Việt Nam tăng nhập khẩu điện từ Lào, từ 1.200 MW lên 5.000 MW

© Ảnh : Chính phủThủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam đã đồng ý mua 1.200 MW điện của Lào, vượt mức kế hoạch đề ra là 1.000 MW của năm 2020 và sẽ tăng mua tới 5.000 MW đến năm 2030.

Việt Nam tạo thêm điều kiện thuận lợi cho Lào phát triển kinh tế - xã hội

Chiều 7/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về thúc đẩy hợp tác với Lào.

Сảng Cát Lái - Sputnik Việt Nam
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sắp đạt 500 tỷ USD

Trong 10 tháng đầu năm, hợp tác thương mại là một điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - Lào với kim ngạch hai chiều đạt 940 triệu USD, ước cả năm 2019 đạt 1,1 - 1,2 tỷ USD, tăng 12,6%, vượt mục tiêu hai Chính phủ đề ra là 1 tỷ USD và mức tăng 10%/năm. Trong đó, Lào xuất khẩu gần 400 triệu USD (tăng 16%), đây là nỗ lực lớn, thể hiện sức cạnh tranh của kinh tế Lào trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt.

Cho tới nay, đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Lào có 413 dự án với tổng vốn 4,22 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Lào. Việt Nam đã đồng ý mua 1.200 MW điện của Lào, vượt mức kế hoạch đề ra là 1.000 MW của năm 2020 và sẽ tăng mua tới 5.000 MW đến 2030 tạo thêm điều kiện thuận lợi cho Lào phát triển kinh tế - xã hội.

Hàng năm Việt Nam viện trợ không hoàn lại cho Lào (giai đoạn 2016-2020 là 3.250 tỷ đồng). Năm tài khóa 2019 là 707 tỷ đồng, tăng 18,4% so với năm 2018, phát triển nhiều dự án hạ tầng cơ sở, nhất là các dự án giao thông, năng lượng, đào tạo cán bộ, an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã cấp hơn 1.000 suất học bổng cho học sinh Lào sang học tập tại Việt Nam; tiếp tục cử giáo viên sang giảng dạy tiếng Việt tại Lào; hỗ trợ kinh phí để đào tạo dự bị tiếng Việt 4 tháng tại Lào.

Cảng - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Việt Nam đang quá phụ thuộc vào Trung Quốc?

Bên cạnh đó, các địa phương, các ngành trực tiếp hỗ trợ đối tác Lào, ước tính khoảng 200 tỷ đồng. Năm 2019, có khoảng 5 dự án viện trợ hoàn thành, đạt chất lượng, đưa vào sử dụng; mở mới 2 dự án; công trình Nhà Quốc hội Lào tích cực triển khai, đạt tiến độ theo kế hoạch đề ra. Sau ban Nọng Khai đang tích cực triển khai để sớm hoàn thành.
Tuy nhiên, trong hợp tác, một số dự án của hai bên thực hiện bị chậm giải ngân, vướng mắc về thủ tục, khó khăn về nguồn vốn.

Tại cuộc họp, Thủ tướng và Thường trực Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy triển khai, chuẩn bị cho phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Việt - Lào do Thủ tướng hai nước chủ trì vào đầu quý I/2020, mở ra những phương hướng hợp tác mới đưa quan hệ Việt-Lào đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả.

Lào tăng mạnh sản xuất thủy điện vào năm 2020

Thủy điện là một trong những lĩnh vực Lào ưu tiên phát triển và nước này đặt mục tiêu sản xuất điện từ thủy điện năm 2020 đạt 44.148 triệu kWh với giá trị 22.812 tỷ kíp Lào, tăng khoảng 30% so năm 2019.

Sản xuất gỗ - Sputnik Việt Nam
Thoát tầm ngắm của Mỹ: Việt Nam cam kết chống gian lận xuất xứ

Trong năm 2019, Lào dự kiến chỉ sản xuất được 33.658 kWh do tình trạng hạn hán cuối năm làm các hồ chứa nước không đạt lượng chứa nước. Việc tăng lượng điện sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong nước với mức tăng 7-8%/năm, cũng như bán điện ra các khu vực xung quanh nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách Lào.

Hiện nay, Lào có 71 cơ sở sản xuất điện và dự kiến cuối 2019, đầu 2020, sẽ có bốn dự án thủy điện đi vào hoạt động với công suất 12.294 kWh một năm.

Lào kỳ vọng sẽ trở thành nhà cung cấp điện làm từ thủy điện chính trong khu vực ASEAN do có tiềm năng sản xuất điện từ thủy điện. Hiện Lào liên doanh với nhiều nước trong khu vực để sản xuất điện trên cả dòng chính và dòng phụ các con sông tại Lào, trong đó có sông Mekong.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала