Thủ tướng tham dự Diễn đàn “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam”

© Ảnh : VGP/Quang HiếuThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham quan triển lãm kỹ năng nghề trong khuôn khổ sự kiện.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham quan triển lãm kỹ năng nghề trong khuôn khổ sự kiện.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nguồn lực phát triển đất nước ta không phải là rừng vàng biển bạc, cái chính là gần 100 triệu người Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Công tác đổi mới giáo dục nghề nghiệp đã có được hiệu quả bước đầu

Sáng 16/11, Diễn đàn “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam” với chủ đề “Doanh nghiệp đồng hành đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp” được tổ chức dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ tại Hà Nội. Đây là diễn đàn lớn nhất từ trước đến nay trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp với nội dung về kỹ năng lao động Việt Nam.

Tham dự Diễn đàn này có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và hơn 1.500 đại biểu bao gồm đông đảo các doanh nghiệp, tập đoàn lớn có sử dụng nhiều nhân lực, các chuyên gia về giáo dục. 

© Ảnh : Chính phủThủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn.
Thủ tướng tham dự Diễn đàn “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam” - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn.

Phát biểu kết luận diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phú nhìn nhận các đại biểu đã đóng góp những ý kiến, kinh nghiệm tốt, có giá trị cho sự phát triển nguồn nhân lực ở nước ta.

Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP Minh Anh – Kim Liên, Khu công nghiệp Bắc Vinh (Nghệ An).  - Sputnik Việt Nam
Lao động Việt Nam nằm trong nhóm có kỹ năng kém nhất ASEAN
“Tôi đã nêu trước Quốc hội rằng nguồn lực phát triển đất nước ta không phải là rừng vàng biển bạc, cái chính là gần 100 triệu người Việt Nam”, - Thủ tướng nói.

Kinh nghiệm thành công của nhiều quốc gia phát triển cho thấy khi các điều kiện khác không thay đổi thì nhân lực có kỹ năng, nhất là những người có tay nghề cao, đóng góp vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần tạo năng suất lao động vượt trội, thúc đẩy tăng trưởng GDP,  nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Những năm gần đây, công tác đổi mới giáo dục nghề nghiệp đã có được hiệu quả bước đầu. Trong đó, xác định được 130 nghề trọng tâm, đã có 40 trường nghề trọng điểm, chất lượng cao. Nhiều trường có chương trình tốt và đặc biệt là 3 năm gần đây thì tuyển sinh của các trường dạy nghề vượt chỉ tiêu. Đây là dấu hiệu đáng mừng.

Tình trạng thiếu thầy, thiếu cả thợ

Các ý kiến phát biểu tại Diễn đàn đều khẳng định vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp, về đào tạo nghề nghiệp gắn với doanh nghiệp theo địa chỉ đặt hàng và thị trường lao động. Có ý kiến cho rằng, giáo dục nghề nghiệp là con đường gia nhập thị trường lao động nhanh nhất, có việc làm tốt và thu nhập ổn định. 

© Ảnh : H.THANHSinh viên Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao đưa mô hình robot di động đến tham gia triển lãm tại Diễn đàn quốc gia.
Thủ tướng tham dự Diễn đàn “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam” - Sputnik Việt Nam
Sinh viên Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao đưa mô hình robot di động đến tham gia triển lãm tại Diễn đàn quốc gia.

Việc gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp có chuyển biến tích cực, có thể nêu ra rất nhiều tấm gương tốt về đào tạo trong doanh nghiệp, trường bên cạnh doanh nghiệp như THACO Chu Lai, Viettel, Vingroup, Vietjet. Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, có nhiều doanh nghiệp có trường dạy nghề tốt như Samsung, có thể đào tạo đến vài trăm nghìn lao động.

Chủ tịch HĐQT Vietjet Nguyễn Thanh Hà cho rằng sự tham gia của doanh nghiệp trong xây dựng lực lượng lao động, nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam là thực sự cần thiết để tránh lãng phí các nguồn lực trong xã hội, nâng cao hiệu quả đào tạo. Doanh nghiệp sẽ có những đóng góp thiết thực nhất vào các bước hoàn thiện quy trình, nội dung giáo dục nghề nghiệp. 

© Ảnh : VGP/Quang HiếuThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham quan triển lãm kỹ năng nghề trong khuôn khổ sự kiện.
Thủ tướng tham dự Diễn đàn “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam” - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham quan triển lãm kỹ năng nghề trong khuôn khổ sự kiện.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra rằng còn có những khó khăn, tồn tại trong công tác giáo dục nghề nghiệp. Đó là tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ nói chung còn thấp. Việt Nam có số lao động đứng thứ 3 ASEAN nhưng lực lượng lao động, nhất là lao động đã qua đào tạo mới đạt trên 22%, chỉ bằng 1/3 Hàn Quốc, Singapore. Cơ cấu lao động qua đào tạo, xu hướng chuyển dịch có sự bất hợp lý, vẫn còn phổ biến tình trạng thiếu thầy, thiếu cả thợ chứ không phải “thừa thầy, thiếu thợ”. Vẫn còn tâm lý của cha mẹ là con mình không vào được đại học thì mới học nghề, nhiều người làm trái ngành nghề.

Сông việc văn phòng - Sputnik Việt Nam
90 nghìn lao động nước ngoài ở Việt Nam giữ chức vụ lãnh đạo lớn
“Người ta nói mạng lưới cơ sở dạy nghề của nước ta như chiếc áo ngũ sắc với không ít miếng vá víu từ vải cũ. Người ta nói tính đồng bộ của các trường dạy nghề là vấn đề cần quan tâm hơn, kể cả cơ sở thực hành, kỹ năng khác”, - Thủ tướng chia sẻ.

Các nhà trường cần tập trung tạo điều kiện cho giảng viên nâng cao chất lượng chuyên môn, tiếp cận kỹ năng mới từ doanh nghiệp trong nước và quốc tế, nâng cao chất lượng giảng dạy, trang thiết bị học tập, thực hành.

Chính phủ thực hiện chính sách ưu đãi với tinh thần cơ sở giáo dục nghề nghiệp nào, doanh nghiệp nào tham gia đào tạo, sử dụng nhiều học viên từ cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì được hưởng ưu đãi. Các tỉnh, thành phố, các địa phương có trường đào tạo nghề cần ưu tiên các dự án có sự phối hợp giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp. 

© Ảnh : VGP/Quang HiếuThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham quan triển lãm kỹ năng nghề trong khuôn khổ sự kiện.
Thủ tướng tham dự Diễn đàn “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam” - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham quan triển lãm kỹ năng nghề trong khuôn khổ sự kiện.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) và các bộ, ngành đề xuất những mô hình mới về đào tạo nghề, thí điểm học sinh học hết Trung học phổ thông vào học cao đẳng nghề; tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình chuyển giao từ nước ngoài; đẩy nhanh việc sắp xếp mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo luật định; xây dựng dữ liệu mở giáo dục nghề nghiệp quốc gia để có dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về nhu cầu nguồn nhân lực, việc làm, đào tạo theo lĩnh vực ngành nghề, cấp trình độ đào tạo. Từ đó phát triển ứng dụng, kết nối nhu cầu lao động làm cơ sở cho định hướng, phát triển giáo dục nghề nghiệp.

Nhấn mạnh đây không phải một hội nghị lý thuyết mà phải có hành động sau hội nghị, Thủ tướng cho rằng phải có sản phẩm từ hội nghị, đó là một Chỉ thị của Thủ tướng về phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất lao động của Việt Nam.

Theo Thủ tướng, cần có trái tim nóng, cái đầu thông minh, bàn tay hành động để đưa giáo dục nghề nghiệp phát triển.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các thầy, cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, đặc biệt là gần 90.000 thầy cô trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала