Báo Singapore bình luận bất ngờ về Việt Nam

© Fotolia / EfiredQuốc kỳ Việt Nam
Quốc kỳ Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Hoa Kỳ đối trọng với sự ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng trong khu vực.

Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ

Theo nhận định của tờ nhật báo tài chính The Business Times của Singapore: Việt Nam chứng kiến ​​sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2019, khó có thể phải đối mặt với thuế quan của Mỹ.

Các chuyên gia kinh tế của ngân hàng UOB cho biết, Việt Nam dự kiến ​​sẽ là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới vào năm 2019 và là điểm đến chính cho các nhà sản xuất do căng thẳng thương mại giữa Mỹ-Trung.

“Trong khi Việt Nam cũng chịu thâm hụt thương mại đáng kể với Mỹ, các chuyên gia nhận định, nước này khó có khả năng phải đối mặt với thuế quan lớn trong thời gian tới”, - Fitch Solutions Macro Research cho biết.

Moody’s - Sputnik Việt Nam
Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về tăng trưởng kinh tế

Với nhu cầu tiêu dùng trong nước mạnh mẽ và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng tăng, các nhà kinh tế của UOB dự báo mức tăng trưởng 6,7% cho Việt Nam trong năm 2019, tương tự như mục tiêu tăng trưởng chính thức là 6,8%. Tăng trưởng nửa đầu năm đạt 6,8%.

Môi trường lãi suất có thể sẽ duy trì thuận lợi, và các nhà kinh tế kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giữ chính sách lãi suất ổn định ở mức 6,25% trong phần còn lại của năm.

Trước đó, Ngân hàng Standard Chartered vừa đưa ra Báo cáo kinh tế toàn cầu quý III/2019 với tựa đề “The dovish wave grows” ngày 12/8, đánh giá:

"Dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong ngắn hạn, với mức tăng trưởng dự kiến đạt 6,9% trong năm 2019".

Trong đó, lĩnh vực sản xuất có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được kỳ vọng sẽ tăng ở mức 2 con số trong năm thứ tư liên tiếp và đống vai trò làm động lực tăng trưởng chính.

“Triển vọng tăng trưởng của Việt Nam vẫn rất mạnh mẽ, các yếu tố kinh tế vĩ mô được giữ ổn định trong nửa đầu năm và có khả năng sẽ tiếp tục duy trì đến cuối năm. Chúng tôi kỳ vọng tốc độ tăng trưởng sẽ tăng nhẹ trong nửa cuối năm so với mức 6,7% trong nửa đầu năm”, - ông Chidu Narayanan, Chuyên gia kinh tế khu vực châu Á, Ngân hàng Standard Chartered cho biết.

Như vậy, báo cáo kinh tế vĩ mô của ngân hàng này khẳng định, dòng vốn FDI vẫn tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam trong năm nay, với tổng lượng vốn thu hút dự kiến đạt 18 tỷ.

Khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang và thuế quan ảnh hưởng đến xuất khẩu của Trung Quốc, các nhà sản xuất đã phải cân nhắc chuyển sản xuất sang các địa điểm khác - bao gồm cả Việt Nam.

 Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Washington - Sputnik Việt Nam
Trump hoan nghênh Hà Nội chống gian lận thương mại: Khẳng định tình cảm tốt đẹp với nhân dân Việt Nam

“Một số dự án phát triển cơ sở hạ tầng công cộng, bao gồm xây dựng đường mới và đường cao tốc, cũng như phát triển ngành hậu cần dự kiến ​​sẽ hoàn thành trước năm 2030, cho phép Việt Nam cạnh tranh với các nước Tiểu vùng sông Mê-Kông mở rộng (Greater Mekong) để trở thành trung tâm hậu cần của ASEAN”, - theo các chuyên gia kinh tế.

Chi phí lao động ở Việt Nam cũng tương đối thấp. Tiền lương tối thiểu hàng tháng tại Việt Nam dao động từ US $126 đến US $180 giữa các khu vực – tức chỉ bằng 38% đến 54% của Trung Quốc, và cũng thấp hơn mức $274 của Thái Lan.

Trong năm 2019, vốn FDI của Việt Nam đang trên đà vượt quá 20 tỷ USD khi các công ty đa quốc gia chuyển hướng hoạt động từ Trung Quốc. Các nguồn đầu tư chính đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông.

Từ năm 2019, Trung Quốc là nước đóng góp lớn nhất cho FDI của Việt Nam, đóng góp gần 25% dòng chảy, ngược lại so với hai năm trước đây khi dòng vốn bị chi phối bởi Hàn Quốc và Nhật Bản.

"Điều này cho thấy tác động từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung phát sinh trong nửa đầu năm 2018 đang có tác động rõ rệt đối với các nhà sản xuất có trụ sở tại Trung Quốc", - các nhà kinh tế nói.

Không giống như những năm trước, nơi vốn FDI được phân phối đồng đều hơn giữa các ngành công nghiệp, gần 75% dòng vốn FDI vào Việt Nam năm 2019 cho đến nay vẫn tập trung vào sản xuất.

Việc thử nghiệm 5G thành công có khả năng thu hút thêm vốn FDI trong các ngành công nghệ cao, với việc Việt Nam có kế hoạch đưa 5G vào hoạt động thương mại vào năm 2020.

Việt Nam khó có khả năng bị Mỹ trừng phạt thuế quan

Trong một báo cáo ngày 21 tháng 8, Fitch Solutions Macro Research đã phân tích rủi ro rằng Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với hàng rào thuế quan từ Mỹ. Công ty này lưu ý rằng Việt Nam là quốc gia mà Hoa Kỳ có thâm hụt thương mại lớn thứ sáu – và sự thâm hụt này vẫn đang tăng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu - Sputnik Việt Nam
"Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới, thu nhập người dân 2.590 USD"

"Tuy nhiên, Việt Nam ít có khả năng chịu đòn trừng phạt thuế quan lớn từ Mỹ trong thời gian tới", - Fitch Solutions cho biết.

Trước hết, với căng thẳng thương mại Mỹ-Trung vẫn còn tăng cao, “Mỹ có thể sẽ tập trung vào Trung Quốc, đặc biệt là khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị tái tranh cử vào tháng 11 năm 2020”, báo cáo cho biết.

“Thứ hai, Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Hoa Kỳ đối trọng với sự ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng trong khu vực”, - phân tích cho biết thêm, lưu ý rằng Hoa Kỳ đã tăng cường quan hệ an ninh với Việt Nam trong những tháng gần đây.

Việt Nam cam kết chống gian lận thương mại

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt đề án nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước trong phòng vệ thương mại và chống lại chiêu gian lận xuất xứ mà nhiều công ty, tập đoàn sản xuất nước ngoài áp dụng để vượt qua hàng rào thuế quan mà Hoa Kỳ áp lên hàng hóa từ Trung Quốc.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, đã chỉ đạo các Bộ, Ngành, cơ quan và địa phương liên quan triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao nhận thức, cảnh giác, tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài. Tất cả phải thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại, ngăn chặn, kiểm tra, điều tra và xử lý nghiêm khắc mọi hành vi gian luận xuất xứ hay có dấu hiệu vi phạm về bảo hộ thương mại.

TP Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Việt Nam sẽ vượt Singapore vào 2029?

Phát biểu trước báo giới về nỗ lực của Hà Nội nhằm ngăn chặn gian lận thương mại, bà Lê Thị Thu Hằng cũng khẳng định:

“Việt Nam kiên quyết phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi gian lận thương mại, gian luận xuất xứ trên thị trường Việt Nam cũng như trong hoạt động xuất khẩu, nhằm bảo vệ chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng ở Việt Nam”.

Quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ không ngừng được cải thiện trong những năm qua, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại. Kim ngạch xuất khẩu hai chiều đạt hơn 60 tỷ USD năm 2018, trong đó hàng hóa xuất khẩu của Mỹ tới Việt Nam chạm mức hơn 12 tỷ USD, tăng hơn 36% so với năm 2017, biến Việt Nam trở thành một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала