Sắp có thuốc chống virus corona? Bác sĩ Việt Nam lên tiếng

© REUTERS / China DailyNhân viên phòng thí nghiệm mặc một bộ đồ bảo vệ trước khi kiểm tra các mẫu tại Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Qinhuangdao ở Hà Bắc, Trung Quốc
Nhân viên phòng thí nghiệm mặc một bộ đồ bảo vệ trước khi kiểm tra các mẫu tại Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Qinhuangdao ở Hà Bắc, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chuyên gia y tế Việt Nam bình luận về loại thuốc chống virus corona chủng mới mà Trung Quốc vừa tung ra thị trường mang tên Favilavir (hay còn gọi là Fapilavir).

Trung Quốc sử dụng thuốc chống sốt rét để điều trị coronavirus

Cục Quản lý sản phẩm y tế quốc gia Trung Quốc vừa cho phép bán ra thị trường loại thuốc chống virus corona mới mang tên Favilavir (hay còn gọi là Fapilavir). Đây là loại thuốc dùng chống bệnh sốt rét cũng được bổ sung vào phác đồ điều trị các bệnh nhân nhiễm virus corona (Covid- 2019). Đây đồng thời cũng là sản phẩm thuốc chữa bệnh cho bệnh nhân nhiễm virus corona đầu tiên được cấp phép sản xuất ở Trung Quốc.

Đội ngũ y bác sỹ chúc mừng hai bệnh nhân được xuất viện. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chữa khỏi thêm 2 bệnh nhân nhiễm virus corona

Thông tin về loại thuốc này, Bộ Khoa học và công nghệ Trung Quốc cho biết, Favilavir do Công ty Dược phẩm Hisun Chiết Giang phát triển là một trong ba loại thuốc cho thấy hiệu quả rõ rệt trong điều trị các bệnh nhân nhiễm virus corona chủng mới.

Ngoài Favilavir, các chuyên gia Trung Quốc cũng xác nhận Chloroquine Phosphate - một loại thuốc chống sốt rét, có hiệu quả chữa trị rõ ràng bệnh do Covid- 2019 gây ra và đã cho hiệu quả trong thử nghiệm lâm sàng.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển công nghệ sinh học thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc Sun Yanrong, các chuyên gia y tế hàng đầu của nước này đã thống nhất đưa thuốc  chống sốt rét Chloroquine Phosphate đã được khẳng định đem lại hiệu quả rõ ràng trong điều trị bệnh viêm phổi Vũ Hán vào phác đồ điều trị căn bệnh nguy hiểm đồng thời nhanh chóng đưa thuốc vào thử nghiệm lâm sàng rộng rãi trong thời gian sắp tới.

Bác sĩ Việt Nam nói về thuốc chống virus corona của Trung Quốc

 Hiện tại trên thế giới vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh hay thuốc đặc trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây nên. Việc Trung Quốc tuyên bố sắp có thuốc điều trị loại virus chết người, đồng thời cho phép cấp bán ra thị trường Favilavir thu hút sự chú ý của dư luận. Giới y khoa Việt Nam chia sẻ những quan điểm liên quan đến vấn đề này.

Thủ tướng lưu ý cảnh giác phòng chống dịch nhưng cũng phải chú trọng đến phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống cho người dân - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thành công đến đâu trong cuộc chiến với virus corona?

Chia sẻ về loại thuốc Favilavir mà Trung Quốc cấp phép bán ra thị trường mới đây, Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho rằng, theo thông tin mà ông nắm được, loại thuốc mới này mới của Trung Quốc mới ở giai đoạn thử nghiệm chứ chưa được sử dụng rộng rãi.

“Phác đồ điều trị của Việt Nam được xây dựng dựa trên việc lựa chọn, áp dụng kinh nghiệm điều trị cho bệnh nhân từ nhiều quốc gia, trong đó có cả Trung Quốc. Kết quả điều trị cho bệnh nhân giai đoạn vừa qua cho thấy có hiệu quả tốt. Tôi cho rằng chỉ nên sử dụng các loại thuốc, sẩn phẩm hỗ trợ có trong phác đồ của Bộ Y tế hoặc được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, khuyên dùng”, Tuổi Trẻ dẫn phát biểu của bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết.

Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh, trên mạng xã hội trong thời gian qua cũng đã xuất hiện những tin đồn về các loại thuốc được quảng cáo có thể  ngăn hay trị được virus corona. Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp khẳng định, người dân không nên tự ý mua những sản phẩm rao bán tràn lan, không hề có bằng chứng khoa học rõ ràng. Người dân có thể phải chịu tiền mất tật mang vì bỏ tiền thật nhưng lại mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Khoa truyền nhiễm là khu điều trị riêng biệt cho các trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn. - Sputnik Việt Nam
Thông tin về quán thịt trâu nhiễm virus corona, 24 ngày ủ bệnh và tấm thẻ chống được Covid-2019

Trưởng khoa Cấp cứu bệnh viện Nhiệt đới Trung ương nêu ví dụ về những sản phẩm như “thẻ đeo ngăn ngừa virus”, “bút chống virus” như người ta đang rầm rộ rao bán. Tuy nhiên, xét trên cơ chế lây nhiễm của virus corona thì những sản phẩm đang được quảng cáo với tính năng thần kỳ “chống, diệt được Covid-2019” kia không thể ngăn ngừa được virus này.

Vị chuyên gia y tế cũng giải thích về khả năng loại thuốc Favilavir mà Trung Quốc mới công bố bán ra có được nhập và lưu hành ở Việt Nam hay không, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết, theo quy chế đăng ký lưu hành thuốc hiện nay mà Bộ Y tế sử dụng, tùy vào loại thuốc là mới hay đã được kiểm nghiệm, sử dụng, nay được bổ sung tác dụng mới mà việc đăng ký lưu hành/đăng ký bổ sung tác dụng mới có khác nhau. Tất cả đều đã được quy định rõ trong Thông tư số 32 năm 2018  của Bộ Y tế.

Như vậy, nếu theo quy định đây là thuốc mới thì ngoài các hồ sơ theo quy định, nhà sản xuất cần nộp kèm các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng trên người.

Việt Nam điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus virus corona như thế nào?

Chia sẻ về vấn đề này, một trong các bác sĩ trực tiếp điều trị cho hai bệnh nhân nhiễm virus corona chủng mới (Covid- 2019) đầu tiên ở Việt Nam, bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang, khoa bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), đồng tình với quan điểm của Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương khi cho rằng, việc cấp phép bán thuốc mới phải tùy tính chất bệnh lý và quy định của mỗi quốc gia.

Khu vực cách ly trong Trường Quân sự tỉnh - Sputnik Việt Nam
Lào Cai: 52 người nghi nhiễm COVID-19 được trở về nhà sau 14 ngày cách ly

Đối với Việt Nam, trước khi đưa vào sử dụng cho bệnh nhân phải trải qua thử nghiệm lâm sàng và phải có chỉ đạo của Bộ Y tế.

“Tôi có nghe nói bổ sung thuốc sốt rét vào phác đồ điều trị các bệnh nhân Covid-19 từ lâu nhưng ở Việt Nam, cụ thể Bệnh viện Chợ Rẫy, hoàn toàn chưa sử dụng thuốc nhóm này. Khi nhiễm SARS-Cov-2, nếu con người có sức miễn dịch tốt, cộng với việc chăm sóc điều trị khoa học thì khả năng loại trừ virus và hồi phục chỉ trong vòng từ 7-10 ngày”, ông Nguyễn Ngọc Sang cho hay.

Hiện nay, ở Việt Nam, Bộ Khoa học và công nghệ mới chỉ phê duyệt bổ sung đề tài độc lập cấp nhà nước “Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của việc bổ sung Lopinavir/ Ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm virus corona chủng mới”. Đây là một loại công thức phối hợp liều cố định để điều trị và phòng ngừa nhiễm HIV/AIDS.

Nhưng trên thực tế, đề tài dù đã được chấp thuận cũng phải trải qua thử nghiệm trong 4 tuần hoặc trên 10 người bệnh. Sau đó, trong vòng 12 tháng phải làm rõ hiệu quả, tính an toàn rồi mới được cân nhắc đưa vào sử dụng.

Tiết lộ về cách thức điều trị cho hai bệnh nhân đến từ Vũ Hán, Trung Quốc- hai cha con Li Ding và Li Zichao tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang thông tin cho biết, bệnh viện đảm bảo bố trí nơi ở, phòng ốc cho bệnh nhân luôn sạch sẽ, thoáng khí, tiếp xúc nhiều với ánh sáng môi trường. Hai bệnh nhân được điều trị hỗ trợ như hạ sốt, vệ sinh thân thể, súc họng thật sạch, hỗ trợ vật lý trị liệu và đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Đối với trường hợp nặng như bệnh nhân Li Ding với tiền sử nhiều bệnh nền, trong phác đồ điều trị còn có thêm kháng sinh phối hợp tránh khả năng bị bội nhiễm, áp dụng vật lý trị liệu hô hấp tích cực như hướng dẫn bệnh nhân tập thở, vỗ lưng cho bệnh nhân khạc đàm và tập vận động đi lại tăng sức cho cơ.

Bác sĩ Sang nhấn mạnh, trong quá trình điều trị, đường huyết, huyết áp và các bệnh lý nguy cơ của ông Li Ding như bệnh mạch vành, tim mạch đều được điều chỉnh ổn định. Đây chính là cơ sở cốt lõi để bệnh nhân khỏi bệnh viêm đường hô hấp cấp do coronavirus chủng mới gây nên.

Tại Việt Nam, kể từ ngày 13.2 đến nay không phát hện thêm các trường hợp nhiễm corona mới.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương Hà Nội - Sputnik Việt Nam
WHO ghi nhận Việt Nam đã xử lý dịch bệnh COVID-19 rất tốt

Với quá trình diễn biến dịch bệnh phức tạp thời gian qua, nhưng nhờ có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Chính phủ, Bộ Y tế, các địa phương và mỗi người dân Việt Nam đều nâng cao tinh thần chống dịch.

Thực tế kiểm soát tốt dịch coronavirus đồng thời cũng khẳng định Việt Nam có hệ thống y tế khá tốt với đội ngũ nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao và tận tâm. Trước đó, đại diện của WHO đã từng nhận định, Việt Nam đã xử lý dịch Covid-2019 rất tốt. Theo WHO, Việt Nam đã khởi động hệ thống ứng phó ở giai đoạn đầu của dịch - tăng cường giám sát, đảm bảo phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý ca bệnh tại các cơ sở y tế và tăng cường xét nghiệm bên cạnh thực hiện các hoạt động truyền thông và hợp tác đa ngành.

Tổ chức Y tế thế giới đánh giá cao năng lực của Việt Nam trong việc xử trí các vấn đề y tế công cộng khẩn cấp, kể cả các đợt bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi, đã tăng lên đáng kể.

Qua khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chiều 17.2, Việt Nam là một đất nước an toàn vì những nỗ lực phòng chống dịch Covid-2019 hiệu quả.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала