Lực lượng cứu nạn Trung Quốc từ chối cứu hộ tàu cá Việt Nam

© Ảnh : Báo Đà NẵngTàu cá Việt Nam
Tàu cá Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phía Việt Nam đã đề nghị Trung Quốc cử tàu đến khu vực đảo Bạch Quy, quần đảo Hoàng Sa để cứu nạn một tàu cá Quảng Nam gặp nạn nhưng dù đã đến hiện trường, tàu Trung Quốc vẫn từ chối giúp đỡ, muốn được cứu hộ thì phải trả tiền.

Tàu cá Quảng Nam gặp nạn

Theo báo cáo số 526/BC-VP của Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai thuộc Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng) ngày 30.9 cho biết tàu cá Quảng Nam mang số hiệu QNa 90569TS/12 LĐ (với 12 lao động phục vụ trên tàu thời điểm đó) đã bị gãy trục láp, thả trôi, lúc 21h00 ngày 25/9, cách Nam Đông Nam đảo Bạch Quy, quần đảo Hoàng Sa khoảng 27 hải lý (tiếp theo báo cáo số 524/BC-VPngày 29/9).

Người biểu tình tại Công viên Rizal ở Manila lên án một sự cố gần đây khi một tàu cá Trung Quốc va chạm một tàu cá Philippines - Sputnik Việt Nam
Tàu cá Việt Nam "thực hiện nghĩa vụ quốc tế" khi cứu ngư dân Philippines

Theo thông tin từ Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, ngày 29/9, theo đề nghị của Việt Nam, Trung Quốc đã cử 01 tàu cứu nạn đến khu vực đảo Bạch Quy, quần đảo Hoàng Sa để cứu nạn tàu cá Quảng Nam mang số hiệu QNa 90569TS/12 LĐ bị gãy trục láp.

Lực lượng cứu nạn Trung Quốc từ chối cứu hộ tàu cá Việt Nam

Tuy nhiên, theo thông tin được báo cáo trong văn bản của Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai, khi đến hiện trường lực lượng cứu nạn Trung Quốc xác định sự cố tàu QNa 90569TS chỉ cứu hộ không phải cứu nạn và đã giới thiệu thông tin cơ quan cứu hộ tàu, nếu thực hiện phải trả tiền theo thỏa thuận. Đồng thời, Trung Quốc thông báo đi cùng với tàu cá QNa 90569TS là 01 tàu cá Việt Nam (không nói số hiệu).

Tàu cá  Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Phản ứng của Hà Nội về việc Indonesia bắt và đánh chìm các tàu cá Việt Nam

Theo đó, Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn yêu cầu:

“Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Quảng Nam, Ban tham mưu Bộ đội Biên phòng chỉ đạo cơ quan chức năng, xác minh thông tin về tàu cá đi cùng, đồng thời tích cực phối hợp với chủ tàu huy động tàu cá cùng tổ, các tàu hoạt động gần khu vực đến hỗ trợ, lai dắt tàu cá tàu QNa 90569TS về bờ; Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam phát thông báo hàng hải, giữ liên lạc với tàu”, báo cáo của Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai cho hay.

Tàu cá Trung Quốc đâm chìm hay cứu hộ tàu Việt Nam trên Biển Đông?

Một sự kiện nóng xảy ra hồi tháng 3 năm 2019 khi báo chí Việt Nam đồng thông tin rằng tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu 90819 TS/05 LĐ bị tàu Trung Quốc mang BKS 44101 đâm chìm cách Đông Đà Nẵng khoảng 198 hải lý, trong khu vực đảo Đá Lồi thuộc quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, phía Trung Quốc sau đó lại phản bác quan điểm này và khẳng định chính họ đã cứu hộ tàu cá Việt Nam bị đâm chìm chưa rõ nguyên nhân.

Cụ thể, theo báo cáo của Văn Phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết: “Lúc 10 giờ 10 ngày 6-3, tại tọa độ 16015' N — 111038' E (cách Đông Đà Nẵng khoảng 198 hải lý, trong khu vực đảo Đá Lồi thuộc quần đảo Hoàng Sa), tàu cá QNg 90819 TS/05 LĐ bị tàu Trung Quốc BKS 44101 đâm chìm”.

Sau khi bị đâm chìm, tàu cá Quảng Ngãi chỉ còn nổi phần mũi, 5 ngư dân đang hoạt động trên tàu ở thời điểm đó phải bám vào phần mũi tàu để chờ được cứu.

Cụ thể, tàu cá Quảng Ngãi này do ông Trần Minh Hùng làm thuyền trưởng, đã bị tàu Trung Quốc truy đuổi, phun vòi rồng, ép bỏ chạy khiến tàu va vào đá ngầm và bị chìm.

Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã yêu cầu Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam phối hợp với Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Trung Quốc cứu nạn các ngư dân. Đến 12 giờ 14 cùng ngày, 5 ngư dân đã được tàu cá QNg 90620 TS tiếp cận cứu vớt an toàn và rời khu vực tiếp tục đi đánh bắt hải sản.

ngư dân Việt Nam  - Sputnik Việt Nam
Phó Tư lệnh Cảnh sát biển: “Có tình trạng tàu cá Việt Nam làm giả biển tàu nước ngoài”

Phát biểu về sự việc trên, ông Nguyễn Thanh Hùng- Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) khẳng định: tàu cá QNg-90819 cùng 5 ngư dân bị tàu Trung Quốc đâm chìm đang trên đường vào bờ. Ông Hùng nhấn mạnh, ngư dân khi ấy đang tiến hành đánh bắt hải sản trên vùng biển ngư trường Việt Nam, thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng lại bị tàu cá Trung Quốc đe dọa an toàn, ngư dân rất mong các cơ quan chức năng vào cuộc, lên án hành động hung hăng của tàu cá nước ngoài.

“Mong cơ quan chức năng tiếp tục hỗ trợ để ngư dân có thể an tâm vươn khơi bám biển”, Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) phát biểu.

Yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường cho ngư dân Việt Nam

Ngày 18.3, Hội nghề cá Việt Nam đã có văn bản lên án tàu Trung Quốc truy đuổi khiến tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bị chìm ở vùng biển Hoàng Sa.

Văn bản được gửi đến Văn phòng Chính phủ, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó, Hội nghề cá Việt Nam nhấn mạnh:

“Hành động của Trung Quốc là vô nhân đạo, gây nguy hiểm đến tính mạng, thiệt hại tài sản cho ngư dân Việt Nam”.

Hội nghề cá Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng phản đối kịch liệt với phía Trung Quốc để chấm dứt hành động cản trở, tấn công, đâm chìm tàu cá ngư dân khi đang hoạt động, khai thác trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, đồng thời yêu cầu có biện pháp đấu tranh đối với hành vi ngang ngược và phi lý của Trung Quốc. Thêm vào đó, Hội nghề cá yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.

Hội cũng đề nghị tăng cường lực lượng tuần tra, bảo vệ trên biển để kịp thời hỗ trợ, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của ngư dân Việt Nam; ngăn chặn những hành động tương tự để ngư dân yên tâm ra khơi, bám biển.

Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam cho hay, những năm gần đây, phía Trung Quốc thường gây ra nhiều vụ đâm chìm hay đe dọa tàu cá Việt Nam ở ngư trường truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tàu cá  Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Tàu Trung Quốc ép tàu cá Việt Nam va vào đá ngầm rồi bỏ đi: Ngư dân rớm nước mắt

“Nếu tàu Trung Quốc phát hiện ngư dân Việt Nam đánh bắt hải sản gần hai quần đảo này thì sẽ đâm chìm chứ không cảnh báo và xua đuổi như trước”, VnExpress trích lời ông Thắng cho biết.

Ngoài ra, theo khuyến cáo của Hội Nghề cá Việt Nam và các địa phương, khi ngư dân đánh bắt xa bờ nên đi theo từng đội tàu để cảnh báo cho nhau khi bị tàu Trung Quốc tấn công. Trường hợp có tàu bị đâm chìm thì còn có tàu khác tham gia cứu hộ, cứu nạn.

Tuy nhiên, về lâu dài, Hội Nghề cá Việt Nam kiến nghị lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển, hải quân tăng cường sự hiện diện ở các ngư trường quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

“Mỗi khi xảy ra sự việc tàu cá Việt Nam bị đâm chìm hoặc phá hoại, chúng tôi gửi công văn đến Đại sứ quán Trung Quốc và thông qua Bộ Ngoại giao, yêu cầu nhà chức trách nước này đền bù các tàu cá bị đâm chìm, nhưng chưa bao giờ nhận được phản hồi”, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam buồn bã chia sẻ.

Bộ Ngoại giao lên tiếng vụ tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm

Tại buổi họp báo chiều 14.3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trả lời câu hỏi về việc một tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Phía Trung Quốc lại một mực khẳng định lực lượng hải cảnh nước này không đe dọa hay đâm chìm tàu cá Việt Nam, họ thậm chí đã cứu ngư dân Việt.

Lên tiếng về sự việc này, đại diện Bộ Ngoại giao cho biết:

“Ngày 9/3, Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao cũng đã có thông tin về việc này. Theo đó, tàu QN 90819 TS/05 gặp nạn và 5 ngư dân trên tàu đã được tàu Việt Nam cứu hộ an toàn. Các ngư dân đã tiếp tục hải trình và đến nay vẫn chưa quay về đất liền. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiếp tục xác minh làm rõ thông tin vụ việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định.

Tàu cá  Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Tàu Trung Quốc ép tàu cá Việt Nam va vào đá ngầm rồi bỏ đi: Ngư dân rớm nước mắt

Bình luận về những hành động gây căng thẳng cho các bên của Trung Quốc ở đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố:

“Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, theo quy định của luật pháp quốc tế. Đồng thời Việt Nam cho rằng, trong khi cùng tìm kiếm giải hòa bình cho các tranh chấp tại Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, và để tạo thuận lợi cho tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC), các bên liên quan cần tuyệt đối tuân thủ Tuyên bố Ứng xử của Các bên ở Biển Đông (DOC), đặc biệt là quy định về việc kiềm chế, không có những hành vi gây phức tạp và gia tăng tranh chấp, kể cả không có hành vi chiếm đóng những cấu trúc chưa có người ở ở Biển Đông, hành xử có trách nhiệm và có đóng góp thiết thực, tích cực cho hòa bình, ổn định tại khu vực”.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала