Vì sao Việt Nam vẫn chưa công khai danh tính 9 người bỏ trốn ở lại Hàn Quốc?

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNThiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an trả lời câu hỏi của phóng viên.
Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an trả lời câu hỏi của phóng viên.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Dù Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã lên tiếng nhận trách nhiệm vụ 9 người tham gia Đoàn công tác Quốc hội bỏ trốn ở lại Hàn Quốc nhưng cụ thể những cá nhân này là ai, có ‘quen biết’ với Bộ trưởng hay không thì hiện chưa rõ.

Lý do chưa công bố danh tính 9 người bỏ trốn ở lại Hàn Quốc

Vụ việc chấn động dư luận và “mang tiếng” liên quan đến 9 người tham gia Đoàn công tác Quốc hội bỏ trốn ở lại Hàn Quốc vẫn còn rất nhiều câu hỏi hiện chưa có lời đáp. Việc công bố danh tính 9 công dân Việt Nam đang bị cảnh sát Hàn Quốc truy tìm và trục xuất về nước này là một trong những thông tin đáng chú ý nhất tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ tháng 9 diễn ra chiều tối 2/10 tại Hà Nội.

Đài Truyền hình Hàn Quốc đưa tin về vụ 9 người Việt trong đoàn công tác trốn ở lại trái phép - Sputnik Việt Nam
9 người Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc có nằm trong tầm ngắm của chiến dịch "đốt lò"?

Tai phiên họp báo Chính phủ thường kỳ, khi trả lời câu hỏi của báo chí về yêu cầu công bố tên tuổi cụ thể của 9 người Việt “bay nhờ chuyên cơ” của Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân rồi bỏ trốn ở lại Hàn Quốc, Thiếu tướng Tô Ân Xô- Chánh Văn phòng Bộ Công an, người phát ngôn Bộ Công an cũng chưa đưa ra bất cứ thông tin nào đáng chú ý.

Theo đó, Thiếu tướng Tô Ân Xô chỉ nói, về vụ việc liên quan đến 9 người Việt bỏ trốn ở Hàn Quốc, Tổng Thư ký Quốc Hội Nguyễn Hạnh Phúc đã cung cấp thông tin chi tiết đến báo chí và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH-ĐT) cũng đã ra thông cáo, thông tin ban đầu rộng rãi đến dư luận.

“Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, kết quả cụ thể như thế nào chúng tôi sẽ thông báo sau” - Người phát ngôn Bộ Công an Việt Nam khẳng định.

Về vụ việc này, thay mặt cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Nguyễn Đức Trung nhấn mạnh: Việc tổ chức đoàn Chủ tịch Quốc hội đi Hàn Quốc vừa qua có rất nhiều đơn vị được giao, Bộ KH-ĐT là một trong số những cơ quan được giao nhiệm vụ lần này. Khi đảm nhận công việc, cơ quan chủ trì thực hiện lựa chọn các doanh nghiệp theo đúng quy định.

“Trong quy trình này, chúng tôi đã phối hợp với các đơn vị liên quan, trong đó có cơ quan an ninh thẩm tra nhân han của các doanh nghiệp tham gia đoàn”, Thứ trưởng Bộ KH- ĐT Nguyễn Đức Trung cho biết.

Vị thứ trưởng chia sẻ thêm rằng, việc doanh nghiệp xin tham gia các đoàn cấp cao rồi bỏ trốn là tình huống “không lường trước được” và Bộ đã kiểm điểm trách nhiệm, nếu có sai phạm sẽ xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

Giải thích lý do không công khai danh tính 9 người bỏ trốn ở lại Hàn Quốc, ông Nguyễn Đức Trung cho hay: “Các cơ quan chức năng của cả phía Việt Nam và Hàn Quốc hiện vẫn đang điều tra sự việc nên đến thời điểm này chúng tôi chưa thể cung cấp thông tin danh tính 9 người này, kể cả 2 người đã về nước. Khi nào có đủ thẩm quyền, chúng tôi sẽ cung cấp”.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận trách nhiệm vụ 9 người bỏ trốn ở Hàn Quốc

Thứ trưởng Trung thừa nhận, đoàn đi Hàn Quốc vừa rồi để xảy ra sự việc là hết sức đáng tiếc, là sự việc lần đầu tiên xảy ra và tính chất rất nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến nhiều người, nhiều cơ quan.

“Bộ Kế hoạch - đầu tư thấy có trách nhiệm trước vụ việc này, do đó chúng tôi đã tổ chức rà soát lại toàn bộ quy trình lựa chọn doanh nghiệp tham gia, để đảm bảo chặt chẽ. Với vụ việc vừa qua, nếu kiểm tra, rà soát, phát hiện thấy cán bộ vi phạm thì chúng tôi sẽ xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật”, thứ trưởng Nguyễn Đức Trung khẳng định.

Trước đó, hôm 26.9, trong thông cáo báo chí phát đi, Bộ KH-ĐT đã xin “rút kinh nghiệm sâu sắc sau vụ việc “rất mang tiếng và đáng tiếc” này.

Trong thông cáo Bộ KH-ĐT nêu rõ, liên quan đến vụ việc 9 người Việt Nam đã không có mặt tại sân bay lúc cất cánh về nước sau khi kết thúc chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vào tháng 12.2018, Bộ KH-ĐT đã chỉ đạo Cục Đầu tư nước ngoài- đơn vị đầu mối tổ chức đoàn- tiến hành rà soát, rút kinh nghiệm để có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài tới đây.

“Việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp đi cùng đoàn công tác của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội trong các hoạt động chính trị, ngoại giao ở nước ngoài là một chủ trương đúng đắn, nhằm phát triển quan hệ chính trị, ngoại giao kết hợp phát triển kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và các địa phương mở rộng các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại, hiện thực hóa các cam kết về hội nhập”, Thông cáo báo chí cho biết.

Bộ KH-ĐT khẳng định, trong suốt hơn ba chục năm qua, Bộ đã được giao tổ chức nhiều đoàn doanh nghiệp đi tháp tùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội trong các chuyến thăm, làm việc ở nước ngoài. Mục đích và nội dung chính mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng tới chính là tổ chức các cuộc tiếp xúc, các hội nghị, diễn đàn xúc tiến đầu tư, kết nối doanh nghiệp trong và ngoài nước, thúc đẩy các hoạt động thương mại và đầu tư, đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

Tổng thư ký - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc báo cáo tiếp thu, giải trình về dự thảo Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lên tiếng vụ 9 người trong Đoàn ĐBQH bỏ trốn ở lại Hàn Quốc

Bộ KH-ĐT khẳng định Việc chọn lọc, thẩm định, lập danh sách đoàn doanh nghiệp đi tháp tùng được thực hiện nghiêm túc, cẩn trọng, sau đó gửi các cơ quan hữu quan thẩm tra, cho ý kiến. Việc quản lý đoàn đi cũng được thực hiện chặt chẽ bằng nhiều cách thức khác nhau.

“Tuy nhiên, lần này, một số người đã cố tình lợi dụng việc tham gia đoàn để bỏ trốn, ở lại Hàn Quốc bất hợp pháp, bỏ cả hộ chiếu lại. Toàn bộ số hộ chiếu này, sau đó đã được Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư bàn giao cho các cơ quan chức năng”, Bộ KH-ĐT thừa nhận trong Thông cáo báo chí.

Bộ KH-ĐT cũng đánh giá đây là sự việc nghiêm trọng, sự cố lần đầu tiên xảy ra, nên “Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận rằng phải nghiêm túc rút kinh nghiệm”. Thông báo của Bộ KH-ĐT khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để truy tìm các đối tượng hiện đang bỏ trốn, triệu hồi về nước và xử lý theo quy định của pháp luật.

Đặc biệt, nếu phát hiện nội bộ có sai phạm liên quan, Bộ sẽ không bao che, đồng thời nghiêm khắc xử lý cán bộ theo mức độ và quy định của pháp luật. Theo Bộ KH-ĐT, đây là bài học sâu sắc để rà soát, rút kinh nghiệm khi tổ chức đoàn doanh nghiệp đi cùng, không để lặp lại sự cố này trong các chuyến đi tiếp theo.

9 người bỏ trốn ở Hàn Quốc không phải những nhân vật đơn giản

Sau khi thông tin 9 người Việt Nam là đại diện doanh nghiệp tham gia đoàn công tác của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn Đại biểu Việt Nam sang thăm và làm việc theo lời mời của Chủ tịch Quốc Hội nước bạn Moon Hee Sang rồi bỏ trốn, ở lại cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, trong dư luận xuất hiện tin đồn rằng những người bỏ trốn “là người quen” của Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phủ nhận “tin đồn thất thiệt này”.

“Tôi đã kiểm tra kỹ, họ không liên quan gì tới tôi cả. Do phía công an đang điều tra nên danh tính ra sao không thuộc thẩm quyền công bố của bộ nữa”, TPO trích dẫn phát biểu của ông Nguyễn Chí Dũng khẳng định.

Đồng thời, vị Tư lệnh ngành tuyên bố: “Bộ không đi làm tour, thu tiền! Thay vào đó, việc này được giao cho Vietravel”.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định Bộ KH-ĐT đã “làm hết trách nhiệm”, hết sức chặt chẽ. Theo ông Dũng, rõ ràng, các cơ quan chức năng đã chọn lọc nhưng doanh nghiệp lại “qua mặt”, cố tình lợi dụng cơ hội.

“Đây là chủ trương của nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đi xúc tiến đầu tư, tạo cơ hội để kêu gọi đầu tư, nhưng lại bị họ lợi dụng. Sự việc quá đáng tiếc, chúng tôi mất bao nhiêu công sức nhưng bị ảnh hưởng. Chúng tôi được giao nhiệm vụ đi làm hàng trăm đoàn nay có một đoàn thế thì rất mang tiếng. Nếu làm chặt quá thì họ lại bảo gây khó dễ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp nói muốn tìm hiểu cơ hội chả lẽ không cho đi? Chúng tôi cũng yêu cầu nêu rõ thông tin đi làm gì, mục đích như thế nào, nhưng họ lợi dụng thì khó. Tất nhiên, việc này sẽ phải rút kinh nghiệm sâu sắc”, ông Dũng nói.

Bình luận về vụ việc này, một nguồn tin khẳng định với Sputnik rằng:

“Họ (9 người bỏ trốn ở lại Hàn Quốc) chắc có “vai vế” nhất định. Về kinh tế chắc chắn chả phải "nghèo đói" gì. Vậy tại sao họ trốn? Bỏ cả hộ chiếu? Và vì sao danh sách người trốn được giữ kín đến tận hôm nay? Phải chăng họ trong tầm ngắm của Cơ quan điều tra, tầm ngắm của chiến dịch “đốt lò” nên đã cao chạy xa bay nhằm đến nước thứ ba?

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng - Sputnik Việt Nam
Có người quen Bộ trưởng Bộ KH-ĐT trong số 9 người bỏ trốn tại Hàn Quốc?

Việc doanh nghiệp Việt Nam được tạo điều kiện cùng tham gia các chuyến công tác của Đoàn Cấp cao khi lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ có chuyến thăm, làm việc ở các nước để tìm kiếm cơ hội kinh doanh, phát triển sản xuất là chính sách đã được áp dụng nhiều năm qua. Tuy nhiên, trong quá trình rà soát hồ sơ, tuyển chọn đại diện doanh nghiệp, Bộ KH-ĐT cũng như nhiều cơ quan liên quan thừa nhận còn những sơ hở nhất định để các đối tượng xấu lợi dụng, lách luật và “qua mặt”:

“Vụ việc vừa qua cho thấy đó là “con dao hai lưỡi”. Thế nên có hay không có người nhà của ông Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng đi cùng đoàn đó thì sự sơ hở, mất cảnh giác cũng vẫn cứ diễn ra như vậy mà thôi”, nguồn tin khác chia sẻ với Sputnik cho hay. (Ý kiến trong bài viết thể hiện góc nhìn riêng của tác giả, không phản ánh quan điểm của Sputnik).

Phát biểu về vụ việc đáng tiếc này, Tổng Thư ký Quốc Hội Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định 9 người bỏ trốn này chỉ “đi nhờ máy bay” của Đoàn Quốc hội Việt Nam:

“Đây là một sự việc rất đáng tiếc. Số người bỏ trốn nêu trên không thuộc thành phần đoàn công tác của Chủ tịch Quốc hội mà chỉ tham gia diễn đàn và xin cho đi nhờ chuyên cơ. Tất cả ăn nghỉ sinh hoạt của đoàn này bên Hàn Quốc đều do Bộ Kế hoạch - đầu tư quản lý. Lúc về mới biết thiếu 9 người, chúng tôi đã chỉ đạo lập tức phải đi tìm và đưa số người này về. Từ đó đến nay chỉ tìm được 2 người, 7 người nữa vẫn đang quyết liệt đi tìm”, thông cáo báo chí của Văn phòng Quốc Hội khẳng định.

Bên cạnh đó, Tổng thư ký Quốc Hội nhấn mạnh những người bỏ trốn không thuộc thành phần ngoại giao của Quốc hội Việt Nam và không được cấp visa ngoại giao.

“Quá trình chuẩn bị phục vụ chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội nước ta đến Hàn Quốc, cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức diễn đàn nêu trên có liên hệ cho đoàn của họ đi nhờ máy bay chở chủ tịch Quốc hội và chúng tôi đã đồng ý. Những người này không thuộc thành phần đoàn thăm chính thức”, ông Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh thêm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала