Không để hạ cánh an toàn: Bộ Nội vụ đề xuất 4 mức xử lý kỷ luật cán bộ nghỉ hưu

© Ảnh : Báo Tài nguyên & Môi trườngBộ trưởng Bộ nội vụ Lê Vĩnh Tân
Bộ trưởng Bộ nội vụ Lê Vĩnh Tân - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đúng như phương châm trong cuộc chiến chống tham nhũng mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói- không để ai hạ cánh an toàn, Bộ Nội vụ vừa trình đề xuất bổ sung thêm các hình thức kỷ luật cán bộ nghỉ hưu có vi phạm trong thời gian đương chức.

Bộ Nội vụ đề xuất 4 mức xử lý kỷ luật cán bộ nghỉ hưu

Trên cơ sở bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 ngày 25.11.2019, Bộ Nội vụ đã soạn dự thảo Tờ trình và dự thảo Nghị định của Chính phủ, quy định về vấn đề xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, tập trung vào một số vấn đề lớn có liên quan đến việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể: sửa đổi, bổ sung Điều 78, Điều 79, Điều 80, Điều 82, Điều 84 Luật Cán bộ, công chức và sửa đổi, bổ sung Điều 53, Điều 56, Điều 60 Luật Viên chức.

Tiến tới Đại hội XIII của Đảng: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Phiên họp Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội lần thứ XIII của Đảng - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Việt Nam ký quyết định kỷ luật nhiều cán bộ

Theo đó, sửa đổi, bổ sung thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật, bổ sung nội dung xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu nhưng có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian công tác. Đồng thời, giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc hoặc nghỉ hưu nhưng có vi phạm trong quá trình công tác.

Ngoài ra, Khoản 4 Điều 78 Luật Cán bộ, công chức (năm 2010) quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, cho biết, trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về quy định xử lý kỷ luật đối với cán bộ.

Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008, cán bộ có 4 hình thức xử lý kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm.

Tuy nhiên, hiện nay trong các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức bộ máy (ví dụ như Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương) chỉ quy định về bãi nhiệm mà không có quy định về hành vi vi phạm, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với các trường hợp xử lý bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ cấp xã.

Bộ Nội vụ nhận định, điều này đã tạo ra khoảng trống pháp lý, gây khó khăn trong công tác xử lý kỷ luật cán bộ, từ đó chưa bảo đảm nguyên tắc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và nguyên tắc xử lý kỷ luật Đảng không thay thế xử lý kỷ luật hành chính.

Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ thống nhất bổ sung quy định xử lý cán bộ trong Nghị định để giải quyết những vướng mắc từ thực tiễn thực hiện, cũng như nhằm mục đích thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Sẽ xử cán bộ lãnh đạo có sai phạm nghiêm trọng?

Theo Bộ Nội cho biết, hiện vẫn còn 2 loại ý kiến khác nhau về cách thức thực hiện. Loại thứ nhất đề nghị chỉ quy định việc áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý kỷ luật đối với “một số trường hợp” cán bộ có hành vi vi phạm mà pháp luật và điều lệ chưa quy định, không bổ sung quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử lý kỷ luật, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật riêng đối với đối tượng là cán bộ.

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy T.Ư đề nghị kỷ luật một số đảng viên, quân nhân vi phạm - Sputnik Việt Nam
Việt Nam kỷ luật hàng loạt cán bộ, quân nhân quốc phòng

Theo đó, loại ý kiến này cho rằng, nếu bổ sung quy định riêng đối với đối tượng là cán bộ đang công tác tại các cơ quan dân cử thì về kỷ luật đối với đội ngũ cán bộ sẽ phân hóa thành hai cơ chế riêng. Pháp luật về tổ chức bộ máy hành chính cũng đã có quy định riêng đối với hình thức bãi nhiệm đối với các chức danh do bầu cử, nếu quy định ở Nghị định này sẽ khó bảo đảm nhất quán.

Bên cạnh đó, người giữ các chức danh do bầu cử hoạt động chuyên trách đều là đảng viên, do đó thông thường sẽ thực hiện quy định kỷ luật Đảng trước, chính quyền sau. Khi đó, đã có hình thức xử lý kỷ luật Đảng, kết luận của cơ quan có thẩm quyền và việc xử lý kỷ luật hành chính cần đơn giản về trình tự, thủ tục.

Trong khi đó, ý kiến thứ hai cho rằng, cần đề nghị quy định cụ thể các nội dung về xử lý kỷ luật đối với tất cả cán bộ có hành vi vi phạm (bao gồm cả cán bộ công tác trong hệ thống đảng, đoàn thể, chính quyền) để bảo đảm thống nhất.

Dự thảo Nghị định được Bộ Nội vụ xây dựng và trình Chính phủ thể hiện theo loại ý kiến thứ nhất. Trên cơ sở đó, dự thảo Nghị định đã bổ sung quy định áp dụng xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác. Đồng thời bổ sung nguyên tắc xử lý kỷ luật hành chính đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của người đã nghỉ việc, nghỉ hưu được thực hiện sau khi có quyết định xử lý kỷ luật về Đảng.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân lý giải, hầu hết các vị trí lãnh đạo trong hệ thống Đảng, đoàn thể, chính quyền các cấp hiện đều là đảng viên. Những sai phạm nghiêm trọng hầu hết đều ở những người đã từng giữ vị trí lãnh đạo và vì vậy, việc giới hạn kỷ luật hành chính sau khi kỷ luật Đảng đối với đối tượng này là cần thiết, bảo đảm tính răn đe và phù hợp với quy định của Đảng.

sinh viên chuẩn bị tham dự kỳ thi  - Sputnik Việt Nam
Vì sao Bộ GD-ĐT không kỷ luật 13 cán bộ vụ gian lận thi cử?

Thêm vào đó, quy định như dự thảo sẽ tránh phức tạp về trình tự, thủ tục, thẩm quyền do đã có kết luận về sai phạm, hình thức xử lý kỷ luật cũng đã được xác định rõ và do đó không phải thực hiện các quy định về thành lập Hội đồng kỷ luật, triệu tập họp rất khó khả thi.

Dự thảo Nghị định được xây dựng nhằm mục đích quy định chi tiết, đầy đủ các nội dung được giao trong Luật số 52/2019/QH14, bảo đảm tiến độ, chất lượng, có hiệu lực thi hành cùng với hiệu lực thi hành của Luật vào ngày 01.7.2020.

“Ngoài ra, bảo đảm đồng bộ với các quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật; bảo đảm khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, nghiêm minh, đúng pháp luật, khả thi, phù hợp với thực tiễn, kế thừa quy định còn phù hợp, bổ sung những nội dung mới, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống văn bản quy định trong lĩnh vực cán bộ, công chức, viên chức. Ngoài ra, thu gọn đầu mối các văn bản quy định trong lĩnh vực cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm thuận lợi trong quá trình thực hiện”, Bộ Nội vụ khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала