Giải cứu dự án đường sắt Cát Linh–Hà Đông

© Ảnh : Thành Long/Người đưa tinDự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đến nay, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông liên tục lỡ hẹn, chậm tiến độ, đội vốn khủng, mãi vẫn không chạy thật. Thành ủy Hà Nội và Ban cán sự Đảng Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định thành lập Tổ công tác để lên kế hoạch nhằm giải quyết những nhiệm vụ cuối cùng để đưa vào vận hành.

Trên thực tế, tuyến Cát Linh – Hà Đông vẫn còn tồn đọng một số vấn đề kỹ thuật, đánh giá an toàn hệ thống, nghiệm thu và bàn giao chưa thống nhất giữa Bộ GTVT và Tổng thầu EPC Trung Quốc, vấn đề thực hiện Kết luận của Kiểm toán Nhà nước về yêu cầu giảm trừ thanh toán, hoàn tất thủ tục liên quan. Do đó, tiến độ bàn giao, vận hành dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông vẫn rất chậm với cam kết ban đầu.

Dự án Cát Linh – Hà Đông: Tiến độ bàn giao, vận hành rất chậm so với cam kết ban đầu

Sáng 2.4, Văn phòng Thành ủy Hà Nội cho biết Thành uỷ Hà Nội và Ban Cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã chính thức ban hành Thông báo kết luận số 2538-TB/TU-GTVT về hội nghị giữa Thành ủy thành phố Hà Nội với Bộ GTVT, cùng các bộ, ngành liên quan và Ban cán sự Đảng UBND thành phố về tiến độ tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, cũng như các dự án trọng điểm nhằm kéo giảm vấn nạn ùn tắc giao thông trên địa bàn thủ đô Hà Nội.

đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Tuyến Cát Linh-Hà Đông: Việt Nam đã trả số tiền lớn cho Tổng thầu EPC Trung Quốc

Thông báo ghi nhận Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông về cơ bản đã hoàn thành những hạng mục gồm: tất cả 5/5 công trình thành phần đã được xây dựng xong. Dự án cũng đã vận hành thử kỹ thuật một số chuyên ngành thiết bị từ cuối tháng 9 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019.

Hiện tại, theo ban Quản lý dự án, hồ sơ hoàn công và công tác khắc phục khuyết điểm, tiến hành thử nghiệm, đánh giá an toàn hệ thống đang được các đơn vị liên quan gấp rút thực hiện.

Thành phố Hà Nội đã hoàn thành toàn bộ 9 nội dung theo trách nhiệm được Chính phủ giao. Thành phố cũng chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận bàn giao, đưa vào vận hành khai thác đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông ngay sau khi Hội đồng nghiệm thu Nhà nước hoàn tất đánh giá, kết luận chất lượng công trình đủ điều kiện theo quy định và cho phép bàn giao đưa vào khai thác sử dụng, bảo đảm chất lượng kỹ thuật, an toàn.

Hà Nội và Bộ GTVT cũng phối hợp chặt chẽ trong việc chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện chuẩn bị bàn giao dự án và ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Lúc này, các bên đang gấp rút thực hiện công tác đào tạo nhân lực, vận hành chạy thử, kết nối hạ tầng giao thông, thông tin tuyên truyền, hoàn thiện kế hoạch bàn giao, tiếp nhận điều chỉnh.

Mặc dù vậy, dự án vẫn còn tồn đọng một số vấn đề kỹ thuật, đánh giá an toàn hệ thống, nghiệm thu và bàn giao chưa thống nhất giữa Bộ GTVT và Tổng thầu Trung Quốc, trong đó có vấn đề thực hiện Kết luận của Kiểm toán Nhà nước về yêu cầu giảm trừ thanh toán, hoàn tất thủ tục liên quan. Chính vì vậy, tiến độ bàn giao, vận hành dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông vẫn rất chậm với cam kết ban đầu.

Thành lập tổ công tác giải quyết vướng mắc đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông

Nhằm tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án, góp phần hạn chế ùn tắc và giảm thiểu tai nạn giao thông, đảm bảo phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội, Thành uỷ Hà Nội và Ban cán sự Đảng Bộ GTVT đã thống nhất quyết định thành lập Tổ công tác để xây dựng kế hoạch “giải quyết những nhiệm vụ cuối cùng” của dự án đường sắt đô thị trên cao Cát Linh – Hà Đông.

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sắp hoàn thành đánh giá an toàn dự án Cát Linh - Hà Đông

Trách nhiệm của tổ công tác bao gồm các vấn đề như: xây dựng kế hoạch rà soát, xem xét, đưa ra giải pháp tháo gỡ toàn bộ các vấn đề còn vướng mắc, chưa thống nhất như đã nêu giữa Chủ đầu tư và Tổng thầu Dự án theo quy định của pháp luật hiện hành, sau đó đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết; thống nhất thông tin khi thực hiện đàm phán với nhà thầu.

Đối với công tác đánh giá an toàn, chạy thử tàu, nghiệm thu và bàn giao dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, Thành uỷ Hà Nội và Ban cán sự Đảng Bộ GTVT thống nhất thực hiện nghiệm thu có điều kiện đối với các nội dung công việc còn tồn tại nhưng không ảnh hưởng tới chất lượng công trình, vấn đề an toàn chạy tàu và biện pháp khắc phục trong thời gian bảo hành.

Sau khi được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận an toàn hệ thống và Giấy chứng nhận tạm thời, sẽ thực hiện bàn giao có điều kiện để đưa dự án vào khai thác, vận hành nếu có thể đảm bảo chất lượng, an toàn. Đồng thời, các bên liên quan có trách nhiệm hoàn tất thủ tục, hồ sơ bàn giao chính thức dự án theo đúng quy định của pháp luật.

Hai bên cũng nhất trí đề nghị Kiểm toán Nhà nước, trên cơ sở báo cáo cung cấp và giải trình của Bộ Giao thông Vận tải, tiến hành rà soát lại kết luận kiểm toán để có thể xem xét, điều chỉnh đối với một số nội dung thuộc thẩm quyền.

Với những nội dung vượt thẩm quyền thì phối hợp với Tổ công tác để có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, có ý kiến chỉ đạo về các nội dung giảm trừ thanh toán, nhằm tránh nguy cơ để xảy ra tranh chấp hợp đồng, làm ảnh hưởng tới tiến độ dự án.

Thành uỷ Hà Nội và Ban cán sự Đảng Bộ GTVT cũng thống nhất đề nghị Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao có hướng dẫn, xem xét để đưa chuyên gia Trung Quốc của dự án sang Việt Nam làm việc, đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Hai bên cũng thống nhất chỉ đạo Ban Tuyên giáo Thành uỷ thành phố Hà Nội phối hợp với các bên liên quan nhằm định hướng tuyên truyền, cung cấp thông tin về việc triển khai Dự án đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông.

Dự án Cát Linh- Hà Đông được lãnh đạo cấp cao của cả Việt Nam và Trung Quốc quan tâm

Trước đó, ngày 26.3, Thành uỷ Hà Nội đã tổ chức Hội nghị với Bộ GTVT, các bộ, ngành liên quan và Ban cán sự Đảng UBND Thành phố về tiến độ tuyến đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông và các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn.

Các bộ, ngành cho biết Dự án này đã nhận được sự quan tâm của lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước Trung Quốc và Việt Nam nhằm thúc đẩy hiệp thương của các đơn vị liên quan, đảm bảo công bằng, khách quan, đáp ứng nhu cầu đi lại thuận lợi của người dân Thủ đô.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Bộ GTVT nói gì về đường sắt Cát Linh - Hà Đông, xóa bỏ BOT Bắc Thăng Long?

Tại cuộc họp, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã thống nhất góp ý của Bộ Giao thông Vận tải, lãnh đạo các bộ, ngành và UBND TP. Hà Nội về việc lập tổ công tác cho vấn đề này.

“Đây là dự án quan trọng quốc gia, cần thúc đẩy đi vào hoạt động nhằm giảm thiểu tổn thất, lãng phí và có ý nghĩa quan trọng trong đối ngoại”, ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Ngày 30.3, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, đến hiện tại, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã thanh toán cho tổng thầu Trung Quốc 509/644 triệu USD. Số tiền này tương đương 79% giá trị hợp đồng. Số cò lại rơi vào khoảng 135 triệu USD (tương đương 3.078 tỷ đồng).

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có chiều dài 13,05km, đi trên cao và có 12 nhà ga, 13 đoàn tàu. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ được bàn giao cho UBND TP. Hà Nội đưa vào quản lý, khai thác vận hành.

Dự án bắt đầu được thực hiện từ tháng 10.2011, với tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30.5.2008 giữa Chính phủ hai nước Việt Nam - Trung Quốc. 

Tổng thầu thực hiện dự án là là Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, tư vấn giám sát thi công là Công ty TNHH GSXD Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала