Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân ủng hộ đổi giờ làm theo vùng

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNBộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân tại các phường thuộc quận, thị xã của thành phố Hà Nội.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân tại các phường thuộc quận, thị xã của thành phố Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho rằng cần nghiên cứu đề xuất đổi giờ làm, nhưng không thể đồng loạt trên cả nước mà xem xét sao cho phù hợp với từng cơ quan, địa phương và đặc điểm khí hậu.

Phát biểu trong phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội chiều 31/10, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề xuất Việt Nam nghiên cứu đổi giờ học, giờ làm lên 8h30 hoặc 9h, nghỉ trưa một tiếng, theo VnExpress.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình Vũ Tiến Lộc phát biểu.  - Sputnik Việt Nam
Bức tranh kinh tế-xã hội tổng quan năm 2019

Sáng 1/11, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho rằng đó là ý kiến cần tham khảo, "tuy nhiên để quyết định thay đổi thì phải xem xét nhiều vấn đề liên quan". Theo ông Tân, giờ làm giữa cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp nên bố trí lệch nhau để tránh ùn tắc giao thông. 

"Nếu tất cả cơ quan, đơn vị cùng bắt đầu giờ làm việc muộn hơn thì không giải quyết được vấn đề ùn tắc giao thông, do vậy bố trí giờ làm phải thận trọng, đảm bảo nhu cầu của người lao động và hài hoà với vấn đề giao thông", ông nói.

Ngoài ra, ông Tân cho rằng giờ làm hành chính phải phù hợp với từng cơ quan, địa phương và đặc điểm khí hậu. Hiện ở phía Bắc làm việc từ 8h nhưng phía Nam là 7h hoặc 7h30. Vì vậy, để thống nhất chung cả nước rất khó, "đổi giờ làm nên quy định theo vùng miền, thành phố lớn và có tính đặc thù".

"Dù thay đổi giờ làm thế nào, chúng ta cũng phải đảm bảo nguyên tắc làm việc 8 giờ mỗi ngày. Sớm hay muộn thì cũng phải theo Bộ luật lao động. Hơn nữa với bộ máy hành chính, mục đích là làm hết việc chứ không phải hết giờ làm", Bộ trưởng Nội vụ nhấn mạnh.

Về đề xuất thời gian nghỉ trưa ngắn hơn, ông Tân nói thời gian qua một số cơ quan đã thực hiện để mọi người tranh thủ ăn trưa xong, nghỉ một lúc rồi làm ngay vì "ở cơ quan cũng không có chỗ nghỉ". "Đó là nhu cầu. Chúng ta cần lắng nghe ý kiến của người lao động, sau đó tổng hợp các ý kiến và bố trí sao cho hợp lý", Bộ trưởng nói.

Thêm ý kiến về vấn đề giờ làm

Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội cũng cho rằng, mỗi địa phương, vùng miền có điều kiện tự nhiên khác nhau, do vậy không thể quy định cứng bắt buộc giờ làm từ 8h30 hay 8h.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV với tỷ lệ tán thành 95,26%.  - Sputnik Việt Nam
Quốc hội bắt đầu thảo luận về kinh tế-xã hội

Ông nói, hiện thời gian bắt đầu làm việc của các cơ quan ở Trung ương do Thủ tướng quyết định; còn tại địa phương do chủ tịch UBND tỉnh quy định, từng địa phương có thể điều chỉnh linh hoạt nếu thấy cần thiết.

"Chúng ta học tập kinh nghiệm từ các nước nhưng cần có chọn lọc và phù hợp với điều kiện trong nước, từng địa phương, chứ không nhất thiết quy định cứng về giờ làm việc trong luật khiến cả nước phải áp dụng theo", ông nói.

Theo ông Lợi, muốn thay đổi giờ làm thì từng địa phương cần có đánh giá tác động xem việc thay đổi đó có thực sự giúp làm tăng năng suất lao động, tốt hơn cho điều kiện sinh hoạt của người lao động hay không, nếu hợp lý thì các tỉnh, thành có thể nghiên cứu áp dụng. 

"Giờ làm việc có tác động tới năng suất lao động nhưng không phải yếu tố quyết định, mà phải là công nghệ, chất lượng nhân lực, điều kiện làm việc. Trong điều kiện làm việc, tuỳ ngành nghề có thể sắp xếp thời gian hợp lý", ông Lợi nói.

Với riêng khối hành chính, ông Lợi cho rằng, những cán bộ, công chức làm công việc liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp thì cần có mặt đúng giờ và đủ 8 tiếng mỗi ngày; còn những người làm công việc khác, ví dụ lĩnh vực nghiên cứu thì có thể không bắt buộc như vậy.

Ở góc độ địa phương, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam Phan Việt Cường cho rằng, giờ làm việc nên phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết từng vùng. Với miền Trung, giờ làm việc cần linh hoạt, có khi sớm hơn, có khi muộn hơn vì thời tiết khắc nghiệt và thay đổi lớn theo mùa.

"Vấn đề này, Quốc hội, Chính phủ nên phân cấp về các địa phương quyết định, không nhất thiết thống nhất trong cả nước", ông Cường nêu quan điểm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Tình hình kinh tế-xã hội 9 tháng đầu năm tốt hơn dự báo
Theo ông, giờ làm việc áp dụng trong khối hành chính ở tỉnh Quảng Nam hiện nay "rất phù hợp". Ví dụ, buổi sáng, cán bộ, công chức bắt đầu làm việc lúc 7h, nghỉ trưa lúc 11h và chiều làm việc từ 1h30 đến 5h.

"Công tác ở Quảng Nam 30 năm, tôi thấy giờ làm việc ở tỉnh áp dụng như vậy là phù hợp. Còn Hà Nội, TP HCM và các tỉnh khác tuỳ theo thời tiết, khí hậu, mùa mà quyết định giờ làm việc", ông Cường nói thêm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала