Xét xử VN Pharma: Viện Kiểm sát xúc phạm Bộ Y tế?

© Ảnh : Thành Chung - TTXVNKiểm sát viên Nguyễn Quỳnh Lan, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa công bố bản luận tội và đề nghị mức án với các bị cáo.
Kiểm sát viên Nguyễn Quỳnh Lan, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa công bố bản luận tội và đề nghị mức án với các bị cáo. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tranh cãi nảy lửa xảy ra trong phiên xử vụ VN Pharma buôn bán thuốc chống ung thư giả. Đại diện VKSND TP.HCM rất ‘khâm phục Bộ Y tế’ vì đã điều tra nhanh hơn cả Bộ Công an, còn các luật sự thì cáo buộc Viện Kiểm sát ‘quá dở’, ‘xúc phạm Bộ Y tế’.

Vụ VN Pharma: Bộ Y tế vẫn khẳng định H-Capita không phải thuốc giả

Sáng 30.9 TAND TP.HCM tiếp tục phiên xử và tiến hành tranh luận vụ Nguyễn Minh Hùng (nguyên Tổng Giám đốc VN Pharma) và 11 bị cáo khác trong vụ làm giả hồ sơ giấy tờ, nhập khẩu và buôn bán thuốc chống ung thư giả H- Capita xảy ra tại Công ty Cổ phần VN Pharma.

Bị cáo Nguyễn Minh Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty VN Pharma tại phiên tòa ngày 25/9/2019.  - Sputnik Việt Nam
Vụ VN Pharma: Công bố ba tài liệu mật của Bộ Y tế và nhân vật bí ẩn

Tại phiên tòa hôm nay có sự hiện diện của một thành viên thuộc đoàn công tác của Bộ Y tế sang Ấn Độ và đại diện Cục Quản lý Dược tại tòa để cung cấp ý kiến chuyên môn đề nghị HĐXX xem xét lại, làm rõ bản chất vụ án.

Trước đó, ông Vũ Tuấn Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược Bộ Y tế đã ký công văn số 16656 gửi hỏa tốc đến TAND TP.HCM về việc kết luận thuốc H-Capita. Theo văn bản này, Cục Quản lý Dược đề nghị Tòa chỉ xem xét xử các bị cáo hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu nhập khẩu thuốc vào Việt Nam nhằm thay đổi xuất xứ thuốc để trục lợi.

Tại phiên tòa ngày 30.9, bà Nguyễn Thị Hoài, đại diện Cục Quản lý Dược cho rằng trước khi sang Ấn Độ xác minh về nguồn gốc lô thuốc H-Capita, Bộ Y tế Việt Nam đã có văn bản gửi Cục Dược Ấn Độ. Quá trình thu thập chứng cứ xác định lô thuộc H-Capita 500mg Caplet là do nhà máy Affy Parenterals của Ấn Độ sản xuất bán cho Công ty Magnolia Limited của Ấn Độ, doanh nghiệp này sau đó lại tiếp tục bán cho Công ty Helix. Cuối cùng Công ty Helix lại bán cho VN Pharma thông qua Võ Mạnh Cường (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thương mại hàng hải quốc tế H&C).

Theo đại diện Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, toàn bộ các lô thuốc này được vận chuyển từ Ấn Độ về Singapore rồi mới về đến Việt Nam. Phía văn phòng Tổng chưởng lý Singapore đã có sự tương trợ tư pháp thông qua việc trả lời công ty vận chuyển, giao nhận hàng hóa Evo Logistics cho biết, xuất xứ thuốc H-Capita là từ Ấn Độ. Những tài liệu này đã được hợp thức hóa lãnh sự và Bộ Y tế đã cung cấp cho cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an. Theo đó, Đại diện Viện Kiểm sát không công nhận những tài liệu mà đoàn công tác Bộ Y tế có được trong 4 ngày (từ 13 đến 17.11.2017) làm việc, xác minh tại Ấn Độ là chưa đảm bảo khách quan.

“Kết quả điều tra cũng cho thấy các thùng thuốc có dán tem từ sân bay Ấn Độ. Văn phòng tổng chưởng lý Singgapore cũng cho rằng xuất xứ lô thuốc là từ Ấn Độ. Tôi không hiểu tại sao viện kiểm sát không chấp nhận kết quả hợp pháp, không sử dụng kết luận điều tra của Bộ Công an. Như vậy là không đảm bảo khách quan. Nếu chỉ căn cứ hồ sơ giả để kết luận thuốc giả là không đúng quy định của các quy định hiện hành”, Tuổi trẻ dẫn lời bà Nguyễn Minh Hoài, đại diện Cục Quản lý Dược khẳng định.

Viện Kiểm sát rất khâm phục Bộ Y tế vì điều tra quá nhanh

Theo đại diện Viện Kiểm sát (VKS), việc chỉ trong 4 ngày (từ 13 đến 17.11.2017) mà đoàn công tác của Bộ vừa đi kiểm tra vừa làm việc tại Himachal với nhà máy Affy Parenterals cùng nhiều cơ quan Quản lý Dược Ấn Độ, sau đó lại tiếp tục thu thập tài liệu của Công ty Vận chuyển Magnum Cargo (Ấn Độ), đồng thời các đại diện Bộ Y tế còn tổng hợp được rất nhiều tài liệu như GMP, phiếu kiểm nghiệm, biên bản xác nhận nhà máy bán thuốc…là quá nhanh.

“Chúng tôi rất khâm phục đoàn công tác Bộ Y tế, chỉ bằng một chuyến đi kiểm tra nhà máy sản xuất vắc-xin tiêm chủng trong 4 ngày mà đã thu thập được toàn bộ thông tin liên quan đến việc sản xuất, mua bán, vận chuyển lô thuốc H-Capita. Sau đó, Bộ Y tế đã chuyển tài liệu này cho cơ quan điều tra và kết luận lô thuốc có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn sản xuất tại nhà máy”, đại diện VKS phản bác.

Dược sĩ Phạm Văn Thông được chuyển từ tòa đến bệnh viện để cấp cứu - Sputnik Việt Nam
Bị cáo vụ VN Pharma bất ngờ phải đi cấp cứu

Ngoài ra, Viện Kiểm sát còn nêu một điểm bất thường đó chính là: Vì sao Bộ Y tế đi công tác từ 13 đến 17.11.2017 nhưng tất cả các tài liệu được hợp pháp hóa lãnh sự lại vào các ngày 31.1.2018 và 8.2.2018? Thêm vào đó, các chứng nhận của cơ quan chức năng Ấn Độ đều ghi rõ thời điểm 22.1.2018 và 24.1.2018. Vậy Bộ Y tế nhận những tài liệu này từ nguồn nào và như thế nào? Ai là người nhận, ai là người thu thập các tài liệu này sau đó? Tính hợp pháp, pháp lý của việc thu thập, giao nhận các tài liệu này là như thế nào?

VKS nhận thấy việc thu thập tài liệu cũng như xác tín tài liệu hồ sơ vụ án không thực hiện đúng quy định của Luật Tố Tụng Hình sự, không đảm bảo giá trị pháp lý để làm căn cứ xác định nguồn 9.300 hộp thuốc H-Capita do nhà máy Ấn Độ sản xuất.

“Cơ quan điều tra có văn bản đề nghị Bộ Y tế cung cấp tài liệu, thông tin liên quan cấp phép nhập khẩu, cấp phép hoạt động, cấp phép thuốc chứ không yêu cầu Bộ Y tế xác minh thu thập tài liệu liên quan đến việc xác minh nguồn gốc”, Zing trích lời đại diện VKS phát biểu, đồng thời khẳng định, toàn bộ những nội dung này nếu thực hiện phải do cơ quan điều tra thu thập hoặc được Bộ Y tế thông báo để phối hợp. Nếu Bộ Y tế làm việc với nhà máy và có nguồn gốc thông tin nguồn gốc lô thuốc H-Capita thì phải thông báo cho Bộ Công an

Cục Quản lý Dược bao che các bị cáo vụ VN Pharma buôn bán thuốc giả? 

VKSND TP.HCM khẳng định, hiện nay Bộ Công an vẫn đang khẩn trương điều tra hành vi “bao che” của Cục Quản lý Dược khi cấp phép lô thuốc H-Capita. Theo đại diện VKS, việc Bộ Y tế tự mình thu thập tài liệu liên quan đến nguồn gốc xuất xử lô thuốc vừa không xuất phát từ yêu cầu tố tụng, không đảm bảo tính pháp lý, cùng không đảm bảo khách quan nên VKS nhấn mạnh sẽ “không vận dụng những tài liệu này để làm căn cứ xác định nguồn gốc của lô thuốc”.

 Bị cáo Nguyễn Minh Hùng (trái) và bị cáo Võ Mạnh Cường tại phiên xét xử.  - Sputnik Việt Nam
Ai bảo kê cho VN Pharma?

Bên cạnh đó, VKS vẫn giữ quan điểm H-Capita là “thuốc giả về nguồn gốc và về chất lượng” bởi Công ty Helix là công ty không có thật, hồ sơ về thuốc và tiêu chuẩn đều là giả.

“Thuốc kém chất lượng là thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với cơ quan đăng kiểm. Ở đây, chất lượng thuốc H-Capita đăng ký được làm giả thì theo VKS, không thể nào xác định chất lượng kém so với đăng ký giả được mà phải xác định thuốc được làm giả về chất lượng. Thử hỏi nếu đăng ký chất lượng thuốc bị làm giả thì có cơ quan nào giám định đủ chất lượng không? Nếu quý vị biết hồ sơ giả mà vẫn cấp phép thì có lẽ quý vị đã có mặt ở phiên tòa hôm nay với tư cách bị cáo rồi”, kiểm sát viên nhấn mạnh.

Ngoài ra, VKS khẳng định, Bộ Y tế đã vượt thẩm quyền. Theo đó, việc kết luận hành vi phạm tội là việc của cơ quan tiến hành tố tụng, Cục Quản lý Dược không có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan điều tra xử lý nghiêm hành vi vi phạm của các bị báo trong việc làm giả hồ sơ nhập khẩu thuốc hay kết luận bản chất lô thuốc H-Capita là hàng giả.

“Yêu cầu của Bộ Y tế là sự biện minh để giảm trách nhiệm hình sự cho các bị cáo, che giấu tính nguy hiểm về hành vi. Bản chất ở đây là giả, nhập khẩu thuốc chữa bệnh cho người nhưng không có giá trị chữa bệnh cho người, thu lợi bất chính. Cục Quản lý Dược đưa ý kiến xử lý nghiêm nhưng lại đề nghị che giấu trách nhiệm cho các bị cáo và che giấu sự thiếu trách nhiệm của Cục Quản lý Dược trong việc cấp giấy phép nhập khẩu các lô thuốc này”, đại diện VKS phát biểu.

Luật sư của các bị cáo vụ VN Pharma nói VKS xúc phạm Bộ Y tế

Phát biểu bày tỏ sự không đồng tình khi Viện Kiểm sát đặt câu hỏi về sự khách quan của Bộ Y tế khi tự mình đi Ấn Độ điều tra, thu thập chứng cứ, một số luật sư tỏ ra không hài long vì cho rằng chính Viện kiểm sát “thiếu trách nhiệm” khi không đánh giá chứng cứ.

“Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, VKS là cơ quan tố tụng được quyền đánh giá chứng cứ. Tôi không hiểu tại sao VKS lại đưa ra lập luận cho rằng các tài liệu này không phải chứng cứ”, luật sư của bị cáo Phạm Văn Thông bức xúc.

Ngoài ra, một số luật sư còn nêu quan điểm rằng VKS “quá dở” khi hơn 1 năm mà vẫn không đánh giá chứng cứ.

Lên tiếng chỉ trích VKS, luật sư Võ Quốc Hưng (người bào chữa cho bị cáo Võ Mạnh Cường) phát biểu: “Kết quả xác minh nguồn gốc lô thuốc đã được gửi đến cơ quan điều tra. Từ khi có kết luận điều tra đến khi xét xử là hơn 1 năm. Tại sao trong hơn 1 năm đó VKS không đánh giá chứng cứ, như vậy là quá dở. Trong 1 năm mà VKS không chịu làm nên mới đánh giá Bộ Y tế đi xác minh nguồn gốc lô thuốc trong 4 ngày là không khách quan”.

 Nguyễn Minh Hùng Tổng Giám đốc Công ty VN Pharma - Sputnik Việt Nam
‘Án tử’ vụ VN Pharma: Quan lớn ngành Dược, Bộ Y tế liên quan thế nào?
Luật sư Võ Quốc Hưng cũng cáo buộc Viện Kiểm sát “rất tùy tiện”, “thiếu trách nhiệm”, “xúc phạm coi thường người khác, cụ thể ở đây là Bộ Y tế, khi đại diện VKS cho rằng Cục Quản lý Dược Bộ Y tế đang cố bao che cho các bị cáo và đề nghị VKS rút lại lời nói này, vì theo vị luật sư, như vậy là “không đúng với tư cách của kiểm sát viên”.

Có hai lần, Chủ tọa phiên tòa phải nhắc nhở luật sư Võ Quốc Hưng chỉ được đưa ra các lập luận và chứng cứ gỡ tội chứ không được cáo buộc đánh giá người khác như vậy.

Đáp lại ý kiến của luật sư nói VKS “quá dở, quá thiếu trách nhiệm”, đại diện VKSND TP.HCM nhắc nhở các luật sư vì hành vi thể hiện sự không tôn trọng đối với VKS đồng thời nhấn mạnh sẽ kiến nghị với đoàn luật sư xem xét trách nhiệm của các luật sư này.

Kiểm sát viên còn cho rằng ông Ngô Nhật Phương (người được triệu tập với tư cách người liên quan, người làm chứng) đã có dấu hiệu làm lộ bí mật nhà nước liên quan đến các chứng cứ, tài liệu chứng minh nguồn gốc lô thuốc H-Capita mà ông Phương khẳng định “tự có”. Đại diện VKS đề nghị  cơ quan điều tra xác minh, làm rõ xem cá nhân, tổ chức nào có được các bộ tài liệu này.

Nhiều luật sư không đồng tình với quan điểm của VKS nên xin tranh luận nhưng chủ tọa phiên tòa tuyên bố ai có ý kiến khác thì gửi văn bản cho HĐXX. Sau khi các bị cáo nói lời sau cùng, HĐXX đã tạm nghỉ nghị án.

Phiên tòa sẽ tiếp tục và tuyên án vào ngày 1.10 tới.

Nói lời sau cùng vụ VN Pharma: Nguyễn Minh Hùng vô cùng ân hận

Khi HĐXX cho phép các bị cáo nói lời sau cùng, nguyên Tổng Giám đốc VN Pharma Nguyễn Minh Hùng khẳng định đã nhận thức rõ việc làm sai trái của mình nên rất “ăn năn hối lỗi”. Trước khi tòa tuyên án vào ngày 1.10 tới, bị cáo Hùng xin HĐXX xem xét cho hưởng mức án thấp nhất để sớm được sum họp với gia đình, hòa nhập với xã hội.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Y tế lên tiếng vụ VN Pharma

Riêng bị cáo Võ Mạnh Cường (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thương mại hàng hải quốc tế H&C), người nhận làm môi giới cho Hùng mua lô thuốc vẫn phủ nhận tội danh và nói cơ quan tố tụng quy kết “đổ hết tội lên đầu tôi là không còn công lý”. Theo lời Cường, các giấy tờ giả về nguồn gốc lô thuốc, tất cả đều do một công dân Philippines là ông Raymundo làm chứ không phải do Võ Mạnh Cường ngụy tạo.

“Mẹ ruột bị cáo mất vì ung thư máu, lý do mất là do gia đình đã hoàn toàn kiệt quệ về kinh tế. Sau khi mẹ bị cáo mất đi, bị cáo có lời hứa rất lớn là sẽ cố gắng ăn học vào ngành dược, ra trường đi làm đến hôm nay. Bị cáo thấy mình có trách nhiệm rất lớn trong gia đình, bị cáo không ngờ đây là thuốc không đúng nguồn gốc. Nếu đúng bị cáo sẽ không làm”, nguyên trưởng phòng Nghiên cứu và Phát triển VN Pharma Bùi Ngọc Duy phát biểu mong tòa giảm nhẹ tội.

Những bị cáo khác khẳng định mình chỉ làm công ăn lương, không có quyền quyết định nên xin HĐXX cho hưởng mức án nhẹ nhất.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала