Xây cao tốc Bắc-Nam phải đảm bảo an ninh quốc phòng

© Ảnh : Báo Đầu tưới các dự án xây dựng đường cao tốc, doanh nghiệp trong nước rất khó đáp ứng điều kiện để tham gia đấu thầu.
ới các dự án xây dựng đường cao tốc, doanh nghiệp trong nước rất khó đáp ứng điều kiện để tham gia đấu thầu. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cao tốc Bắc-Nam là tuyến đường huyết mạch, một đại dự án có ý nghĩa vô cùng lớn về kinh tế-xã hội cũng như an ninh-quốc phòng của Việt Nam.

5 nguyên tắc xây dựng cao tốc Bắc – Nam

Do đây là một trong những dự án trọng điểm của đất nước, có tầm quan trọng lớn, nhận được nhiều sự quan tâm của nhà nước, chính phủ cùng toàn thể nhân dân, việc triển khai dự án rất cần đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, có cơ chế giám sát, quản lý chất lượng, tiến độ và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư.

Trả lời kiến nghị của cử tri Bình Thuận, bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông là dự án quan trọng quốc gia, được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22/11/2017 gồm 11 dự án thành phần, trong đó 3 dự án đầu tư công sử dụng toàn bộ vốn ngân sách Nhà nước và 8 dự án đầu tư công theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Dự án xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long có chiều dài hơn 5,3 km (riêng cầu cạn dài 4,8 km). - Sputnik Việt Nam
Cao tốc Bắc- Nam: Doanh nghiệp Việt khó thắng nhà thầu Trung Quốc?

Bộ trưởng Thể nhấn mạnh, dự án cao tốc Bắc - Nam được thực hiện đấu thầu cạnh tranh, minh bạch để lựa chọn nhà đầu tư; quy định tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư bằng 20% tổng vốn đầu tư để đảm bảo lựa chọn nhà đầu tư có năng lực thực hiện dự án; quản lý chặt chẽ chất lượng, giá thành xây dựng công trình.

Theo quan điểm của Bộ, việc triển khai xây dựng cao tốc Bắc – Nam sẽ tuân theo 5 nguyên tắc cơ bản:

Thứ nhất, đó là thực hiện đấu thầu cạnh tranh, minh bạch để chọn nhà đầu tư.

Thứ hai, quy định tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư bằng 20% tổng vốn đầu tư để đảm bảo lựa chọn nhà đầu tư có năng lực thực hiện dự án.

Thứ ba, quản lý chặt chẽ chất lượng, giá thành xây dựng công trình. Cơ quan Nhà nước tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán làm cơ sở để tính toán phương án tài chính, lập hồ sơ mời thầu.

Thứ tư, xây dựng hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, dự thảo hơp đồng, trong đó sẽ quy định chặt chẽ các tiêu chí và có đủ chế tài xử lý khi nhà đầu tư có vi phạm về chất lượng, tiến độ.

Thứ năm, khắc phục bất cập về thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ. Việc áp dụng hình thức thu phí kín (mức phí tính theo chiều dài quãng đường sử dụng) sẽ đảm bảo tính công bằng cho người sử dụng.

Tàu cao tốc  - Sputnik Việt Nam
Ý kiến chuyên gia Anh về đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nêu rõ: “Việc áp dụng hình thức thu phí kín (mức phí tính theo chiều dài quãng đường sử dụng) sẽ đảm bảo tính công bằng cho người sử dụng, khắc phục bất cập về thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đồng thời sẽ áp dụng công nghệ thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng và có hệ thống giám sát trực tuyến để chống thất thu; thực hiện công khai các số liệu thu phí (mức phí, thời gian thu phí, tổng vốn đầu tư...) để đảm bảo tính minh bạch”.

Trước đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng cho biết, Chính phủ rất quan tâm đến hồ sơ mời thầu tuyến đường cao tốc Bắc Nam. Đây là tuyến đường rất quan trọng, có cả hồ sơ trong và ngoài nước tham gia dự thầu, vì vậy tinh thần chỉ đạo chung của Thủ tướng Chính phủ là đấu thầu công khai quốc tế, minh bạch, không thất thoát, không tiêu cực, chọn nhà thầu có năng lực.

Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu rà soát loại toàn bộ dự án để bảo đảm các tuyến đấu thầu có doanh nghiệp Việt Nam tham gia. “Hiện trong 654 km cao tốc Bắc Nam có 11 dự án, 3 dự án sẽ được khởi công ngay (2 dự án được khởi công vào tháng 10/2019, 1 dự án cuối quý 1 và đầu quý 2 năm 2020). 8 dự án khác sẽ được xem xét lại đoạn tuyến, vấn đề nhạy cảm đến quốc phòng an ninh, tất cả vấn đề chất lượng, an toàn”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay.

 Phải xử lý nghiêm nhà đầu tư nếu để xảy ra vi phạm, chậm tiến độ

“Trong quá trình triển khai dự án, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ tiến độ, chất lượng để dự án đạt được hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, để triển khai dự án thành công, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, Bộ GTVT rất cần sự hỗ trợ của các cấp, các ngành địa phương, đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết.

Đường sắt tốc độ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Doanh nghiệp muốn làm cao tốc Bắc Nam chuẩn tiến độ bậc nhất, 5 năm không lún

Ông Thể cũng cho biết, hiện Bộ đã phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi tất cả các dự án; hoàn tất việc bàn giao mặt bằng và chuyển nguồn vốn đến kho bạc Nhà nước để địa phương triển khai công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư.

Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải đang gấp rút hoàn thành hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán và khẩn trương triển khai công tác sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư để có thể tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong năm 2019.

Vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức lễ khởi công dự án thành phần xây dựng đoạn Cam Lộ-La Sơn vào ngày 31/8/2019, tại thôn Tân Trúc, xã Cam Tuyến, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị (điểm đầu dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lộ-La Sơn) sau khi đã đủ điều kiện theo quy định tại Điều 107, Luật Xây dựng năm 2014.

Quan điểm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các nhà đầu tư nước ngoài

Tháng 6 vừa qua, trong buổi họp báo thường kỳ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, đại diện của Bộ đã đưa ra quan điểm về các nhà đầu tư nước ngoài.

'Chốt' phương án đầu tư trên 314.000 tỷ đồng xây cao tốc Bắc – Nam - Sputnik Việt Nam
Nhà đầu tư Trung Quốc muốn liên danh với Việt Nam làm cao tốc Bắc - Nam

Cụ thể, ông Nguyễn Đăng Trương, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết:

“Quan điểm của Bộ là nhà đầu tư trong nước hay ngoài nước đáp ứng tiêu chí, tư cách hợp lý theo quy định về đấu thầu, có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm, giải pháp khả thi đều được tham gia”.

Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng, vì đây là dự án huyết mạch trọng điểm của đất nước, nhà đầu tư đến từ nước ngoài phải đã từng đầu tư thành công dự án tương tự ở nước khác mà họ không mang quốc tịch; không có những vướng mắc, tranh chấp hợp đồng, kiện tụng thì mới được lựa chọn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала