Vợ ông Triệu Tài Vinh bị kiểm điểm: Đừng đổ cho ai làm vấy bẩn thanh danh

© Ảnh : Phạm Hải/VietnamnetÔng Triệu Tài Vinh.
Ông Triệu Tài Vinh. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ông Triệu Tài Vinh một mực khẳng định không biết việc người ta tự ý, cố tình nâng điểm cho con gái mình trong kỳ thi THPT ở Hà Giang năm 2018. Hóa ra, chỉ có mỗi mình vợ ông bà Phạm Thị Hà, là nạn nhân, bị kiểm điểm vì “tác động” xin sửa điểm thi.

Vợ ông Triệu Tài Vinh bị ki ểm điểm vì xin ‘tác động’ điểm cho con

Mấy ngày qua, thông tin bà Phạm Thị Hà, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Giang, vợ ông Triệu Tài Vinh (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, hiện đang là Phó trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương) vừa bị kiểm điểm vì để “em chồng tác động nâng điểm cho con gái mình” gây nên làn sóng tranh luận dữ dội.

Cụ thể, ngày 1.10, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang đã ra Thông báo số 307- TB/UBKTTƯ về việc xử lý đối với cán bộ, đảng viên có liên quan đến sai phạm trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hà Giang.

Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Triệu Tài Vinh. - Sputnik Việt Nam
Ông Triệu Tài Vinh lên tiếng về vụ cả họ làm quan và gian lận thi cử

Thông cáo trên “chỉ mặt, điểm tên” tới 151 cán bộ đảng viên có liên quan đến sai phạm, Trong đó, số cán bộ, đảng viên có khuyết điểm, vi phạm đến mức phải kỷ luật là 46 trường hợp. Riêng 29 người có khuyết điểm, vi phạm nhưng chưa đến mức phải bị xử lý, kỷ luật. Tuy nhiên, những người này phải kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm. Chỉ có 1 trường hợp cán bộ đảng viên kiểm tra nhưng không có khuyết điểm hay sai phạm gì.

Trong danh sách 29 cán bộ, đảng viên chưa đến mức áp dụng hình thức kỷ luật, yêu cầu kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm, đáng chú ý, có bà Phạm Thị Hà, Phó giám đốc sở NN&PTNT, là vợ nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh. Ông Triệu Tài Vinh hiện là Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang xác định, bà Phạm Thị Hà (Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) bị yêu cầu kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm vì để “em chồng tác động nâng điểm thi cho con”.

Còn bà Triệu Thị Giang (Phó trưởng phòng Kinh tế đối ngoại, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Giang) bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách vì “nhờ người khác tác động, nâng điểm cho cháu ruột”, vi phạm những điều đảng viên không được làm.

Thí sinh hoàn thành môn thi cuối cùng tại điểm thi trường THPT Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. - Sputnik Việt Nam
Vụ gian lận thi cử ở Hà Giang liên quan ông Triệu Tài Vinh thế là xong?

Theo lời bà Nguyễn Thị Tố Oanh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang cho hay, trong quá trình tiến hành kiểm tra, xem xét, xử lý đối với cán bộ, đảng viên liên quan đến sai phạm trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại địa phương dù có nhiều cán bộ là lãnh đạo các đơn vị, Sở, ngành, địa phương và người nhà của nguyên lãnh đạo tỉnh nhưng quan điểm chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, thực hiện của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy là “không có vùng cấm”.

Bà Oanh cũng cho hay, trường hợp bà Phạm Thị Hà, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Giang (vợ ông Triệu Tài Vinh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, hiện là Phó Ban Kinh tế Trung Ương) và bà Triệu Thị Giang, Phó trưởng phòng Kinh tế đối ngoại, Sở Kế hoạch và Đầu tư (em gái ruột ông Triệu Tài Vinh), theo lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang, quá trình thẩm tra, xác minh, xem xét, xử lý kỷ luật không gặp bất cứ khó khăn, trở ngại nào.

“Với trường hợp của bà Triệu Thị Giang, em gái ruột của nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh, trong quá trình chúng tôi làm việc, bà Giang đã hợp tác, thừa nhận có tác động và cháu ruột được nâng điểm. Căn cứ các quy định về những điều đảng viên không được làm, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã tiến hành kỷ luật Khiển trách và đã có trong thông báo. Với trường hợp của bà Phạm Thị Hà, vợ của nguyên Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh, quá trình thẩm tra xác minh xét thấy vi phạm chưa đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật, do vậy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã yêu cầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm trước Chi bộ sinh hoạt và Đảng bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang khẳng định.

Hà Giang là một trong ba địa phương để xảy ra hiện tượng tiêu cực thi cử vô cùng nghiêm trọng trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 với 107 thí sinh được nâng điểm, trong đó có con gái của nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh.

Cơ quan chức năng sau đó đã khởi tố vụ án, khởi tố các bị can để điều tra hành vi nâng, sửa điểm cho hàng trăm thí sinh của tỉnh này. Đồng thời, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã đưa vụ án ra xét xử, nhưng phiên tòa đã bị hoãn vì vắng mặt quá nhiều người.

Con được nâng điểm mà chỉ có mình vợ ông Triệu Tài Vinh bị xử lý thôi sao?

Phát biểu với báo giới, bình luận về sự việc này, ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền (Ủy viên Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Đoàn ĐB tỉnh Phú Yên) cho biết bà rất quan tâm đến danh sách 29 cán bộ/151 người chỉ “rút kinh nghiệm” sau vụ gian lận thi cử gây chấn động ở Hà Giang. Bởi trong số những người này, có những cán bộ, đảng viên, nắm giữ vị trí chủ chốt, quan trọng trong hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền, nhưng hình thức xử lý đưa ra như vậy gây bức xúc trong xã hội.

“Cá nhân tôi cho rằng, thông báo kết quả kiểm tra của UB Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang chẳng khác nào thách đố dư luận xã hội, xem thường cảm xúc của không ít thí sinh bị thiệt thòi về quyền lợi liên quan trong vụ việc tiêu cực thi cử này”, Vietnamnet dẫn phát biểu của bà Phạm Thị Minh Hiền khẳng định.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh  - Sputnik Việt Nam
Ai sẽ thay ông Triệu Tài Vinh làm Bí thư Hà Giang?

Nữ đại biểu cho hay, xem qua thông báo, nghe thì có vẻ quá trình và phương pháp thanh tra, kiểm tra rất nghiêm túc, nhưng sự thật, nội dung, hình thức xử lý được nêu chỉ nổi bật hai điểm đó là “thừa thãi” và “dễ dãi”, đặc biệt là số cán bộ, đảng viên chủ chốt lại chỉ bị cho kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

“Thừa thãi bởi thay vì UB Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang phải ra một kết luận thẳng thắn, nghiêm túc, thậm chí đanh thép đối với những sai phạm, vi phạm của các tập thể và cá nhân nhằm làm trong sạch bộ máy, đội ngũ cán bộ, đảng viên thì họ lại làm cái việc không khác gì đi giải thích thay cho những người có liên quan đến sai phạm một cách gián tiếp hoặc trực tiếp”, bà Minh Hiền nhấn mạnh.

Theo Ủy viên Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, dư luận mong đợi một văn bản khách quan và công minh về cách làm, văn phong và câu chữ rõ ràng, thể hiện tính chiến đấu giữ gìn kỷ cương của Đảng chứ không phải kiểu sử dụng ngôn ngữ như một sự khỏa lấp, né tránh trách nhiệm của người giữ vai trò lãnh đạo, vị trí chủ chốt. Theo bà Hiền, văn bản phải chỉ ra được mức độ vi phạm tương ứng với trách nhiệm của những người này.

“Nội dung thông báo của UB Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang có vài cụm từ về mối quan hệ thân nhân những của bộ đảng viên trong danh sách công bố vô cùng khó hiểu, nhập nhằng. Tôi chỉ có cảm giác một số đối tượng là quan chức có liên quan đến gian lận thi cử bỗng dưng trở thành nạn nhân. Hóa ra vợ ông Triệu Tài Vinh là nạn nhân trong vụ gian lận điểm thi? Vậy ai là nạn nhân của ai?”, bà Hiền băn khoăn.

Theo nữ ĐBQH, khi xem thông tin trên tờ báo Đảng của tỉnh Hà Giang, bà cảm thấy có sự dễ dãi khi chấp nhận một kiểu giải trình đối phó “có hệ thống, rập khuôn, né tránh trách nhiệm” của những người có liên quan vụ việc.

Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh - Sputnik Việt Nam
Hà Giang nhất định phải hành động để bảo vệ danh dự cho Bí thư Triệu Tài Vinh

Trong khi đó, danh sách có cả những cán bộ lãnh đạo, quản lý có con, cháu được nâng điểm trong vụ gian lận thi cử vừa qua, Nhất là trường hợp ông Triệu Tài Vinh (thời điểm đó đang là Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang), bà Vương Ngọc Hà, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, theo bà Minh Hiền, đều là những người đóng vai trò nêu gương người đứng đầu, người lãnh đạo dám làm phải dám chịu.

Đối với trường hợp của bà Vương Ngọc Hà, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang kết luận: “Mẹ đẻ tác động cho con bà Hà, con được nâng điểm thi; yêu cầu kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm tại Chi bộ và Đảng ủy Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh.”.

Theo ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền: “Rõ ràng ở vị trí đó, ở cương vị đó anh không thể nói rằng “không liên quan” và đổ hết cho vợ, cho mẹ, cho em, cho người nhà.  Người nhà dù có thế nào đi chăng nữa thì họ cũng dùng cái uy tín, cái cương vị của anh ra để tác động, nên không thể nói anh không liên quan và không có trách nhiệm mà chỉ “kiểm điểm sâu sắc”.

Đã xin điểm cho con, đừng đổ cho ai làm vấn bẩn thanh danh

Bà Phạm Thị Minh Hiền nhắc lại trong quy định về những điều đảng viên không được làm, nhận diện những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống và soi chiếu biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thì hành vi “tác động nâng điểm cho con, cho cháu dù gián tiếp hay trực tiếp, việc kiểm kiểm, nhận trách nhiệm về vụ việc bê bối trên đều cho thấy những biểu hiện cụ thể. Nhưng văn bản của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh Hà Giang lại sử dụng ngôn từ nói giảm, nói tránh và thiếu rõ rang đến thế.

“Tôi nghĩ, dư luận xã hội, người dân không có nhu cầu tìm hiểu và cảm thông với các mối quan hệ dích dắc trong gia đình của đội ngũ cán bộ đảng viên đặt trong bối cảnh của vụ này! Việc nâng đỡ, giúp sức, tác động thay đổi điểm số thí sinh giờ đây không thể là hành vi cá nhân nữa. Đó là những lý giải không cần thiết, nó biến vụ nâng điểm bê bối gây chấn động dư luận trở thành một câu chuyện bi hài, rất đùa cợt với cảm xúc của người dân”.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang Triệu Tài Vinh phát biểu tại tổ. - Sputnik Việt Nam
Bí thư Hà Giang Triệu Tài Vinh được Bộ Chính trị điều về làm Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương

Bà Hiền thẳng thắn, nếu những người tham gia “tác động” nâng điểm cho con, cho cháu không phải là vợ, là mẹ hay em của lãnh đạo thì liệu có được hay không.

“Mẹ, vợ cho đến em chồng, những người đó người dân không cần biết, người ta chỉ cần biết ở cương vị đó, anh đã có sự tác động gián tiếp hay trực tiếp để nâng điểm cho con cháu mình. Nếu anh không ở cương vị đó, người thân của mình làm sao mượn danh, mượn uy để tác động? Chắc chắn là có liên quan chứ, nhưng cái cách lý giải được UBKT Tỉnh ủy Hà Giang chấp nhận thì gần như chẳng có liên quan. Chủ trương phòng chống tham nhũng, xử lý vi phạm là “không có vùng cấm” nhưng cách xử lý mà UBKT Tỉnh ủy Hà Giang đưa ra lại “có vùng rón rén”, Ủy viên Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội nhấn mạnh.

Nữ ĐBQH nhấn mạnh, các cơ quan chức năng một khi đã vào cuộc thì phải “làm cho ra”, cần đặt yếu tố minh bạch, công tâm lên hàng đầu. Thêm vào đó, đối với những người giữ vị trí chủ chốt, vai trò làm gương, có trách nhiệm với bản than, bà Hiền mong họ “đừng xem thường dư luận”.

“Nếu như xem đó là vấn đề vô can đối với mình và gần như chối bỏ trách nhiệm của mình trong vụ việc khi con mình, cháu mình là người được nâng điểm thì đừng mong rằng dư luận, hay ai đó đang làm vấy bẩn thanh danh chính mình, làm ô uế gia đình mình. Đừng mong làm trong sáng lương tâm, một khi anh không có đủ khí chất để nhận trách nhiệm”, Infonet trích phát biểu của bà Phạm Thị Minh Hiền khẳng định.

Kết luận sai phạm đã rõ, ông Triệu Tài Vinh có vô can?

Trước đây, khi rộ thông tin về việc con gái của nguyên Bí thư tỉnh ủy Hà Giang lúc bấy giờ là ông Triệu Tài Vinh cũng được nâng 5,4 điểm. Trao đổi trên báo chí ông Vinh cũng xác nhận con gái mình nằm trong danh sách “được nâng điểm”. Nhưng ông Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương khẳng định mình không biết, không chỉ đạo gì, chắc ai đó “mượn cái việc đấy để nâng điểm”:

“Cháu luôn luôn nằm trong top 10 của trường. Tôi không phải đi xin điểm. Báo chí cần nắm thêm học lực của cháu ở trường. Cháu học như thế nào thì nhà trường đều biết”, ông Triệu Tài Vinh tuyên bố.

Sau khi vợ ông Vinh là bà Phạm Thị Hà có tên trong bản kết luận sai phạm mà Ủy ban Kiểm tra Tỉnh Hà Giang công bố, dư luận đặt câu hỏi, không lẽ con ruột mình được nâng điểm, vợ cũng bị kiểm điểm vì “tác động”, xin chạy điểm cho con gái mà ông Triệu Tài Vinh lại không liên quan?

Phát biểu về vấn đề này, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến cho biết đây là điều hết sức khó hiểu, không bình thường.

“Những người trực tiếp tham gia thì phải có hình thức kỷ luật nặng hơn đưa ra khỏi ngành hoặc cao hơn nữa là chịu trách nhiệm hình sự. Đây cũng là theo luật, quy định - gây hậu quả nghiêm trọng thì cũng phải chịu trách nhiệm theo luật, nếu nương nhẹ chỉ phê bình khiển trách thì chưa tương xứng với hành vi của họ”, ông Tiến chia sẻ với Infonet khẳng định.

Bí thư tỉnh ủy Triệu Tài Vinh - Sputnik Việt Nam
Bí thư Triệu Tài Vinh: “Làm gì có chuyện vùng cấm trong xử lý cán bộ gian lận điểm thi!”

Ông Tiến đặt vấn đề, trước đây ông Triệu Tài Vinh một mực khăng khăng phủ nhận không có chuyện “chạy điểm”, “xin điểm” cho con gái, nhưng nay kết luận thanh tra lại chỉ rõ vợ nguyên Bí thư tỉnh ủy Hà Giang “có tác động tới em chồng để nâng điểm cho con”. Như vậy, với vai trò vừa là một lãnh đạo, một đảng viên, cán bộ này (ông Triệu Tài Vinh) có vi phạm những điều lệ “đảng viên không được làm” hay không?

“Việc một số cán bộ lãnh đạo của Hà Giang có danh sách người nhà tham gia tác động để nâng điểm cho con nhưng lại nói tôi không hề biết đây là người nhà thậm chí bà hoặc vợ, có thật bản thân họ không hề biết gì sao? Hay đằng sau có điều gì rất khó hiểu hoặc không bình thường? Vì con của mình thì mình phải hiểu phải biết, ai tác động thì mình phải biết. Đây là hình thức 'chạy' để giảm nhẹ hình phạt của xã hội, của dư luận với cá nhân họ”, ông Lê Như Tiến khẳng định.

Nguyên ĐBQH nhắc lại mệnh lệnh của Tổng Bí Thư về việc phòng chống, xử lý tham nhũng “không trừ một ai, dù người đó là ai, ở cấp bậc nào, chức vụ gì cũng không có vùng cấm”.

“Do đó, pháp luật phải nghiêm khắc, công bằng, bình đẳng với mọi người, không phải cứ cấp trên thì được tha bổng, được nương nhẹ, cấp dưới thì nặng tay. Hiện tượng ở Hà Giang cũng như ở Hòa Bình, Sơn La… trong thời gian vừa qua nói rộng ra một số tỉnh là có dấu hiệu chạy điểm, nâng điểm hoặc gian lận điểm thi chúng ta phải làm nghiêm minh, công bằng, bình đẳng, tất cả mọi người đều như nhau”, ông Lê Như Tiến khẳng định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала