Việt Nam tăng tốc chống Covid-19: Đây là lúc cả dân tộc phải đoàn kết

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNPhó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) gây ra phát biểu chỉ đạo cuộc họp.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) gây ra phát biểu chỉ đạo cuộc họp. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định sức mạnh toàn dân trong phòng, chống dịch Covid-19. Bước vào giai đoạn khốc liệt hơn, Chính phủ Việt Nam mong người dân phát huy tinh thần dân tộc, thấu hiểu và chia sẻ lẫn nhau.

Việt Nam sẽ cố gắng hạn chế tối đa trường hợp tử vong do coronavirus. Nhà nước và chính phủ khẳng định, không có gì quý bằng tính mạng con người. Bảo vệ sức khỏe cho nhân dân là nhiệm vụ ưu tiên. Bộ Giao thông Vận tải khuyến cáo kiều bào nên cân nhắc việc về nước, Bộ Quốc phòng cam kết đảm bảo 100% chỗ cho các khu cách ly, chuẩn bị cho các tình huống khi dịch nCoV bùng phát.

Dịch Covid-19: Hạn chế tối đa tử vong, không gì quý bằng tính mạng nhân dân

Sáng 18.3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có bài phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 tại Văn phòng Chính phủ.

Nhân viên y tế Bệnh viện điều trị COVID-19 diễn tập tình huống tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 từ các bệnh viện khác chuyển đến.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có 68 ca nhiễm Covid-19: Bệnh nhân số 32 có kết quả âm tính lần đầu

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng khẳng định sức mạnh toàn dân đã và đang góp phần giúp Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh trong thời gian vừa qua.

“Dưới dự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã huy động tất cả các lực lượng vào cuộc, hiệp đồng chặt chẽ, đặc biệt phát huy sự tham gia tích cực của nhân dân. Càng lúc khó khăn càng thấy sức mạnh của nhân dân và toàn bộ hệ thống chính trị”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Đồng chí Vũ Đức Đam cho biết, công tác phòng chống dịch bệnh trong thời gian qua đã cho thấy sự đúng đắn trong nguyên tắc, chủ trương, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo. Đống chí Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục kiên định thực hiện nguyên tắc và đẩy nhanh tốc độ triển khai nhiệm vụ được giao, đảm bảo thực hiện các mục tiêu: không để lây lan nhanh, không để lây lan trong đội ngũ y tế, hạn chế tối đa các ca tử vong, không để người dân hoang mang hoặc chủ quan, hài hòa giữa các vấn đề đối nội và đối ngoại.

“Hạn chế tối đa tử vong vì không có gì quý hơn tính mạng. Chúng ta làm hết sức vì sức khỏe, vì tính mạng của người dân, vì sự bình yên của xã hội”, Phó Thủ tướng tuyên bố.

Tăng cường năng lực, tốc độ ứng phó với dịch Covid-19

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phân tích, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra nhanh và phức tạp, vượt xa so với dự kiến của các chuyên gia trong nước và thế giới, Việt Nam cần tăng cường năng lực, tốc độ ứng phó dịch bệnh trong thời gian tới. Công tác chống dịch tốt tại Việt Nam sẽ góp phần vào cuộc chiến chống dịch trên quy mô toàn cầu và ngược lại, chỉ khi toàn thế giới dập được thành công dịch bệnh, người dân Việt Nam mới có thể yên tâm.

Khu cách ly tập trung tại quận 7, TP.HCM. - Sputnik Việt Nam
Thêm 5 người nhiễm Covid-19: Việt Nam siết chặt nhập cảnh

Phó Thủ tướng yêu cầu phân nhóm các đối tượng dễ bị lây nhiễm hoặc khi bị lây nhiễm dễ bệnh nặng như người cao tuổi, người có bệnh nền, đặc biệt quan tâm đến người yếu thế như người khuyết tật…. Thực hiện tuyên truyền, khuyến cáo hạn chế người dân di chuyển, ở tại gia đình để lực lượng y tế đến thăm và kiểm tra sức khỏe tại nhà hoặc tại cơ sở theo phương châm “4 tại chỗ”.

Trưởng ban Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 yêu cầu ngành y tế tăng cường tập huấn cho đội ngũ bác sỹ, y tá, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên; tăng cường năng lực xét nghiệm và điều trị để có thể đáp ứng các yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch hiện nay.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nỗ lực, hiệp đồng phối hợp với các đơn vị, lực lượng bằng nhân lực, cơ chế, công nghệ… để nhanh chóng phát hiện nguồn bệnh, đặc biệt từ những người nhập cảnh vào Việt Nam trong vòng 14 ngày qua, những người tiếp xúc để cách ly, hỗ trợ y tế kịp thời, không để lây lan dịch trong cộng đồng.

© Ảnh : Trọng Đạt - TTXVNQuang cảnh buổi chia tay của các công dân sau khi hoàn thành thời gian cách ly, theo dõi COVID-19 tại trường Quân sự tỉnh Hòa Bình.
Việt Nam tăng tốc chống Covid-19: Đây là lúc cả dân tộc phải đoàn kết - Sputnik Việt Nam
Quang cảnh buổi chia tay của các công dân sau khi hoàn thành thời gian cách ly, theo dõi COVID-19 tại trường Quân sự tỉnh Hòa Bình.

Tránh lây nhiễm corona: Cân nhắc việc về nước, phát huy tinh thần đồng bào

Phó Thủ tướng lưu ý, công dân người Việt Nam đang học tập, lao động và sinh sống tại nước ngoài cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của chính quyền nước sở tại. Trong trường hợp thực sự cần thiết phải về nước, dù còn nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân cam kết thực hiện các biện pháp cần thiết, đảm bảo an toàn cho công dân Việt Nam trở về Tổ quốc; thực hiện nghĩa cử cao đẹp với đồng bào theo tinh thần “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ phát động toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19

Phó Thủ tướng cũng hy vọng, các công dân khi nhập cảnh nên biết chia sẻ khó khăn khi trở về nước trong điều kiện dịch bệnh hiện tại. Công dân về nước cần thực hiện nghiêm quy định kiểm dịch, nhập cảnh và cách ly. Sự hợp tác chia sẻ của cộng đồng, đặc biệt của người được cách ly, là sự động viên “quý báu nhất” đối với các lực lượng đang làm nhiệm vụ trong giai đoạn khó khăn này, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Về phần mình, đại diện Bộ Giao thông Vận tải khuyến cáo, người Việt Nam ở nước ngoài nên cân nhắc kỹ quyết định trở về nước. Lý do là bởi tình hình di chuyển bằng đường hàng không giữa các nước hiện rất khó khăn. Nhiều quốc gia đã bắt đầu siết chặt việc xuất nhập cảnh, có thể đưa ra quyết định đơn phương về việc dừng, thay đổi chuyến bay. Ngoài ra, các chuyên gia dịch tễ cũng cảnh báo khả năng lây nhiễm trong quá trình di chuyển từ vùng có dịch.

Do đó, các thành viên Ban Chỉ đạo thống nhất cho rằng người Việt Nam ở nước ngoài nên thực hiện nghiêm các khuyến cáo, hướng dẫn y tế của chính quyền nước sở tại. Trường hợp thực sự phải về nước, thì dù còn nhiều khó khăn nhưng chúng ta luôn nỗ lực hết sức để thực hiện các biện pháp cần thiết, lo cho bà con một cách tốt nhất có thể.

Bộ Quốc phòng đảm bảo đủ 100% chỗ cho các khu vực cách ly

Bộ Quốc phòng hiện là cơ quan được giao trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác cách ly phòng bệnh, trên cơ sở phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công an và các địa phương trong cả nước. Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Quốc phòng đã xây dựng các kịch bản cách ly khi dịch bùng phát với quy mô lớn hơn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ phát động toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19

Báo cáo tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Quân y - Bộ Quốc phòng, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên cho biết, quân đội đã thành lập 140 điểm cách ly trên cả nước, có khả năng tiếp nhận 44.718 trường hợp cách ly.

Tính từ ngày đầu chống dịch đến nay, quân đội đã tổ chức cách ly 21.309 trường hợp nghi ngờ, hơn 14.000 người đã hoàn thành cách ly. Hiện các quân khu trong cả nước đang thực hiện cách ly với 6.986 công dân. Theo ước tính, lực lượng quân đội có thể sẵn sàng tiếp nhận thêm gần 40.000 trường hợp cách ly nữa.

“Quân đội đảm bảo phương án cách ly, có thể tổ chức thêm các điểm khác, sẵn sàng dự phòng 20.000 chỗ trong những trường hợp cần thiết”, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên khẳng định tại cuộc họp.

Về phần mình, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy cho biết, để sẵn sàng ứng phó trước dự báo dịch bệnh có thể kéo dài, ngành du lịch đã chủ động chuẩn bị dự phòng một số phương án cách ly theo hình thức thu phí.

Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổng hợp báo cáo từ 21 địa phương có sân bay và địa phương lân cận, 104 cơ sở du lịch đăng ký tham gia công tác cách ly có trả phí theo nhu cầu (bao gồm các khách sạn, nhà nghỉ, resort, cơ sở lưu trú...). Ngoài ra, ngành du lịch cũng chủ động phối hợp, trao đổi với các đơn vị y tế sở tại về quy trình hướng dẫn đảm bảo sức khỏe khi thực hiện cách ly tại các cơ sở lưu trú.

Đến trưa 18.3, Việt Nam ghi nhận 68 ca bệnh trong đó 16 ca khỏi từ giai đoạn một (23.1-13.2) và 52 ca đang cách ly điều trị. Các ca bệnh xâm nhập chủ yếu từ châu Âu và Mỹ, sau đó lây lan cộng đồng. Sức khỏe hầu hết bệnh nhân ổn định, tuy nhiên có hai ca nặng đều trên 60 tuổi và có bệnh nền. Có 5 bệnh nhân đã cho kết quả xét nghiệm âm tính ít nhất một lần.

Ngoài ra, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe là 31.659. Trong đó 2.543 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 6.299 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 22.817 người đang được cách ly tại nhà, nơi cư trú.

Những quốc gia nào nhập khẩu Kit test coronavirus của Việt Nam?

Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin cho biết, đơn vị sản xuất đủ nguyên liệu cho 180.000 test (1 bộ có 50 test) và đang nhập nguyên liệu để sản xuất thêm 120.000 test. Công ty có thể tiếp tục sản xuất thêm nếu được bổ sung nguyên liệu từ Mỹ và các quốc gia khác.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam tăng cường chống Covid-19, Hà Nội tặng Ý test kit xét nghiệm nCoV

Thông tin về tình hình xuất khẩu của bộ Kit test xét nghiệm chủng mới virus corona, tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á Phan Quốc Việt cho hay, hiện có 20 quốc gia đang đàm phán mua bộ sinh phẩm. Trước mắt, tuần này công ty sẽ xuất khẩu sang 4 quốc gia là Iran, Phần Lan, Malaysia, Ukraine. Trong số này Iran đặt 200.000 test (4.000 bộ), Ukraina đặt 15.000 test (300 bộ).

“Đây là lô hàng đầu tiên được xuất khẩu, với số lượng hạn chế. Hiện có nhiều quốc gia đã liên hệ với công ty để đặt hàng sản phẩm này, trong đó có nhiều nước châu Âu như Thuỵ Điển, Phần Lan, Ba Lan, Đức, Italia”, ông Phan Quốc Việt thông tin với VOV nhấn mạnh.

Phía đơn vị sản xuất cho biết, mỗi bộ test kit gồm 50 test, mỗi test có thể dùng để xét nghiệm cho 1 người, thời gian cho kết quả (bao gồm cả thời gian chuẩn bị bệnh phẩm) là 2 giờ. Nếu so với các sản phẩm cùng loại của Hàn Quốc và của CDC Hoa Kỳ, mỗi xét nghiệm sử dụng test do Việt Nam sản xuất chỉ cần sử dụng 1 test. Trong khi đó, loại của Hàn Quốc sản xuất cần đến 2 test, còn loại của CDC Mỹ thậm chí phải cần đến 4 test.

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNBộ test - KIT định tính SARS-CoV-2 do Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á nghiên cứu và sản xuất.
Việt Nam tăng tốc chống Covid-19: Đây là lúc cả dân tộc phải đoàn kết - Sputnik Việt Nam
Bộ test - KIT định tính SARS-CoV-2 do Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á nghiên cứu và sản xuất.

So với hàng nhập khẩu, thời gian cho kết quả và chất lượng của Kit thử do Việt Á sản xuất tương đương, tuy nhiên giá thành của sản phẩm nội rẻ hơn khoảng một nửa. Hiện sản phẩm do Việt nam sản xuất có giá 400.000-600.000 đồng/1 xét nghiệm. Năng lực cung ứng của nhà sản xuất hiện ở mưc khoảng 10.000 test/ngày (tương đương 200 bộ test kit). Hiện tại, ở Việt Nam đã có trên 40 bệnh viện, trung tâm kiểm soát dịch bệnh đặt hàng mua bộ test kit này.

Một số đơn vị ở Đà Nẵng, Bắc Giang, các phòng xét nghiệm của Bệnh viện Bạch Mai, Trung ương Huế, ĐH Y Hà Nội, Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên đang sử dụng sản phẩm Việt Nam sản xuất.

Ngoài sản phẩm của Công ty Việt Á và hàng nhập khẩu, hiện Việt Nam còn lô hàng 10.000 Kit test do Hàn Quốc tặng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала