Việt Nam 2019: Năm của Biển Đông, bóng đá và chiến lược ngoại giao khôn ngoan

© Fotolia / Hanoi Photography Thành phố Hà Nội
 Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Những vấn đề nổi bật và đáng nhớ của Việt Nam 2019: Chiến thắng ngoại giao, thành công bóng đá, cuộc chiến chống tham nhũng và những vấn đề hệ trọng của đất nước.

Việt Nam là bên chiến thắng khi tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ- Triều lần hai. Hà Nội khẳng định chính sách đối ngoại quốc phòng khôn khéo và quyết tâm bảo vệ chủ quyền Biển Đông thông qua Sách trắng Quốc phòng 2019.

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV xem xét nhiều câu hỏi quan trọng ảnh hưởng đến tình hình chính trị-kinh tế-xã hội của đất nước, tiếp tục chiến dịch ‘đốt lò’ dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với cuộc chiến chống tham nhũng không vùng cấm. Vụ 39 người Việt tử vong ở Anh, cuộc ly hôn ngàn tỷ vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên, những vấn đề về ô nhiễm không khí, sự cố ô nhiễm môi trường Rạng Đông, nước sạch sông Đuống, khủng hoảng rác thải, đến vụ thỉnh vong chùa Ba Vàng và những thành công rực rỡ của bóng đá Việt Nam là những sự kiện đáng nhớ trong năm 2019.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều 2019: Vị thế mới cho Việt Nam

Đầu năm 2019, việc Việt Nam chính thức được lựa chọn là nơi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 là sự kiện ngoại giao thu hút sự quan tâm hàng đầu của thế giới. Cuộc gặp thượng đỉnh giữa Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, được tổ chức tại Khách sạn Metropole (Hà Nội), ngày 27 và 28 tháng 2 năm 2019. Điều này cho thấy các bên rất tin tưởng vào khả năng tổ chức của Việt Nam trong việc cung cấp một môi trường an ninh, an toàn, chất lượng cao cho cuộc gặp. Dù Mỹ và Triều Tiên không đạt được thỏa thuận như mong đợi, nhưng việc tổ chức thành công Hội nghị cũng chứng minh rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể đứng ra đảm nhiệm tổ chức những sự kiện quốc tế quan trọng và tầm cỡ thế giới sau Hội nghị cấp cao APEC năm 2017.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều Tiên lần thứ hai tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chi cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều bao nhiêu?

Tổng thống Trump ngày 27.2 đã gặp gỡ lãnh đạo cấp cao của Việt Nam-Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ.

Sau khi kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2, nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam trong hai ngày 1-2.3. Đây là sự kiện mang tính chất lịch sử trong quan hệ ngoại giao giữa 2 nước. Khoảng gần 55 năm trước, cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành đã đến thăm Việt Nam vào tháng 11.1955.

Một thành công khác phải kể đến trên mặt trận ngoại giao của Việt Nam năm 2019, đó là việc ngày 7.6.2019, Việt Nam chính thức được bầu vào chức danh Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021, với số phiếu thuận kỷ lục 192/193 phiếu. Đây là lần thứ hai Việt Nam nắm giữ trọng trách này. Theo đó, lần đầu tiên Việt Nam nhận được ghế Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an là nhiệm kỳ 2008-2009. Trong thời gian này, Việt Nam đảm nhận chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng 7.2008 và tháng 10.2009.

© Sputnik / Taras IvanovHà Nội chuẩn bị thượng đỉnh Mỹ - Triều
Việt Nam 2019: Năm của Biển Đông, bóng đá và chiến lược ngoại giao khôn ngoan - Sputnik Việt Nam
Hà Nội chuẩn bị thượng đỉnh Mỹ - Triều

Trong nhiệm kỳ này, Việt Nam sẽ tập trung vào ba lĩnh vực trụ cột bao gồm: tăng cường phối hợp giữa Hội đồng Bảo an và các tổ chức khu vực trong việc phòng ngừa xung đột; tái thiết và xây dựng hòa bình sau xung đột; và tăng cường bảo vệ dân thường cũng như thúc đẩy các công việc của Hội đồng Bảo an liên quan tới phụ nữ, hòa bình, an ninh, trẻ em và các cuộc xung đột vũ trang.

Cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam

Tiếp nối chiến dịch “đốt lò” năm 2018 của Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng và chống tham nhũng, chiến dịch “đả hổ” của Việt Nam năm 2019 đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận với tinh thần kiên quyết, kiên trì, liên tục, không có vùng cấm, không để “hạ cánh an toàn, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” dù là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư, Chủ tịch tỉnh, Bộ trưởng, cựu Bộ trưởng, tướng lĩnh quân đội, lực lượng vũ trang hay cán bộ, công chức quản lý các cấp đều bị xử lý, kỷ luật nghiêm minh, làm trong sạch bộ máy, củng cố niềm tin trong nhân dân.

Bị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử. - Sputnik Việt Nam
Ông Nguyễn Bắc Son khai làm theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?

Như trong phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng điểm lại con số cán bộ, lãnh đạo, tổ chức đảng bị kỷ luật. Theo đó, kể từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật hơn 70 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 1 đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị và 4 đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XII, 14 đồng chí nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, 1 đồng chí nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ (ông Vũ Văn Ninh), 5 đồng chí Bộ trưởng và nguyên Bộ trưởng (đặc biệt là hai cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son-Trương Minh Tuấn), 2 đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, 5 đồng chí nguyên Bí thư Tỉnh ủy và 17 đồng chí là tướng lĩnh (trong đó, đáng chú ý là cựu Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Đảng Ủy Quân sự Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh quân chủng Hải quân, Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo và Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình), một số cán bộ đã bị xử lý hình sự.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng đã kỷ luật 7 tổ chức đảng (Ban cán sự đảng Bộ Công Thương, Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải, Ban Thường vụ Đảng uỷ Ngoài nước, Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc). Mới đây nhất, vào đầu tháng 12, Ủy ban kiểm tra Trung ương kết luận ông Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã có vi phạm, khuyết điểm khi cho một số ý kiến chỉ đạo đối với Dự án TISCO II. Ngoài ra, Ủy ban kiểm tra Trung ương cũng đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Triệu Tài Vinh, ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang liên quan đến vi phạm khuyết điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.

Việt Nam đã tập trung điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh một số vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, như: Vụ Vinashin, VN Pharma, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Đà Nẵng và một số địa phương, án kinh tế liên quan ngân hàng Đông Á. Đưa vụ Nhật Cường Mobile và Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi.

Kiểm sát viên Nguyễn Quỳnh Lan, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa công bố bản luận tội và đề nghị mức án với các bị cáo. - Sputnik Việt Nam
Xét xử VN Pharma: Viện Kiểm sát xúc phạm Bộ Y tế?

Điểm nhấn trong “lò thiêu tham nhũng” năm 2019 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đó chính là đại án Mobifone mua AVG. Sáng 16.12, Tòa án Nhân dân (TAND) Hà Nội đã đưa ra xét xử sơ thẩm 14 bị cáo trong vụ án liên quan thương vụ Tổng Công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn cầu AVG. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone, các bị cáo: Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Phạm Đình Trọng, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải, Phan Thị Hoa Mai, Hồ Tuấn, Phạm Thị Phương Anh, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Bảo Long, Nguyễn Đăng Nguyên, Võ Văn Mạnh, Hoàng Duy Quang ở mỗi vị trí, vai trò khác nhau tại MobiFone, Bộ Thông tin và Truyền thông, Công ty Thẩm định giá AMAX, đã có hành vi vi phạm pháp luật trong việc đề xuất dự án đầu tư, đánh giá về tài chính, kinh doanh của AVG, thẩm định giá, sử dụng kết quả thẩm định giá trị doanh nghiệp trong đàm phán và quyết định giá mua cổ phần của AVG, trong việc lập, trình dự án và quyết định phê duyệt dự án đầu tư, thanh toán gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản của Nhà nước với tổng giá trị thiệt hại là hơn 6.590 tỷ đồng. Hiện TAND Hà Nội vẫn đang tiến hành xét xử vụ án dự kiến đến ngày 31.12.

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNQuang cảnh phiên tòa sáng 18/12.
Việt Nam 2019: Năm của Biển Đông, bóng đá và chiến lược ngoại giao khôn ngoan - Sputnik Việt Nam
Quang cảnh phiên tòa sáng 18/12.

Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV thành công tốt đẹp

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV diễn ra trong suốt 28 ngày làm việc nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả (từ 21.10-27.11) đã hoàn thành chương trình đề ra. Theo đó, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua 11 luật, 17 nghị quyết, cho ý kiến về 10 dự án luật. Về công tác nhân sự, Quốc hội đã miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIV đối với ông Nguyễn Khắc Định,  phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016-2021 đối với bà Nguyễn Thị Kim Tiến và bầu ông Hoàng Thanh Tùng làm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIV.

© Ảnh : Phương Hoa - TTXVNQuốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV với tỷ lệ tán thành 95,26%.
Việt Nam 2019: Năm của Biển Đông, bóng đá và chiến lược ngoại giao khôn ngoan - Sputnik Việt Nam
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV với tỷ lệ tán thành 95,26%.

Quốc hội giám sát tối cao chuyên đề  về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018, tiến hành chất vấn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hai Phó thủ tướng Trương Hòa Bình và Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cùng nhiều Bộ trưởng khác, đại diện chính phủ, ban, ngành tham gia trả lời chất vấn.

Bên cạnh đó, Quốc hội đồng thời cũng xem xét, thông qua nghị quyết về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, ban hành Nghị quyết phê duyệt đề án tổng thể phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Đáng chú ý, vấn đề Biển Đông cũng được Quốc hội và các đại biểu dành sự quan tâm, thảo luận, thống nhất quan điểm kiên định lập trường quyết tâm bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Việt Nam và Biển Đông 2019

Năm 2019 ghi nhận những diễn biến căng thẳng liên quan đến tình hình Biển Đông, quan hệ Việt Nam- Trung Quốc cũng như tranh chấp lãnh thổ trên biển của nhiều quốc gia trong khu vực. Việt Nam tỏ ra hết sức quan ngại trước những diễn biến, sự kiện trên Biển Đông thời gian qua, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Haiyang Shiyou 981 - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đề nghị Trung Quốc hành xử kiềm chế trên Biển Đông năm 2020

Đặc biệt, việc các nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc liên tục tiến vào khu vực vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, ảnh hưởng đến hoạt động an ninh hàng hải, và tình hình ổn định ở khu vực, đặc biệt là tác động đến quá trình khai thác tài nguyên trên biển của Việt Nam và một số quốc gia khác trong khu vực. Tính từ tháng 7.2019, nhóm tàu khảo sát HD8 của Trung Quốc đã tiến hành 4 đợt khảo sát trái phép xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (4.7-7.8, 1.8-2.9, 7-23.9, 27.9-24.10). Ngày 24.10, tàu khảo sát HD8 của Trung Quốc cùng tàu hộ tống đã rời vùng biển Việt Nam.

Việt Nam, thông qua nhiều kênh ngoại giao, đã gửi đến Bắc Kinh 40 công hàm (theo lời Đại sứ Phạm Sanh Châu) và lên tiếng phản đối, yêu cầu Trung Quốc rút tàu cũng như tránh lặp lại việc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Dư luận quốc tế, đặc biệt là các quốc gia không có tranh chấp với các bên trên Biển Đông như Hoa Kỳ, một số nước châu Âu, Nhật Bản, Úc cũng đã lên tiếng ủng hộ lập trường của Việt Nam và ASEAN về vấn đề Biển Đông. Việt Nam kêu gọi bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải và hàng không tại Biển Đông, tất cả các bên cần hết sức kiềm chế, không quân sự hóa hoặc tiến hành các hoạt động làm phức tạp tình hình hay mở rộng, gia tăng tranh chấp, thực hiện đầy đủ Tuyên bố chung về ứng xử giữa các bên ở biển Đông (DOC) và sớm hoàn thiện Bộ Quy tắc ứng xử (COC) có nội dung thực chất và có hiệu lực trên thực tế.

© Ảnh : China Geological Survey Tàu Hải Dương Địa Chất 8
Việt Nam 2019: Năm của Biển Đông, bóng đá và chiến lược ngoại giao khôn ngoan - Sputnik Việt Nam
Tàu Hải Dương Địa Chất 8

Ngoài ra, năm 2019 cũng ghi nhận hàng loạt vụ việc liên quan đến “đường lưỡi bò” gây phẫn nộ dư luận Việt Nam. “Đường chín đoạn hay đường lưỡi bò” bị âm thầm cài cắm vào tất cả mọi thứ từ bản đồ, phim hoạt hình, giáo trình giảng dạy, chương trình thiết kế tour du lịch đến cả định vị xe, hay cả thiết bị biển đổi điện mặt trời (inverter) có phần mềm theo dõi vận hành hệ thống điện mặt trời trên mái nhà chứa hình ảnh in “đường chín đoạn”.

Thuyền trưởng Hải quân Hoa Kỳ David Bretz với quân đội trên tàu USNS Mercy tại Nha Trang, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đã có chiến lược riêng ở Biển Đông, quyết không liên minh quân sự

Điển hình như trong 10.2019, Việt Nam liên tục phát hiện 4 ấn phẩm văn hóa chứa bản đồ “đường lưỡi bò”. Đó là vụ phim “Everest - Người tuyết bé nhỏ” do Cục điện ảnh cấp phép phát hành, công chiếu rạp, vụ ấn phẩm quảng bá du lịch của Công ty TNHH MTV dịch vụ lữ hành Saigontourist,vụ hình ảnh “đường lưỡi bò” xuất hiện trên bản đồ của xe Volkswagen Touareg trưng bày tại Triển lãm Ôtô Việt Nam 2019. Sau đó, “đường lưỡi bò” lại xuất hiện trong cuốn giáo trình Đọc sơ cấp 1 “Developing Chinese” được sử dụng cho giảng viên, sinh viên Khoa Tiếng Trung và Tiếng Nhật trường ĐH Kinh Doanh và Công nghệ (Hà Nội). Gần đây nhất là việc Tổng Công ty Điện lực Miền Nam (EVNSPC), phát hiện trên thị trường đã xuất hiện thiết bị biển đổi điện mặt trời (inverter) có xuất xứ nước ngoài (phần lớn là Trung Quốc) có phần mềm theo dõi vận hành hệ thống điện mặt trời trên mái nhà chứa hình ảnh in hình “đường lưỡi bò”.

Chính phủ Việt Nam hiện cũng đang nghiên cứu, đề xuất giải pháp ngăn chặn tình trạng phát tán các sản phẩm có in hình ảnh “đường lưỡi bò”, đồng thời xác định, đây là một thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc của nước ngoài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, vi phạm quy định của pháp luật hiện hành.

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019

Một sự kiện quan trọng liên quan đến nền quân sự quốc phòng Việt Nam chính là việc ngày 25.11 tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tiến hành công bố Sách trắng Quốc phòng 2019. Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019 tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn “tính chất cơ bản của nền quốc phòng Việt Nam là hòa bình và tự vệ”, nêu rõ những thách thức của quốc phòng Việt Nam cũng như những điều chỉnh trong chính sách quốc phòng, cơ chế lãnh đạo và quản lý quốc phòng, cơ cấu của Bộ Quốc phòng, tổ chức, phương hướng xây dựng Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ, quá trình tăng cường tiềm lực quốc phòng bảo vệ đất nước. Sách trắng Quốc phòng cũng đồng thời thể hiện sự minh bạch về chính sách cũng như khả năng quốc phòng của Việt Nam.

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNThượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng giới thiệu nội dung Sách trắng Quốc phòng và cuốn Sách ảnh.
Việt Nam 2019: Năm của Biển Đông, bóng đá và chiến lược ngoại giao khôn ngoan - Sputnik Việt Nam
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng giới thiệu nội dung Sách trắng Quốc phòng và cuốn Sách ảnh.

Sách Trắng Quốc phòng 2019 khẳng định những quan điểm cơ bản của chính sách quốc phòng Việt Nam với chiến lược “ba không”- không tham gia liên minh quân sự, không liên kết nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài mượn căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Quang cảnh buổi lễ.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có đủ thực lực để thực hiện được chính sách quốc phòng “3 không”?

Theo Sách trắng, quốc phòng Việt Nam được đầu tư phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước, nhưng không chạy đua vũ trang. Ngân sách quốc phòng Việt Nam năm 2010 chiếm 2,23% GDP, 2011 là 2,82%, 2012 là 2,88%... 2017 là 2,51% và 2018 là 2,36%. Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước và giải quyết các thách thức an ninh chung. Tuỳ theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, hợp tác cùng có lợi, vì lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế.

Sách trắng lần này không ngại giới thiệu trang bị vũ khí của quân đội nhân dân Việt Nam thể hiện sự minh bạch của Quốc phòng Việt Nam. Vũ khí của Việt Nam vừa đủ mạnh để bảo vệ tổ quốc và không phương hại đến quốc gia nào. Một số sản phẩm được Việt Nam xuất khẩu như súng trường, vật tư, vật liệu quốc phòng, thuốc nổ cùng những vũ khí công nghệ cao mà Việt Nam tự nghiên cứu sản xuất cũng đạt được kết quả nhất định.

Vụ 39 người Việt tử vong trong xe container ở Essex, Anh

Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng gửi thư chia buồn đến gia đình nạn nhân thiệt mạng trên xe container ở Anh
Một thảm kịch nhân đạo nghiêm trọng xảy ra trong năm 2019 gây chấn động dư luận Việt Nam và thế giới. Ngày 23.10, cảnh sát Anh phát hiện 39 người tử vong trong container nhập cảnh vào nước này ở hạt Essex, gần thủ đô London. Theo cảnh sát địa phương, xe trên được cho là xuất phát từ Bulgaria và vào lãnh thổ Anh từ ngày 19.10. Truyền thông đưa tin đối tượng này đến từ Bắc Ireland. Khi phát hiện vụ việc, nhà chức trách ở Anh tin rằng 39 nạn nhân là người Trung Quốc.

Tuy nhiên, sau khi xuất hiện nghi vấn có thể có người Việt Nam trong số 39 nạn nhân, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán tại Anh làm việc với cảnh sát để xác minh quốc tịch các nạn nhân. Đến ngày 1.11, Cảnh sát Essex phát đi thông tin cho rằng những người chết trong xe container được phát hiện ở Essex là người Việt Nam. Tuy nhiên lúc đó, nhà chức trách chưa công bố danh tính các nạn nhân. Tối 2 và 3.11, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lần lượt cử các đoàn công tác sang Anh để phối hợp xác minh danh tính nạn nhân.

Hoa tưởng niệm tại hiện trường tìm thấy xe tải chứa thi thể ở thị trấn Grays, Anh - Sputnik Việt Nam
Chính thức: toàn bộ 39 thi thể trong container ở Anh là người Việt Nam

Đến 20h ngày 7.11, Bộ Công an Việt Nam và cơ quan thực thi pháp luật của Anh chính thức xác nhận 39 nạn nhân thiệt mạng trong container được phát hiện tại hạt Essex, London, hôm 23.10 là người Việt Nam. 39 công dân này có hộ khẩu thường trú tại Hải Phòng, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế. Cụ thể, Bộ Công an cho biết trong số 39 nạn nhân thiệt mạng trong container ở Anh, Hải Phòng có 3 người, Hải Dương 1, Nghệ An 21, Hà Tĩnh 10, Quảng Bình 3 và Thừa Thiên-Huế 1 người. Đến ngày 27.11, Bộ Ngoại giao Việt Nam có thông báo đã phối hợp với các cơ quan chức năng và địa phương trong nước đưa 16 trong tổng số 39 thi hài/di hài của các nạn nhân thiệt mạng tại hạt Essex, đông bắc London, Anh về tới sân bay Nội Bài. Đến sáng 30.11, thi thể và tro cốt của 23 nạn nhân còn lại trong vụ việc 39 người thiệt mạng tại Anh đã được đưa về quê hương. Việt Nam đã hoàn tất việc hồi hương toàn bộ 39 nạn nhân tử vong tại Anh.

Cảnh sát Anh đã bắt giữ 4 nghi phạm, trong đó, tài xế Maurice Robinson (25 tuổi, người Bắc Ireland, người lái xe tải chở chiếc container với 39 người Việt từ cảng Purfleet đến một khu công nghiệp ở Grays, thuộc hạt Essex) đang bị truy tố, xét xử với 41 tội danh, gồm ngộ sát 39 người, tham gia âm mưu buôn người và hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp. Liên quan đến vụ việc này, hiện, Công an Việt Nam cũng đã bắt giữ 11 nghi phạm liên quan đường dây môi giới đưa lao động sang Anh trái phép, trong đó có 9 người ở Nghệ An và hai người ở Hà Tĩnh.

© AP Photo / Alastair GrantVụ 39 thi thể trong xe container
Việt Nam 2019: Năm của Biển Đông, bóng đá và chiến lược ngoại giao khôn ngoan - Sputnik Việt Nam
Vụ 39 thi thể trong xe container
Vấn đề ô nhiễm không khí, sự cố môi trường của Việt Nam năm 2019

Khu vực trung tâm Thủ đô luôn trong tình trạng mù mịt, tầm nhìn xa hạn chế. - Sputnik Việt Nam
Ô nhiễm không khí nặng, Bộ Tài nguyên và Môi trường họp khẩn
Vụ cháy nhà máy Rạng Đông, nước sạch sông Đà nhiễm dầu, ô nhiễm bụi mịn ở Hà Nội và TP.HCM, khủng hoảng rác thải, nguồn nước phục vụ người dân là những sự kiện ô nhiễm môi trường gây bức xúc dư luận Việt Nam năm 2019.

Khoảng 18h5p, ngày 28.8, vụ cháy lớn tại kho chứa hàng thuộc Công ty cổ phần Bóng đèn, phích nước Rạng Đông, địa chỉ số 87-89 phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội. Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tối 4.9, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết, qua tính toán số lượng đèn huỳnh quang và đèn compact bị cháy, cho thấy số lượng thủy ngân bị thất thoát ra môi trường là từ 15,1 – 27,2kg. Sau vụ cháy thông tin lượng thủy ngân phát tán đã khiến người dân lo lắng và bức xúc cho rằng Công ty Rạng Đông vô cảm, thiếu trách nhiệm, bưng bít thông tin khiến việc xử lý hậu quả vụ cháy bị kéo dài, tăng thêm những thiệt hại. Ngoài ra, cách phản ứng của chính quyền các cấp sau vụ việc cho thấy sự lúng túng, bất nhất trong hướng xử lý và giải quyết các sự cố ô nhiễm môi trường.

© Ảnh : Thành Đạt - TTXVNHiện tượng bụi mịn, sương mù quang học gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội lại có xu hướng trở lại (ảnh chụp sáng 13/11/2019).
Việt Nam 2019: Năm của Biển Đông, bóng đá và chiến lược ngoại giao khôn ngoan - Sputnik Việt Nam
Hiện tượng bụi mịn, sương mù quang học gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội lại có xu hướng trở lại (ảnh chụp sáng 13/11/2019).

Đến ngày 10.10, sự cố nước sạch sông Đà bị đổ dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước sạch cung cấp cho người dân Hà Nội cũng làm dậy lên làn sóng bức xúc của dư luận. Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình cho thấy, ngày 9.10, người dân phát hiện việc đổ trộm dầu thải trên đường liên xã Hợp Thịnh - Phúc Tiến - Phú Minh (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình), các cơ quan chức năng sau đó đã kiểm tra hiện trường. Một tuần sau sự cố, Hà Nội mới khuyến cáo người dân không uống nước này do nhiễm dầu, chứa hàm lượng styren trong nước vượt quá quy chuẩn cao 1,3 đến 3,65 lần. Ngày 16.10, Công an huyện Kỳ Sơn đã khởi tố vụ án gây ô nhiễm môi trường. Sau đó, cơ quan điều tra đã xác định được các nghi phạm gây ra vụ đổ trộm dầu thải vào nguồn nước sạch sông Đà.

Ô nhiễm không khí tại khu vực Thanh Xuân, chỉ số (AQI) lên đến khoảng 238 ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân. - Sputnik Việt Nam
Im lặng về ô nhiễm không khí, Hà Nội có đang thờ ơ với sức khỏe người dân?

Đáng chú ý, sau bê bối vụ nước sạch sông Đà bị nhiễm dầu khiến người dân khốn khổ, dư luận lại tiếp tục hướng sự chú ý đến những lùm xùm xung quanh giá nước sạch của nhà máy sông Đuống. Theo đó, nhiều chuyên gia cho rằng, cần có sự minh bạch, một khung pháp lý chắc chắn hơn đối với mọi hoạt động liên quan đến kinh doanh, phân phối nước sạch. Sau những sự cố vừa qua, Hà Nội cần xem xét lại cả về giá cả và chất lượng cũng như vấn đề kinh doanh, cung cấp nước sạch cho người dân để “không có lợi ích nhóm, sân sau”. Đối với Việt Nam nói chung, về vấn đề an ninh nguồn nước, nhiều chuyên gia cho rằng cần thiết phải đổi mới công nghệ kiểm tra chất lượng nước để kiểm tra liên tục hàm lượng một số loại hóa chất độc trong nước trước khi đưa vào nhà máy. Đồng thời, phải lập ra cơ quan độc lập chuyên trách việc kiểm định chất lượng nước đầu ra trước khi cấp cho người dân sử dụng chứ không thể tù mù, qua quýt được trong khi đây là mặt hàng liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người dân.

Đặc biệt, năm 2019 vừa qua, vấn đề ô nhiễm không khí nghiêm trọng xảy ra tại Hà Nội và TP.HCM cũng như hàng loạt tỉnh, thành gây lo ngại cho người dân. Tính từ đầu năm 2019, ít nhất, Hà Nội đã phải chịu đựng 4 đợt ô nhiễm không khí, liên tục được xếp vào top các thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Đặc biệt, ở nhiều thời điểm, chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại nhiều trạm quan trắc của thành phố chạm ngưỡng kém, có thời điểm rất xấu (AQI trong khoảng 201-300). Giá trị trung bình của bụi PM2.5 liên tục vượt quá giới hạn cho phép ở tất cả các trạm. Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT), Bộ Y tế đã phải khuyến cáo người dân hạn chế hoạt động ngoài trời, đóng cửa và đeo khẩu trang khi ra đường cũng như có nhiều biện pháp bảo vệ sức khỏe.

Vụ ly hôn ngàn tỷ vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên

Vụ ly hôn ngàn tỷ của của vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên- ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã tiêu tốn của báo giới năm 2019 biết bao giấy mực. Năm 2015, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đơn phương yêu cầu ly hôn với ông Đặng Lê Nguyên Vũ với lý do quan hệ vợ chồng xảy ra nhiều mâu thuẫn.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo - Sputnik Việt Nam
Nên xử kín hay công khai vụ ly hôn ngàn tỷ của vợ chồng 'vua' cà phê Trung Nguyên?

Chiều 5.12, Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP.HCM đã ra phán quyết cuối cùng vụ án ly hôn “ngàn tỷ” giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ). Tòa phúc thẩm chấp thuận cho ông Vũ, bà Thảo chính thức ly hôn. Đồng thời, ghi nhận sự thỏa thuận của các đương sự giao cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo nuôi 4 người con, ông Vũ cấp dưỡng mỗi năm 10 tỷ đồng tính từ năm 2013 cho đến khi các con chung của hai người học xong đại học. Về phần tài sản tòa phúc thẩm đồng tình với phán quyết của tòa sơ thẩm. Theo đó, tại phiên sơ thẩm khối tài sản chung của ông Vũ và bà Thảo đang sở hữu (trừ bất động sản) là 7.502 tỷ đồng. HĐXX tuyên ông Vũ có quyền sở hữu 60% khối tài sản này- tương đương 4.501 tỷ đồng còn bà Thảo giữ 40%- tương đương 3.001 tỷ đồng. Tòa sơ thẩm tuyên ông Vũ quản lý tất cả cổ phần tại các công ty thuộc Trung Nguyên. Ông Vũ sau đó trả lại bằng tiền mặt cho bà Thảo tương đương số cổ phần đang nắm giữ. Bên cạnh đó, Tòa phúc thẩm quyết định hủy bỏ phần phán quyết của bản sơ thẩm vệ việc đình chỉ tất cả mọi hoạt động tranh chấp của hai bên đương sự liên quan đến Tập đoàn Trung Nguyên.

© Ảnh : PLOÔng Đặng Lê Nguyên Vũ
Việt Nam 2019: Năm của Biển Đông, bóng đá và chiến lược ngoại giao khôn ngoan - Sputnik Việt Nam
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ

Dù chính là người đệ đơn ly hôn ông Vũ từ năm 2015, với 10 lần hòa giải bất thành, nhưng trong quá trình xét xử tại phiên tòa phúc thẩm lần này, bà Thảo vẫn bày tỏ mong muốn hàn gắn, đoàn tụ và muốn được chữa bệnh “tâm thần” cho ông Vũ. Tuy nhiên, phía ông Vũ không đồng ý hàn gắn và muốn kết thúc sớm sự việc để không ảnh hưởng đến các con và hoạt động kinh doanh sản xuất của Tập đoàn Trung Nguyên.

Vụ thỉnh vong chùa Ba Vàng liên quan Đại đức Thích Trúc Thái Minh

Ngày 20.3.2019, phóng sự với nhan đề “Truyền bá chuyện vong báo oán, chùa Ba Vàng mỗi năm thu trăm tỉ” (báo Lao động) gây rúng động dư luận vì theo nhiều chuyên gia, chuyện vong báo oán là hoàn toàn bịa đặt. Việc thu tiền thỉnh vong giải nghiệp của người dân là trục lợi niềm tin.

Bà Phạm Thị Yến xuất hiện trong lễ diễu hành chào mừng Vesak 2019 của chùa Ba Vàng - Sputnik Việt Nam
Bà Phạm Thị Yến múa hát tưng bừng ở chùa Ba Vàng trong lễ chào mừng Vesak: Chủ tịch TP Uông Bí lên tiếng

Ngày 22.3.2019, Công an tỉnh Quảng Ninh vào cuộc điều tra vụ việc. Ngày 23.3.2019, hàng loạt nạn nhân tại nhiều tỉnh thành trên cả nước đã lên tiếng về màn thỉnh vong với dấu hiệu lừa đảo tại chùa Ba Vàng. Ngày 24.3.2019, UBND TP Uông Bí (Quảng Ninh) có văn bản yêu cầu trụ trì chùa Ba Vàng chấm dứt ngay các hoạt động sai trái. Hàng trăm bài viết, hình ảnh, video trên website của chùa về “pháp thỉnh oan gia trái chủ” cũng được gỡ bỏ. Ngày 26.3.2019, UBND TP Uông Bí tổ chức họp báo thông tin vụ việc. Tại đây, Chủ tịch TP Uông Bí Nguyễn Mạnh Hà cho biết, chùa Ba Vàng đã cố tình che giấu sai phạm. Ôn khẳng định, Đại đức Thích Trúc Thái Minh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, đồng thời phạt bà Phạm Thị Yến số tiền 5 triệu đồng vì vi phạm nếp sống văn hóa.

Về phần mình, Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam khẳng định vụ việc “thỉnh vong”, “cúng oan gia trái chủ” đã làm tổn thương thanh danh Giáo hội, Tăng đoàn. Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam ra quyết định tạm đình chỉ mọi chức vụ trong Giáo hội của Đại đức Thích Trúc Thái Minh. Đại đức Thích Trúc Thái Minh phải sám hối đại tăng, giao Thượng tọa Thích Thanh Quyết làm thầy giáo giới.

© Ảnh : Facebook/Chùa Ba VàngChùa Ba Vàng
Việt Nam 2019: Năm của Biển Đông, bóng đá và chiến lược ngoại giao khôn ngoan - Sputnik Việt Nam
Chùa Ba Vàng
Thành công của bóng đá Việt Nam 2019: Dấu ấn Park Hang-seo

Game thủ Việt Nam - Sputnik Việt Nam
SEA Games 30: game thủ Việt Nam đã đạt kết quả không như kỳ vọng
Năm 2019 là một năm tiếp nối những thành công của bóng đá Việt Nam, với những chiến tích lịch sử của cả bóng đá nam và bóng đá nữ. Mở màn cho năm 2019 là “phát súng” của đội tuyển nam quốc gia khi lọt vào đến tứ kết (top 8 đội mạnh nhất) Asian Cup 2019 dưới tay “thầy phủ thủy” Park Hang-seo. Sau đó, cả đội U19 và U23 nam đều giành vé tham dự vòng chung kết Châu Á vào năm 2020.

Không hề kém cạnh, tuyển nữ Việt Nam cũng xuất sắc đăng quang ngôi vô địch nữ Đông Nam Á 2019. Trong khi đó, đoàn quân của HLV Park Hang Seo đã thi đấu ấn tượng tại Vòng loại World Cup 2022 với 3 chiến thắng và 2 trận hoà, qua đó vươn lên dẫn đầu bảng G. Tại Sea Games 30, một lần nữa đội tuyển nữ Việt Nam bảo vệ thành công ngôi vô địch sau trận chung kết trước Thái Lan, đồng thời lập kỷ lục là đội có nhiều lần vô địch nhất với 6 lần đăng quang. Đến lượt mình, các chàng trai đội tuyển U22 Việt Nam cũng đánh bại U22 Indonesia với tỉ số 3-0 trong trận chung kết, mang về tấm HCV lịch sử ở môn bóng đá nam SEA Games. Ngoài ra, đoàn thể thao Việt Nam cũng có một kỳ SEA Games 2019 hết sức thành công khi giành đến 98 huy chương vàng, kết thúc kỳ đại hội với vị trí thứ nhì trên bảng tổng sắp huy chương.

© Ảnh : zingHLV Park Hang-seo viết nên trang sử mới cho bóng đá Việt Nam.
Việt Nam 2019: Năm của Biển Đông, bóng đá và chiến lược ngoại giao khôn ngoan - Sputnik Việt Nam
HLV Park Hang-seo viết nên trang sử mới cho bóng đá Việt Nam.

Như vậy, sau một năm thi đấu đầy thành công, bóng đá Việt Nam sẽ bước sang trang mới cùng nhiều giải đấu khác trong năm 2020. Trước hết, đó sẽ là hành trình chinh phục vòng loại U23 Châu Á của U23 Việt Nam, diễn ra vào tháng 1.2020.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала