Chuyện đặt tên đường Alexandre De Rhodes: Có gì mà ầm ĩ?

© Ảnh : Public domainAlexandre De Rhodes
Alexandre De Rhodes - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vừa qua, Sở Văn hóa – Thể thao Đà Nẵng đưa ra lấy ý kiến về việc đặt tên đường 2 vị giáo sĩ phương Tây, Alexandre de Rhodes và Francisco de Pina, những người được xem đã có công lớn trong việc định hình chữ Quốc ngữ.

Việc này đang gây nhiều ý kiến trái chiều, tranh cãi nảy lửa, cho dù ngay ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có đường mang tên Alexandre de Rhodes.

Phe ủng hộ cho rằng “không được vô ơn”

Phe ủng hộ thì cho rằng không được “vô ơn”, khi đang sử dụng chữ “Quốc ngữ”, mà người khai sáng chính là Alexandre de Rhodes. Những người thuộc phe này nói Alexandre de Rhodes có công "khai sáng" chữ Quốc ngữ. Nhưng những bằng chứng lịch sử và tư liệu  chỉ có thể chứng minh ông ta chỉ hệ thống lại những gì được làm trước đó.

Giáo sư hóa học Phạm Quang Tuấn - Sputnik Việt Nam
GS. Phạm Quang Tuấn: “Không cần thiết cải biên chữ Quốc ngữ của Việt Nam”
Những người khác thuộc phe này lại cho rằng Alexandre de Rhodes có công "truyền bá" chữ Quốc ngữ. Nhưng vấn đề là, đến hơn 200 năm sau, Pháp mới bắt dân Việt học chữ Quốc ngữ trong các nhà trường, và người Việt đành phải theo lao đẩy mạnh phong trào.

Trước những chỉ trích về cuốn “Phép giảng Tám Ngày” (Alexandre de Rhodes viết cuốn "Phép giảng tám ngày" bằng tiếng Việt nhằm mục đích truyền đạo Thiên Chúa giáo (Công giáo), nhưng bên cạnh đó, ông đã sử dụng nhiều câu chữ thô bạo để công kích Tam giáo ở Việt Nam (Khổng giáo, Lão giáo và Phật giáo)  là thứ vô văn hóa, chia rẽ dân tộc... thì những người bảo vệ Alexandre de Rhodes, như PGS.TS Hoàng Dũng từ Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh nói rằng:

"Cần nhớ ông sống cách đây 400 năm và đừng đứng trên quan điểm của thế kỷ 21 để gò người xưa vào khuôn khổ tư tưởng ngày nay. Có lẽ nào chúng ta không cần biết ơn một người do họ có hạn chế về tư tưởng?".

Vấn đề là “biết ơn” thì có phải nhất thiết phải đặt tên đường không, thì vị TS Hoàng Dũng không nói tới.

Những người ủng hộ trầm tĩnh hơn thì nói rằng, cho dù chữ Quốc ngữ không phải là sản phẩm của Alexandre De Rhodes và Từ điển Việt - Bồ - La của ông đã thừa hưởng công lao của những giáo sĩ đi trước, nhưng Từ điển Việt - Bồ - La đã ghi một cái mốc quan trọng trong lịch sử chữ quốc ngữ, nhất là trong điều kiện hai cuốn từ điển Việt - Bồ của Gaspar De Amaral và Bồ -Việt của Antonio Barbosa đã thất truyền.

Phe phản đối khẳng định Alexandre de Rhodes không phải “ông tổ” của chữ Quốc ngữ

Nhưng, một nhóm trí thức Huế gồm 12 người, do PGS-TS Lê Cung (Khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Huế) đứng đầu, đã gửi một bản kiến nghị đến lãnh đạo Đà Nẵng đề nghị không đặt tên đường 2 giáo sĩ này. Luận điểm mở đầu của Nhóm này là do A. de Rhodes  không phải là người sáng tác chữ Quốc ngữ. Hơn nữa, dựa vào những bằng chứng lịch sử, nhóm này khẳng định  A. de Rhodes làm sách bằng chữ Quốc ngữ là để phụng sự cho việc truyền bá đức tin Ki-tô giáo, chứ tuyệt đối không vì bất cứ một lợi ích nhỏ nhoi nào của người Đại Việt cả. 

Ông Bùi Hiền trong phòng làm việc giản dị ở một chung cư cũ thuộc Quận Thanh Xuân. - Sputnik Việt Nam
PGS Bùi Hiền vẫn bình thản giữa tâm bão về cải cách tiếng Việt

“Giáo-sĩ Đắc-Lộ (tức Alexandre de Rhodes) thật ra không phải là ông tổ và cũng không phải là ông tổ duy nhất của chữ Quốc ngữ. Trước ông, đã có nhiều người đã cố gắng tìm cách phiên âm tiếng nói của dân Việt bằng vần La-tinh và chính ông cũng đã bao lần trong những tác phẩm của ông nói đến nhiều sách vở được viết ra trước ông bằng tiếng Việt”, -  Nhóm trí thức Huế lý giải.

“Đắc-Lộ không phải là người Âu châu đầu tiên học tiếng Việt, cũng không phải người đầu tiên sáng tác chữ Quốc ngữ, hơn nữa, vào năm 1636 Đắc-Lộ cũng không phải là người ghi chữ Quốc ngữ đúng được như một số Linh mục Dòng tên Bồ Đào Nha ở Việt Nam thời đó. Thật ra, trong giai đoạn thành hình chữ quốc ngữ, Đắc-Lộ chỉ góp một phần trong công việc quan trọng này, mà rõ rệt nhất là soạn sách chữ Quốc ngữ và cho xuất bản đầu tiên” (Linh mục Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ, Sài Gòn, 1972, tr. 78).

“Người Việt Nam đã tận dụng chữ Quốc ngữ, mà một số cố đạo đã đặt ra, với sự góp sức của một số con chiên người Đại Việt, để làm lợi khí cho việc giảng đạo, thành lợi khí của chính mình để phát triển văn hóa dân tộc, để chuyển tải một cách đầy hiệu lực những tư tưởng yêu nước và những phương thức đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Đây chẳng qua là chuyện ‘gậy ông đập lưng ông’ mà thôi” (An Chi, “Alexandre de Rhodes không phải là người sáng tạo ra chữ Việt”, báo An ninh Thế giới, 28-9-2010).

Chuyện đặt tên đường là Alexandre de Rhodes

Việc đặt tên đường ở Việt Nam có mục đích ghi nhớ lịch sử. Tất nhiên chính quyền có những tiêu chí về các nhân vật được đặt tên đường.

Theo Nghị định Số  91/2005/NĐ-CP ở Mục 2, điều 5 có viết:

“Tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài. Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận.

Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng”.

Vậy, việc UBND TP. Đà Nẵng tạm dừng việc đặt tên là hoàn toàn hợp lý. Nhưng tại sao chỉ “tạm dừng”?

Vấn đề là có những cách nhìn khác nhau về việc lấy tên Alexandre De. Rhodes để đặt tên đường.

Nhiều người cho rằng khi một nhân vật lịch sử được chọn thì luôn có các cách đánh giá khác nhau, tuỳ theo quan điểm. Ví dụ, mấy chục năm nay các vị vua chúa quan lại nhà Nguyễn đều bị dị nghị về vụ đặt tên đường: Nguyễn Hoàng, Hiền Vương, Gia Long, Minh Mạng, Lê Văn Duyệt, Võ Tánh... Cho dù công lao của họ trong việc mở cõi và xây dựng Tổ Quốc Việt Nam là rõ ràng. Việc TP. Hồ Chí Minh đặt tên đường Alexandre de Rhodes cũng là một câu chuyện.

Cầu Rồng tại Đà Nẵng - Sputnik Việt Nam
Đà Nẵng lấy ý kiến đặt tên đường mang tên hai giáo sĩ phương Tây

“Ai cũng biết việc vinh danh Hàn Thuyên (đời nhà Trần) là ông tổ chữ Nôm chỉ là một quy ước lịch sử sau khi ông làm bài thơ đuổi cá sấu rất hay bằng chữ Nôm (phỏng theo ông Hàn Dũ làm thơ chữ Hán đuổi cá bên Tàu đời nhà Đường). Chứ chữ Nôm đã có quá trình phát triển hàng trăm năm trước Hàn Thuyên. Tương tự như thế là Alexander de Rhodes với chữ Quốc Ngữ. Các nhà truyền giáo trước de Rhodes đã dùng mẫu tự Latin ghi âm lại tiếng Việt để làm công cụ giao tiếp với dân cư Việt Nam vùng ven biển từ hàng trăm năm trước. Tuy nhiên cuốn “Từ Điển Việt- Bồ- La” của và cuốn “Phép Giảng 8 ngày” xuất bản năm 1651 của A. de Rhodes lại là những tài liệu chữ Quốc ngữ được xuất bản nghiêm chỉnh đầu tiên và được dùng như những văn bản nguồn nguyên thủy trong quá trình phát triển chữ Quốc ngữ về sau này... Do đó lịch sử phát triển chữ Quốc ngữ ghi nhận A. de Rhodes là ông tổ của chữ Quốc ngữ cũng không có gì kém cạnh so với Hàn Thuyên được coi là ông tổ của chữ Nôm”, - Một nhà nghiên cứu sử Việt Nam phát biểu với Sputnik.
“Chữ Quốc ngữ được hình thành trong quá trình truyền giáo của Đạo Thiên chúa vào Việt Nam. Các giáo sĩ khi đến Việt Nam dùng chữ cái Latin để ghi âm lời nói của người dân Việt Nam lúc đó. Các nhà truyền giáo đóng góp nhiều trong việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ có thể kể đến Francesco Buzomi, Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa và Francisco de Pina. Cha đạo Alexandre de Rhodes được coi là người có công nhiều trong việc hệ thống hóa chữ quốc ngữ qua việc cuốn từ điển Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum in năm 1651 tại Roma. Cuốn từ điển này được biên soạn với sự tham gia đóng góp của một số người khác. Đã sử dụng chữ quốc ngữ thì không nên có sự phản ứng đối với những người đã phát minh ra nó”, - Nhà báo Hồng Quân bình luận với Sputnik.

Có ý kiến cho rằng TP. Hồ Chí Minh đã có phố Alexandre De Rhodes mà lại ngay đường có Sở Ngoại vụ thì việc gì Đà Năng phải lăn tăn. Nhưng vấn đề là xung quanh những tranh luận gay gắt hiện nay cho ta thấy vai trò và nhân vật A.De Rhodes cần phải được đánh giá lại rõ ràng.

Tiếng Việt - Sputnik Việt Nam
Tiến sĩ Đoàn Hương có phát ngôn “đám quần chúng ném đá Tiếq Việt” hay không?
Thượng tọa Thích Nhật Từ, người chống lại việc đặt tên đường nói trên, trong bài giảng “Linh mục Alexandre De Rhodes không phải người sáng tạo chử Quốc Ngữ và không phải là tác giả duy nhấ" dài hơn 3 tiếng đồng hồ đã lập luận rất chặt chẽ và minh chứng tư liệu rõ ràng để kết luận việc truyền bá chữ quốc ngữ không phải bảo vệ tiếng Việt, mà  xóa sổ chữ Nôm và chữ Hán có sẵn ở Việt Nam như là quốc ngữ. Người Pháp qua việc đề cao tiếng Việt La tinh hóa phục vụ cho mục đích xâm lược và cai trị, và đã sử dụng công cụ La tinh hóa tiếng Việt rất hiệu quả. Trên cơ sở những dữ liệu lịch sử Thầy Thích Nhật Từ kết luận rằng:

“Alexandre de Rhodes không phải là cha đẻ của  chữ Quốc ngữ, cũng không phải là một trong những người khai sáng ra tiếng Việt, trước ông đã có tập thể các giáo sĩ Bồ Đào Nha thuộc Dòng Tên, những người Việt đã góp sức cho ông ấy 12 năm. Đóng góp của A.D. Rhodes là chính thức in Từ điển Việt-Bồ-La dựa trên cơ sở 2 cuốn từ điển Việt-Bồ và Việt-La trước đó, trở thành sách được biết đến tại Roma mà ảnh hưởng tới việc truyền đạo của các giáo sĩ Dòng Tên tại Việt Nam theo chính sách của Vatican, chính sách thực dân và truyền đạo, cải đạo tại Đông Dương, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam”. 

Nhà nghiên cứ An Chi trong bài “Alexandre De Rhodes không phải là người sáng tạo ra chữ Việt” đã viết: “Người ta thì làm cuốn từ điển để tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền đạo của người ta mà mình thì cứ nằng nặc đòi người Việt Nam phải ghi công ông cố đạo A. D. Rhodes…”

Công lao của Alexandre de Rhodes đối với sự phát triển của chữ Quốc ngữ là có, không thể phủ nhận được.  Nhưng sự biết ơn một nhân vật như Alexandre de Rhodes có nhất thiết phải được thể hiện bằng việc đặt tên đường hay không?

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала