Vừa tuyên bố được minh oan, Asanzo lại sắp bị Sharp Việt Nam khởi kiện?

© Ảnh : Kinh tế môi trườngÔng Phạm Văn Tam - Chủ tịch Tập đoàn Asanzo
Ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch Tập đoàn Asanzo - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sharp Việt Nam khẳng định Asanzo giả mạo chứng từ sở hữu công nghệ Nhật Bản dựa trên quan hệ với Sharp Roxy Hong Kong, đồng thời tuyên bố sẽ khởi kiện Công ty của ông Phạm Văn Tam.

Sharp Việt Nam sẽ kiện Asanzo?

Chiều 19.9, trong thông cáo báo chí phát đi, ông Masashi Kubo- Tổng Giám đốc Công ty TNHH Điện tử Sharp Việt Nam (SVN)- Công ty con của Tập đoàn Sharp Nhật Bản khẳng định: Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo đã giả mạo bằng chứng về việc sở hữu công nghệ Nhật Bản dựa trên mối quan hệ hợp tác giữa Asanzo và Sharp Roxy (Hong Kong).

Theo nội dung trong thông cáo của Sharp Việt Nam, trong buổi họp báo chính thức do Asanzo tổ chức ngày 17.9 tại Hà Nội, ông Trần Đức Hoàng- tư vấn pháp lý của Asanzo tuyên bố doanh nghiệp này có liên doanh hợp tác với Sharp Roxy – cũng là một công ty con tại Hong Kong của Tập đoàn Sharp Nhật Bản.

© Ảnh : Báo Giao ThôngÔng Phạm Văn Tam (giữa) tại họp báo "Chúng tôi được minh oan" ngày 17/9 vừa qua.
Vừa tuyên bố được minh oan, Asanzo lại sắp bị Sharp Việt Nam khởi kiện? - Sputnik Việt Nam
Ông Phạm Văn Tam (giữa) tại họp báo "Chúng tôi được minh oan" ngày 17/9 vừa qua.

Trước đó, ngày 12.9, phía Asanzo công bố lá thư xác nhận của Sharp Roxy như là bằng chứng về hợp đồng kinh doanh với Asanzo, bao gồm bán linh kiện điện tử, chuyển giao phần mềm, công nghệ và cách làm cùng các dịch vụ liên quan. Hiện hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

Khởi tố vụ đồ điện tử hiệu Asanzo nhập từ Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Khởi tố vụ đồ điện tử hiệu Asanzo nhập từ Trung Quốc
Tuy nhiên, đáng chú ý, Sharp Việt Nam với danh nghĩa công ty con tại Việt Nam của Tập đoàn Sharp đã phủ nhận điều này. Theo thông tin mà ông Masashi cung cấp, thì từ tháng 9/2016 Tập đoàn Sharp Nhật Bản đã kết thúc liên doanh với Công ty điện tử Roxy và Sharp Roxy trở thành công ty con 100% vốn sở hữu của Tập đoàn này. Từ tháng 10/2016, Sharp Roxy Hong Kong đẫ đổi tên thành Công ty TNHH Sharp Hong Kong. Theo đó, từ cuối năm 2016, Sharp Roxy đã không còn quan hệ gì với Tập đoàn Sharp.

“Dựa trên sự thật đó, việc SRH xác nhận theo thư công bố của Asanzo vào ngày 12/9/2019 là không thể xảy ra. Do đó, chúng tôi tin rằng lá thư xác nhận bởi SRH được công bố bởi Asanzo trong buổi họp báo của họ vào ngày 17/9/2019 là giả mạo. Vì thế nội dung mà Asanzo đưa ra Sharp Roxy Hong Kong tuyên bố và khẳng định rằng chúng tôi đang có hợp đồng kinh doanh với Asanzo, bao gồm bán linh kiện điện tử, chuyển giao phần mềm, công nghệ và cách làm, cùng với các dịch vụ liên quan. Cho đến bây giờ, hợp đồng vẫn đang có hiệu lực là không đúng sự thật”, thông cáo báo chí của Sharp Việt Nam khẳng định.

Theo ông Masashi, việc giải mạo chứng cứ của Asanzo không chỉ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu Sharp được xây dựng hơn 107 năm qua bởi Tập đoàn Sharp Nhật Bản và điều này là hoàn toàn không thể chấp nhận được.

 “Chúng tôi, Tập đoàn Sharp và Sharp Việt Nam đang tìm hiểu các pháp lý cần thiết để theo đuổi vụ kiện Asanzo trong vai trò bảo vệ thương hiệu Sharp toàn cầu”, ông Masashi Kubo, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Điện tử Sharp Việt Nam (SVN) khẳng định.

Asanzo nói gì khi bị Sharp Việt Nam tố giả mạo?

Trước thông tin Sharp Việt Nam tố Asanzo giải mạo bằng chứng sở hữu công nghệ Nhật Bản chỉ dựa trên quan hệ với Sharp Roxy Hong Kong, ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo cho biết:

“Quan hệ của chúng tôi thì họ cũng chả biết được. Chúng tôi có quan hệ từ những năm trước. Đồng ý là có thể quan hệ đã hết hiệu lực. Thế nhưng họ cũng chỉ xác nhận có quan hệ với chúng tôi chứ có nói bao nhiêu năm đâu. Không hiểu vì sao Tập đoàn Sharp không thông báo cho chúng tôi biết trước về vấn đề này?”, TPO dẫn lời ông Phạm Văn Tam nhấn mạnh.

 Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo cũng thông tin, ngay trong chiều 19/9 Công ty đã cử người sang Hong Kong để sáng 20.9 làm việc với đối tác.

Ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch Tập đoàn Asanzo cùng công nhân - Sputnik Việt Nam
Vụ Asanzo: phải làm rõ hành vi đúng sai

“Trước giờ chúng tôi đều không làm trực tiếp mà thông qua bên thứ 3 họ làm thủ tục nhập khẩu. Họ phải có trách nhiệm cung cấp hợp đồng cho chúng tôi để đưa cho mọi người biết. Chúng tôi sẽ đi xác nhận lại xem tại sao họ lại thông tin như thế? Khả năng ngày mai sẽ có kết quả thông tin lại”, ông Phạm Văn Tam bổ sung thêm.

Trả lời cầu hỏi của phóng viên về thông tin thời hạn hợp đồng giữa Asanzo với đối tác Sharp Roxy Hong Kong, ông Phạm Văn Tam khẳng định hiện thời hạn hợp đồng vẫn còn, đồng thời nhấn mạnh:

“Ý tôi muốn giải thích vì sao chúng tôi định nghĩa “Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản” là có lý do. Chúng tôi đang xác nhận lại. Không hiểu Tập đoàn Sharp có ý đồ gì khi ra thông cáo báo chí như trên”.

Đáng chú ý, trong thông cáo báo chí số 69 phát đi tối ngày 19.9, Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo cho hay: “Liên quan đến Thông cáo báo chí của Công ty TNHH Điện tử Sharp Việt Nam chiều nay đặt vấn đề về tính xác thực của các văn bản từ phía Công ty Sharp Roxy Hong Kong, Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo cũng hoàn toàn bất ngờ. Chúng tôi khẳng định đó là những văn bản mà chúng tôi đã nhận được từ phía đối tác”.

Asanzo minh oan- cầm đèn chạy trước ô tô?

Phát biểu tại buổi họp báo ngày 17.0 vừa qua với lý do công bố kết luận thanh tra kiểm tra của các cơ quan chức năng đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo, ông Phạm Văn Tam chia sẻ, 89 ngày qua là những ngày “bão táp” và khiến doanh nghiệp này chịu thiệt hại cả 1000 tỷ.

Dẫn chứng hai văn bản được cơ quan quản lý nhà nước công bố, Asanzo khẳng định “mình đã được minh oan”. Theo đó, ngày 1.8.2019, Tổng Cục Quản lý thị trường có văn bản gửi Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia để báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh đối với Asanzo. Theo báo cáo này, Tổng Cục Quản lý thị trường không có bất cứ kết luận nào cho thấy Asanzo có sai phạm về ghi xuất xứ hàng hóa, sau khi đã kiểm tra việc ghi nhãn hàng hóa của doanh nghiệp.

Ngoài ra, Asanzo còn dựa vào văn bản làm việc của Tổ Công tác VCCI xác minh vấn đề ghi xuất xứ hàng hóa của Asanzo. Sau quá trình làm việc với Asanzo, Tổ công tác của VCCI đã kết luận rằng, đối với các “sản phẩm điện tử Asanzo được lắp ráp tại Việt Nam từ các linh kiện mua trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, việc ghi trên nhãn hàng hóa “sản xuất tại Việt Nam”, hoặc “chế tạo tại Việt Nam”, “nước sản xuất Việt Nam”, “xuất xứ Việt Nam” hoặc “sản xuất bởi Việt Nam” là đúng quy định pháp luật”.

Asanzo xác nhận 70% linh kiện sản xuất tivi được nhập từ Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Asanzo liên kết với các công ty ‘ma’?

Tuy nhiên, một lãnh đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khẳng định rằng văn bản của Tổ công tác VCCI đưa ra là dựa trên giải trình của Asanzo.

Theo vị lãnh đạo này: “Nếu đúng như Asanzo giải trình thì họ không sai, nhập 100% nguyên liệu về và lắp ráp ở Việt Nam, có dây chuyền công nghệ ở Việt Nam, thì có thể ghi Made in Vietnam. Nhưng nếu Asanzo không trung thực, nhập toàn bộ nước ngoài về và thay đổi nhãn mác thì là sai và phải chịu trách nhiệm”, Tuổi Trẻ dẫn lời người này cho biết.

Asanzo hiện đang đối mặt với những cáo buộc liên quan đến giả xuất xứ, nhập hàng Trung Quốc về gắn mác Việt Nam, vi phạm pháp luật về xuất nhập khẩu và lừa dối người tiêu dùng. Về các vấn đề liên quan đến nộp thuế cũng như 14 công ty đối tác với Asanzo bị nghi là “những công ty ma”, ông Trần Đức Hoàng, Luật sư tư vấn pháp lý cho Asanzo khẳng định, Asanzo không có vi phạm về thuế và công ty luôn mong muốn được đóng thuế theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

Công an đã khởi tố vụ án buôn lậu liên quan đến Asanzo

Ngày 5.9, sau khi Tổng cục Hải quan đưa ra kết luận chính thức về vụ việc liên quan đến Công ty CP Tập đoàn Asanzo, doanh nghiệp của ông Phạm Văn Tam với thương hiệu ‘đỉnh cao công nghệ Nhật Bản’ đã bị cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM ra quyết định khởi tố điều tra liên quan đến hành vi “buôn lậu”.

Qua kiểm tra xác minh, Tổng cục Hải quan xác định: “Từ 1/1/2017-30/6/2019, Công ty CP Tập đoàn Asanzo  đã có quan hệ mua hàng với 58 công ty, trong đó có 9 công ty mang tên “Asanzo”, bao gồm: Công ty CP Công nghệ cao Asanzo, Công ty CP truyền thông và giải trí Asanzo, Công ty TNHH Điện lạnh Asanzo, Công ty CP Đầu tư Công nghệ Điện tử Asanzo, Công ty CP Viễn thông Asanzo, Công ty CP Đầu tư Asanzo, Công ty CP Điện Tử A Sanzo Việt Nam, Công ty TNHH Đầu tư Sản xuất Phương Nguyên Asanzo, Công ty TNHH Truyền thông Asanzo”, TTXVN dẫn báo cáo của Tổng cục Hải quan cho biết.

Asanzo - Sputnik Việt Nam
Công an khởi tố vụ án buôn lậu để điều tra công ty nhập sản phẩm có gắn mác Asanzo

58 công ty có hoạt động mua bán linh kiện, hàng hóa với Công ty CP Tập đoàn Asanzo. Kết quả tra cứu trên Cổng thông tin của Tổng cục Thuế và kết quả xác minh tại UBND phường nơi đăng ký địa chỉ trụ sở hoặc địa điểm nơi thuê văn phòng, thông tin cụ thể về tình hình hoạt động của các công ty như sau: Có 14 công ty bỏ trốn; 4 công ty không tồn tại địa chỉ theo đăng ký kinh doanh; 7 công ty ngừng hoạt động; 1 công ty không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh; 32 công ty đang hoạt động.

Tổng cục Hải quan đã đề nghị cơ quan điều tra khởi tố vụ án "buôn lậu" với Công ty TNHH sản xuất thương mại Sa Huỳnh. Công ty này khai nhập khẩu hàng hóa là linh kiện dùng để lắp ráp lò nướng thủy tinh, nhưng khi kiểm tra phát hiện toàn bộ hàng hóa bên trong container là 1.300 bộ lò nướng thủy tinh nguyên chiếc nhãn hiệu Asanzo, có cả phiếu bảo hành in sẵn bằng tiếng Việt: “Asanzo - Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản”, kèm số đường dây nóng 18001035. Toàn bộ số lò nướng trong container cũng không có tem nhãn ghi thông tin xuất xứ.

Hiện, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án “buôn lậu” đối với công ty trên.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала