TP.HCM cách ly thêm 1 người nước ngoài nghi nhiễm COVID-19

© Ảnh : TTXVN phátChăm sóc bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Nhiệt đới tỉnh Hải Dương.
Chăm sóc bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Nhiệt đới tỉnh Hải Dương. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chiều 15/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết thánh phố vừa tiếp nhận thêm 1 trường hợp (sau trường hợp bệnh nhân số 53) là người nước ngoài, có triệu chứng viêm hô hấp, tự đến bệnh viện khám kiểm tra. Bệnh nhân này đã được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm, cho thấy nhiều dấu hiệu nghi ngờ nhiễm COVID-19.

TP.HCM thông tin về ca nguy cơ cao nhiễm COVID-19

Chiều 15/3, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết thánh phố vừa tiếp nhận thêm 1 trường hợp (sau trường hợp bệnh nhân số 53) là người nước ngoài, có triệu chứng viêm hô hấp, tự đến bệnh viện khám bệnh.  Bệnh nhân này đã được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm, cho thấy nhiều dấu hiệu nghi ngờ nhiễm COVID-19.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, người này là một người nam giới, 33 tuổi, quốc tịch Latvia, đi cùng vợ trên chuyến bay TK162 từ Tây Ban Nha đến TP.HCM vào ngày 8/3 và lưu trú tại một khách sạn ở quận 4. 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng xét nghiệm 3 lần đều âm tính với COVID-19

Ngày 9/3, hai vợ chồng đến Phú Quốc lức 14h10 trên chuyến bay QH1521 của hãng hàng không Bamboo Airways. Tối 13/3, 2 người này đáp chuyến bay QH1524 của hãng hàng không Bamboo Airways từ Phú Quốc về TP.HCM lúc 20:45 và thuê phòng tại nhà nghỉ ở đường Bùi Viện, quận 1.

Chiều 14/3, người chồng có biểu hiện sốt nên tự đi khám, được cách ly và lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Hệ thống phòng dịch của thành phố đã tiến hành các biện pháp phòng dịch chủ động. Thực hiện điều tra, xác minh các trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp này.

Nhằm đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe cho từng cá nhân và cho cộng đồng, cơ quan chức năng của HCDC kêu gọi những hành khách đã đi các chuyến bay nêu trên khẩn trương liên hệ với cơ quan y tế địa phương gần nhất để được kiểm tra sức khỏe và hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm.

Ngoài ra, HCDC đề nghị những người có thể đã tiếp xúc với hành khách từng đi các chuyến bay nghi ngờ có ca nguy cơ cao nhiễm COVID-19, đang có mặt ở TP.HCM và các tỉnh, thành khác liên hệ với cơ quan y tế địa phương gần nhất để được kiểm tra sức khỏe và hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm.

Tại các trung tâm thương mại Việt Nam nhân viên bảo vệ, nhân viên bán hàng được trang bị khẩu trang khi làm việc - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 4 ca mắc COVID-19

Một bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Việt Nam phải thở máy

Theo Bộ Y tế, tính đến sáng 15/3, Việt Nam đã ghi nhận 53 trường hợp nhiễm COVID-19, trong đó có 16 ca đã được chữa khỏi và xuất viện, 37 ca mắc mới hiện đang được cách ly và điều trị tại nhiều bệnh viện trên cả nước.

Trong 37 ca mắc COVID-19 mới, có 13 người là bệnh nhân nước ngoài và 24 người Việt. Tình hình sức khoẻ của phần lớn các bệnh nhân đang trong tình trạng ổn định, không sốt, không khó thở. Một số ca bệnh có triệu chứng ho nhẹ, ăn uống bình thường, các dấu hiệu sinh tồn ổn định.

Tuy nhiên, có một trường hợp bệnh nhân người Anh mắc COVID-19 ở độ tuổi cao (69 tuổi), đồng thời mắc các bệnh lý nền mãn tính là tăng huyết áp và đái tháo đường type2. Bệnh nhân được phát hiện nhiễm bệnh vào ngày 8/3 tại Lào Cai, sau đó được chuyển về điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở Đông Anh).

Đến tối 14/3, bệnh nhân tỉnh táo, sốt thất thường (sáng sốt, chiều và tối không sốt). Hiện bệnh nhân có khó thở, được đặt thở máy. Các bác sĩ đang nỗ lực điều trị tích cực cho bệnh nhân này.

Sáng 14/3/2020, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam
WHO đánh giá cao cách Việt Nam ứng phó dịch COVID-19

Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, TS Phạm Ngọc Thạch cho biết những trường hợp người bệnh mắc COVID-19 có độ tuổi cao lại kèm theo các bệnh lý mãn tính sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn so với những người khác. Những người này cũng có nguy cơ cao sẽ diễn biến nặng, nhanh, có thể suy hô hấp do sức chống đỡ kém trước sự tấn công của virus.

PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết, ngoài việc phải uống rất nhiều các loại thuốc điều trị bệnh nền, cơ thể người cao tuổi suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng, dễ mắc thêm các bệnh khác.

Khi người cao tuổi mắc bệnh thì thường diễn tiến rất nặng do tương tác của bệnh mới với bệnh nền, cũng như tương tác giữa rất nhiều loại thuốc. Nhiễm virus, cơ thể không đủ sức chống lại, đồng thời khởi động một chuỗi rối loạn kèm theo trên nền bệnh mạn tính như suy gan, suy thận, suy đa tạng, làm phức tạp quá trình điều trị.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала