Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân hứa sẽ nhận khuyết điểm với Thủ tướng

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNBộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trả lời chất vấn của các đại biểu.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trả lời chất vấn của các đại biểu. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân khẳng định trước Quốc hội rằng bản thân ông sẽ tự viết bản kiểm điểm gửi Thủ tướng đồng thời nhận trách nhiệm vì chậm trễ ban hành thông tư về vấn đề công chức người dân tộc thiểu số.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nhận khuyết điểm với Thủ tướng

Tại phiên chất vấn chiều ngày 7.11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, ĐBQH Hà Thị Lan (Đoàn bắc Giang) đã đặt vấn đề về Quyết định số 402 của Thủ tướng ngày 14.3.2016 phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân tại các phường thuộc quận, thị xã của thành phố Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân ủng hộ đổi giờ làm theo vùng

Theo đó, Thủ tướng đã xác định tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức tương ứng với tỷ lệ dân số. Nhưng đến nay gần 4 năm Bộ Nội vụ chưa có văn bản, thông tư để hướng dẫn thực hiện. Bên cạnh đó, trong Đề án phát triển kinh tế - xã hội, vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2020-2021 đến 2030 trình Quốc hội tại kỳ họp này cũng tiếp tục đề xuất chính sách này.

“Vậy đề nghị Bộ trưởng cho biết rõ tính khả thi của chính sách này?”, ĐBQH Hà Thị Lan nêu vấn đề.

Trả lời câu hỏi này của đại biểu, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thẳng thắn nhận trách nhiệm.

“Đây là lần thứ 2, tôi thay mặt lãnh đạo Bộ Nội vụ xin nhận khuyết điểm trước Thủ tướng. Đây là quyết định về chính sách đối với cán bộ người dân tộc. Từ tháng 3.2016, Chính phủ giao cho Bộ Nội vụ thực hiện 8 nhiệm vụ mà đến nay chúng tôi còn 4 nhiệm vụ chưa làm. Tôi xin báo cáo với Thủ tướng là tôi sẽ làm bản tự kiểm điểm gửi Thủ tướng trong tháng 12 năm nay để nhận trách nhiệm về vấn đề này. Đây là thiếu sót của Bộ Nội vụ, trong đó có trách nhiệm của Bộ trưởng”, Bộ trưởng nêu.

Vị tư lệnh ngành Nội vụ tiếp tục thừa nhận:

“Bây giờ quyết định của Thủ tướng quy định chế độ chính sách như thế nhưng chưa ban hành chương trình hành động, chưa phối hợp với Bộ Tài chính để lập kinh phí thực hiện, cũng chưa có tổng hợp báo cáo hàng năm và đề án xây dựng, đào tạo cán bộ người dân tộc cũng chưa có. Khuyết điểm này cần phải kiểm điểm đến nơi đến chốn”, đồng chí Lê Vĩnh Tân cho biết.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin rằng sáp tới sẽ cần phải thay đổi về phương thức tuyển dụng để đảm bảo tỷ lệ, không thể tuyển chung giữa cán bộ người dân tộc và người Kinh vì điều kiện vẫn có sự khác biệt từ tiêu chuẩn, ngoại ngữ. Bên cạnh đó, đồng chí Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh phải cương quyết đảm bảo tỷ lệ người dân tộc. Bộ trưởng nêu báo cáo từ 40 tỉnh, thành thì cơ bản các tỉnh đảm bảo được tỷ lệ, có nơi đạt tỷ lệ rất cao nhưng ở bộ ngành thì tỷ lệ công chức người dân tộc còn ít do có sự đặc thù. Đơn cử như ở Bắc Giang thì tỷ lệ này đạt tới 70-80%.

“Có thể nói tỷ lệ về công chức, viên chức là người dân tộc hiện nay không có vấn đề gì. Chỉ còn lại với các bộ ngành, với các bộ ngành ở các địa phương, tỷ lệ công chức người dân tộc rất ít. Đây là vấn đề cần phải cân đối, tỷ lệ bộ ngành phải tính khác với địa phương”, đồng chí Lê Vĩnh Tân chia sẻ.

Đảng, Nhà nước không quy định chức danh “hàm”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng quà Tết cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông
ĐBQH Cao Đình Thưởng (Đoàn Phú Thọ) nêu vấn đề chức danh “hàm” của các cơ quan Trung ương mà ĐBQH quan tâm từ khóa trước đến nay, đã được giải quyết và xử lý như thế nào? Theo ông Thưởng, nếu vấn đề này đúng, cần phát huy đồng bộ, nếu sai, cần phải sửa hoặc bãi bỏ.

Phát biểu về vấn đề này, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân khẳng định, Đảng, Nhà nước không quy định chức danh “hàm”. Theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, Bộ Nội vụ và Ban Tổ chức Trung ương phối hợp tham mưu xây dựng văn bản về chuyên gia cao cấp, chức danh trợ lý và thư ký và dự thảo này sẽ sớm được trình và sẽ không có chức danh “hàm”.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân lên tiếng về vấn đề tinh giản biên chế

Đại biểu Châu Quỳnh Dao (Đoàn Kiên Giang) nêu quan điểm tinh giản biên chế có thể dẫn tới tình trạng loại mất người tài, loại nhầm người giỏi, giữ lại những người vừa kém tài, kém đức.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nêu rõ, không nên giảm biên chế cào bằng.

“Chỉ tiêu, tinh giản biên chế của Chính phủ không quy định cào bằng mà giảm trong tổng biên chế của địa phương và bộ ngành quản lý. Như với Bộ Nội vụ vừa rồi giao biên chế năm 2019, tăng biên chế cho 3 đơn vị, nhưng giảm 6 đơn vị. Tùy theo chức năng, công việc, nhiệm vụ hàng năm mà điều chỉnh trên tổng biên chế là do thủ trưởng, người đứng đầu đơn vị quyết định chứ không phải đơn vị nào, vụ nào, sở nào chúng ta cũng giảm hết 2%.  Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị này năm nay tăng thì biên chế tăng. Trường hợp năm nay ít thì giao lại, điều chuyển công tác cán bộ để đảm bảo làm sao tổng biên chế của chúng ta không tăng”, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân khẳng định.

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân: "Dân nhất trí bổ sung quy định kỷ luật cán bộ nghỉ hưu"
Bên cạnh đó, đồng chí Bộ trưởng còn bổ sung thêm rằng, đối với vấn đề tinh giản biên chế, đến giờ này, Bộ Nội vụ đã báo cáo đến năm 2021, khả năng thực hiện giảm tối thiếu 10% biên chế sự nghiệp trong cơ quan hành chính là khả thi.

“Trong 2 năm vừa qua, Bộ Nội vụ kết hợp với Bộ Tài chính chúng tôi cắt giảm biên chế ngay 2% mỗi năm. Riêng Bộ Tài chính cắt giảm kinh phí chi thường xuyên cũng 2%. Tới cuối năm 2020, chúng ta đã đạt được 8,85%”, vị tư lệnh khẳng định.

Trả lời câu hỏi về vấn đề tinh giản biên chế gây thiếu hụt người làm trong trường học, bệnh viện, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, trong tổng số biên chế được phê duyệt hàng năm thì giáo viên và nhân viên y tế chiếm tỉ lệ lớn.

“Tuy nhiên, tình trạng nêu trên vẫn diễn ra và để giải quyết, Bộ Nội vụ đã tham mưu Chính phủ xét biên chế cho giáo viên mầm non hợp đồng trước năm 2015 ở 19 tỉnh, thành, với số lượng 20.000 người. Chính phủ cũng đã thông báo đến các địa phương thống kê lực lượng giáo viên, nhân viên y tế còn thiếu để bổ sung biên chế, theo chủ trương "có người học thì có giáo viên, có người bệnh thì có bác sỹ". Hiện Chính phủ đã đồng ý biên chế 18.000 giáo viên, 12.000 nhân viên y tế”, ông Lê Vĩnh Tân cho hay.

Trước đó, phát biểu mở đầu phiên chất vấn, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thông tin, thực hiện sắp xếp lại tổ chức, bước đầu Chính phủ đã giảm được 4 tổng cục, 11 vụ thuộc Bộ, 9 đơn vị sự nghiệp ở Trung ương. Số đơn vị hành chính huyện xã giảm nhiều, như Cao Bằng giảm 3 huyện, 38 xã; Thanh Hoá giảm 76 cấp xã; Hoà Bình giảm 59 xã; Phú Thọ giảm 52 xã.

“Tinh giản biên chế khối hành chính nhà nước đã giúp chất lượng cán bộ, công chức, viên chức tăng lên”, lãnh đạo Bộ Nội Vụ khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала