ tịch VNR khuyến cáo, mỗi người chỉ cần 30 giây nhìn khi băng ngang qua đường giao cắt với đường sắt thì sẽ không bao giờ xảy ra tai nạn.

"Chỉ 30 giây nhưng đổi cả cuộc đời, liệu có xứng đáng không? Có nhiều gác chắn nhân viên đường sắt đã kéo rồi nhưng ôtô vẫn cố vượt qua. Trong vòng một năm vưa qua, có trên 100 vụ đâm gãy cần chắn, giờ lắp camera truy xuất và gắn trách nhiệm người đâm. Cần chắn tự động không phải bức tường nên nhiều chủ xe thản nhiên nâng lên phi qua. Thậm chí, có Đại biểu Quốc hội đã nói ‘vẫn còn một bộ phận người dân khi băng qua đường sắt còn tồn tại… văn hóa nhanh chân'," ông Minh chia sẻ./.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала