Việt Nam bàn về dự án Luật Biên phòng

© Ảnh : TTXVNBế mạc Phiên họp thứ 43 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Bế mạc Phiên họp thứ 43 Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sáng 25.3 tại Hà Nội, phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên bế mạc. Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã trình bày tờ trình Quốc hội về dự án Luật Biên phòng Việt Nam.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh phải siết kỷ luật, không để đình trệ công việc vì Covid-19. Đồng thời, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tháng 4 tới dự kiến sẽ được tổ chức trực tuyến.

Bế mạc phiên họp thứ 43 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Theo dự kiến, đầu tháng 4.2020 Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để xin ý kiến một số nội dung quan trọng nhưng còn tồn tại quan điểm khác nhau về nhiều nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 tới.

Do đó, phát biểu tại phiên bế họp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên phiên họp sẽ diễn ra trực tuyến.

Các cán bộ, nhân viên y tế tại trung tâm tuân thủ các quy định cách ly và luôn mặc đồ bảo hộ khi vào phía trong khu cách ly. - Sputnik Việt Nam
Covid-19 ở Việt Nam: Tất cả phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, không để bất kỳ công việc nào đình trị do dịch bệnh. Để Hội nghị thành công, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu các cơ quan hữu quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ 5 dự án luật và sớm gửi cho các đại biểu nghiên cứu, chuẩn bị nội dung tham gia một cách có chất lượng.

Tổng thư ký Quốc hội đồng thời sẽ thông báo tới tất cả các đại biểu, nhất là những đại biểu chuyên trách tham gia đầy đủ, chuẩn bị nội dung tham gia, đồng thời chuẩn bị tốt các điều kiện, bảo đảm trang thiết bị, đường truyền phục vụ họp.

“Cuộc họp các Ủy ban của Quốc hội cũng ứng dụng công nghệ thông tin để họp trực tuyến. Riêng cơ quan Dân nguyện vẫn tiếp tục hoạt động, không vì dịch mà đình trệ, phải giải quyết kịp thời những bức xúc của người dân, doanh nghiệp”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ.
“Văn phòng Quốc hội bảo đảm trang thiết bị, đường tuyền. Tôi sẽ kiểm tra trước khi Hội nghị tiến hành”, Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

Liên quan đến phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào tháng 4, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ xem xét kỹ lưỡng tính cấp thiết và khả năng chuẩn bị trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp để Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyết định về chương trình họp.

Cụ thể, theo Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ có đề nghị bổ sung một số nội dung, do đó các cơ quan của Quốc hội phải phối hợp với cơ quan của Chính phủ xem xét kỹ lưỡng về tính cấp thiết và khả năng chuẩn bị trong tình hình dịch bệnh hiện nay để Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bổ sung hay rút gọn chương trình làm việc.

Đối với Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XIV dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 5 tới đây, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, nếu đầu tháng 4 mà dịch bệnh còn diễn biến phức tạp thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận và quyết định thời gian tổ chức kỳ họp. Người đứng đầu Quốc hội nhấn mạnh, diễn biến dịch Covid-19 hiện rất khó lường, Việt Nam đang kiểm soát tốt nhưng vẫn phải phòng chống lây lan cộng đồng.

© Ảnh : Trọng Đức - TTXVNBế mạc Phiên họp thứ 43 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Việt Nam bàn về dự án Luật Biên phòng - Sputnik Việt Nam
Bế mạc Phiên họp thứ 43 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Đặc biệt, ghi nhận sự cố gắng của toàn Chính phủ và nhân dân thời gian qua một lòng chống dịch Covid-19, Quốc hội hoan nghênh Chính phủ đã có những chỉ đạo kịp thời trong công tác ngăn ngừa dịch Covid-19 lây lan, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu thực hiện tốt các quy định của pháp luật, theo dõi, chấp hành đúng các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona và chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, khuyến cáo của ngành y tế. Với việc đã công bố 134 người mắc Covid-19, đồng thời số người ủ bệnh vẫn chưa xác định rõ, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu toàn dân hạn chế đi ra đường, tụ tập nơi đông người và phải đeo khẩu trang nơi công cộng.

Đặc biệt, Quốc hội cũng hoanh nghênh Chính phủ chỉ đạo địa phương rà soát hết người nước ngoài và người Việt Nam nhập cảnh hiện đang sinh sống trên địa bàn, nắm chắc số liệu để ngăn lây lan.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị Quốc hội xem xét về dịch vụ đòi nợ thuê

Bên cạnh đó, người đứng đầu Quốc hội nhấn mạnh phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy Nhà nước, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh ảnh hưởng của dịch bệnh là có, nhưng không thể để mọi công việc đình trệ.

“Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban quán triệt tinh thần này để tổ chức công việc. Đừng nghĩ tới tháng 5 Quốc hội có họp được hay không, mà phải nghĩ họp được để thực hiện công việc theo kế hoạch đề ra”, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ.

Ngoài công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu thực hiện những giải pháp phù hợp để ổn định kinh tế- xã hội của Việt Nam, đặc biệt là thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, giải quyết vấn đề xâm nhập mặn, hạn hán, thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân Đồng bằng sông Cửu Long.

“Chúng ta bây giờ thấy dịch bệnh như thế, thiếu nước ngọt sinh hoạt, nước tưới cây trồng. Chưa bao giờ thấy tình hình khó khăn như thế! Chính lúc này, sự đồng lòng, đoàn kết của toàn dân và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị rất quan trọng, giúp chúng ta tiếp tục vượt qua những khó khăn để bảo đảm đất nước giữ vững sự ổn định”, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần đầu về Luật Biên phòng

Sáng 25.3, trong ngày làm việc cuối cùng của phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến lần đầu tiên về dự án Luật Biên phòng Việt Nam.

Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình bày tờ trình về dự án Luật Biên phòng.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại Hội nghị.  - Sputnik Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe báo cáo riêng về phòng, chống COVID-19

Theo đó, dự án Luật này gồm 7 chương, 34 điều, nội dung xác định rõ nhiệm vụ biên phòng, luật hóa quy định về hình thức quản lý, bảo vệ biên giới của bộ đội biên phòng và chuẩn hóa, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng; nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ đội biên phòng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thứ trưởng Phan Văn Giang nhấn mạnh Việt Nam có đường biên giới đất liền khoảng 5.036,471 km, bờ biển dài 3.260 km với 44 tỉnh, thành phố có biên giới quốc gia. Đến nay, Việt Nam đã hoạch định, ký kết các hiệp định về biên giới, cửa khẩu với các nước có chung đường biên giới.

Tình hình thực tế đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đòi hỏi Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân nói chung, trong đó lực lượng Bộ đội biên phòng nói riêng phải tiếp tục nỗ lực phấn đấu mạnh mẽ, quyết liệt hơn để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc.

Theo Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, việc xây dựng luật nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, cá nhân, xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới toàn dân rộng khắp, nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, Bộ đội Biên phòng là lực lượng chuyên trách, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số thành phần tiến thẳng lên hiện đại, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh, ổn định lâu dài trong nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ở khu vực biên giới vững chắc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới.

Theo Thượng tướng Phan Văn Giang, mục đích xây dựng luật cũng nhằm mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, đối ngoại biên phòng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Bên cạnh đó, là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hành động xâm phạm biên giới quốc gia, bảo vệ Đảng, chính quyền, nhân dân và các mục tiêu chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới, phòng, chống có hiệu quả tội phạm, giữ vững ổn định an ninh, trật tự ở khu vực biên giới.

Sau khi lắng nghe tờ trình của Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình, nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Biên phòng Việt Nam.

Cụ thể, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến cho rằng, tại các tuyến biên giới, đặc biệt là biên giới trên bộ, còn rất nhiều khó khăn về mọi mặt, cần sự quan tâm đầu tư, xây dựng để phát triển vững mạnh. Do đó, việc nâng Pháp lệnh Bộ đội biên phòng trở thành Luật Biên phòng Việt Nam và mở rộng phạm vi là hết sức cần thiết.

“Biên giới quốc gia là bộ mặt quốc gia, thể hiện trình độ phát triển và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến bày tỏ.s

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng lưu ý, nội dung luật phải phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc bảo vệ biên giới quốc gia. Ngoài ra, theo bà Tòng Thị Phóng băn khoăn vì chưa rõ sự đặc thù, nhất là trách nhiệm của địa phương.

“Đồn là nhà, biên giới là quê hương. Muốn người ta ở lại quê hương cống hiến thì vấn đề đất ở, đất sản xuất, canh tác ra làm sao để họ trụ vững. Đây là vấn đề rất lớn, cần có trách nhiệm của địa phương”, Phó Chủ tịch Tòng Thị Phóng nhấn mạnh.

Ngoài ra, vấn đề biên phòng còn cần sự chung sức của người dân, trong đó có những người uy tín trong cộng đồng, bản làng. Do đó, để vận động tốt thì luật cũng cần thể hiện chính sách quan tâm.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam phát biểu khai mạc. - Sputnik Việt Nam
Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và tinh thần chống dịch virus corona

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu nhận xét, nội dung về lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng được nêu trong dự án luật chưa bao quát hết.

“Nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, biên giới quốc gia là của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chứ không chỉ riêng lực lượng nào?”, ông Nguyễn Văn Giàu nêu vấn đề.

Phát biểu về dự án Luật Biên Phòng, ghi nhận nỗ lực lớn của cơ quan soạn thảo, song Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt, người từng là Tư lệnh Bộ đội biên phòng, đề nghị ban soạn thảo “rà soát lại những quy định có liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân”.

Nguyên Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Vũ Trọng Việt dẫn chứng khoản 2 Điều 9 dự thảo Luật (giao Chính phủ quy định chi tiết biện pháp nghiệp vụ) là không phù hợp, cần quy định cụ thể ngay trong luật hoặc dẫn chiếu theo quy định của Luật An ninh quốc gia.

“Quy định Bộ đội Biên phòng có nhiệm vụ “phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật” tại khoản 3 Điều 15 là chưa phù hợp với Điều 67 Hiến pháp và khoản 1 Điều 26 Luật Quốc phòng, Điều 3 Luật Công an nhân dân. Hoặc quy định cán bộ, chiến sĩ BĐBP được quyền trưng dụng một số loại tài sản tại khoản 6 Điều 16 là chưa phù hợp với Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản”, ông Vũ Trọng Việt cho biết.
“Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh đề nghị Ban soạn thảo rà soát, chỉnh lý dự thảo Luật cho phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tránh chồng chéo với các luật chuyên ngành và bảo đảm tính khả thi”, Chủ nhiệm Võ Trọng Việt khẳng định.

Ngoài ra, về nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng, người đứng đầu Uỷ ban Quốc phòng và An ninh lưu ý, dự thảo Luật quy định Bộ đội biên phòng có nhiệm vụ “kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý theo quy định pháp luật” – như vậy rất dễ gây hiểu lầm là kiểm soát toàn bộ cả người, phương tiện, hàng hóa, dẫn đến chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Hải quan theo Luật Hải quan năm 2014 và nhiều Điều ước quốc tế có liên quan, nên đề nghị quy định cụ thể về đối tượng kiểm soát.

Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân: Bộ đội Biên phòng vất vả lắm

Các cán bộ, nhân viên y tế tại trung tâm tuân thủ các quy định cách ly và luôn mặc đồ bảo hộ khi vào phía trong khu cách ly. - Sputnik Việt Nam
Covid-19 ở Việt Nam: Tất cả phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhấn mạnh, phạm vi của Luật Biên phòng Việt Nam được mở rộng, không chỉ giới hạn ở Bộ đội Biên phòng nên cần nghiên cứu thấu đáo, tránh sự chồng chéo.

“Lực lượng biên phòng có vai trò rất quan trọng, là nòng cốt chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Bởi, ngoài nhiệm vụ bảo vệ biên giới, cán bộ chiến sĩ còn có nhiều nhiệm vụ khác như giáo dục, y tế, tham gia tăng cường cán bộ chủ chốt ở cơ sở, giúp dân, sống cùng dân. Do đó, luật cần thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước về chính sách với những người sống xa nhà, nơi biên cương của Tổ quốc”, bà Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.
“Ngay đợt dịch Covid-19 này, bộ đội Biên phòng vất vả lắm, ngủ lán trại, ở đường mòn, lối mở. Đồn là nhà nhưng có được sống trong đồn đâu”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Phát biểu thêm về dự luật này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ dự án luật đã đủ điều kiện trình ra Quốc hội, nhưng cần tiếp tục tiếp thu các ý kiến để nghiên cứu, báo cáo giải trình.

Theo đó, kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp thu ý kiến để hoàn thiện dự thảo luật, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tiến hành thẩm tra, gửi báo cáo trình Quốc hội theo quy định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала