Số ca nhiễm Covid-19 của Việt Nam giảm nhưng virus corona đã biến đổi

© Ảnh : Thành Chung - TTXVNLực lượng y tế kiểm tra thân nhiệt cho tài xế ra vào thành phố tại chân cầu Đồng Nai trên Xa lộ Hà Nội.
Lực lượng y tế kiểm tra thân nhiệt cho tài xế ra vào thành phố tại chân cầu Đồng Nai trên Xa lộ Hà Nội.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sáng 6 tháng 4, Việt Nam không ghi nhận ca mắc SARS-CoV-2 mới. 91/241 người đã được điều trị khỏi. Xu hướng nhiễm virus corona giảm đi nhưng cuộc chiến phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam liệu đã chuẩn bị kết thúc?

Đồng thời, PGS.TS Lê Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương cho biết: Virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) ở Việt Nam đã biến đổi thành các biến thể khác hẳn nhau và hoàn toàn không giống virus ban đầu gây bệnh viêm phổi ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Trong khi đó, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 báo cáo cho biết, các địa phương đã thực hiện việc cách ly và kiểm soát hết người liên quan đến ổ dịch coronavirus ở Bạch Mai.

Ngoài ra, UBND TP Hà Nội cũng hành động quyết liệt, trước tình trạng nhiều chỉ tiêu kinh kế tăng trưởng thấp do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã đề ra 3 kịch bản điều hành để giảm thiểu thiệt hại, phục hồi kinh tế đảm bảo an sinh xã hội.

Việt Nam không có ca mắc Covid-19 mới, 23 bệnh nhân đã âm tính 2 lần

Bộ Y tế Việt Nam công bố buổi sáng thứ hai không ghi nhận ca nhiễm virus corona mới. Đây là dấu hiệu rất đáng mừng trong cuộc chiến phòng chống Covid-19 tại Việt Nam.

Bản tin lúc 6h sáng ngày 6/4, Bộ Y tế cho biết, đây là buổi sáng thứ hai liên tiếp kể từ ngày 5/4 cả nước không ghi nhận ca nhiễm SARS-CoV-2 mới.

Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt cho du khách nước ngoài tại khu cách ly tự nguyện ở khách sạn Bưu Điện, phường Bãi Cháy (TP Hạ Long). - Sputnik Việt Nam
Ca nhiễm Covid-19 thứ 241 là du học sinh về từ Anh

Tính đến sáng nay, Việt Nam ghi nhận nhận 241 người mắc nCoV, không có ca tử vong, trong đó có 150 người từ nước ngoài về (chiếm trên 62%), 91 người lây nhiễm thứ phát, trong đó 61 người từ các ổ dịch nội địa.

Việt Nam chữa khỏi coronavirus cho 91/241 người, ngoài ra có thêm 23 người âm tính lần 2, đủ tiêu chuẩn công bố khỏi bệnh. Tính chung số khỏi bệnh và số âm tính 2 lần đủ tiêu chuẩn công bố khỏi bệnh đã chiếm 50% tổng số bệnh nhân đã ghi nhận.

Cũng theo Bộ Y tế, về số ca nhiễm virus corona chủng mới, ngày 6/4 Việt Nam đang đứng thứ 97 trong số quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận bệnh nhân (thứ hạng số mắc của Việt Nam liên tục giảm, trước đó Việt Nam từng đứng thứ 88, sau đó 94 và hiện là 97).

“Việt Nam đã bước sang ngày thứ 6 thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội và liên tiếp 2 buổi sáng (5-6/4) không có trường hợp mắc mới Covid-19. Như vậy các biện pháp ứng phó với dịch Covid-19 của Việt Nam đang cho thấy có hiệu quả. Hiện Việt Nam đứng ở vị trí thứ 97/209 quốc gia/vùng lãnh thổ ghi nhận ca mắc Covid-19”, thông báo của Bộ Y tế khẳng định.

Về tình hình điều trị, thông tin từ Tiểu Ban Điều trị cho biết, 150 người bệnh nhiễm nCoV hiện đang điều trị tại 21 cơ sở y tế. Trong số này đã có những người bệnh có kết quả khả quan. Cụ thể số ca âm tính từ 1 lần trở lên đã tăng lên 52 ca, trong đó âm tính từ 2 lần trở lên tăng lên 23 ca. Dự kiến ngày 6/4 sẽ có một số bệnh nhân được công bố xuất viện.

Về những bệnh nhân nặng đang điều trị ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó Trưởng Tiểu ban điều trị, Giám đốc Trung tâm quản lý, điều hành hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị người bệnh Covid-19 cho hay, bệnh nhân nữ 64 tuổi (là bác ruột của bệnh nhân số 17) vốn dĩ có bệnh nền là rối loạn tiền đình, trong quá trình điều trị, bệnh nhân có diễn tiến sức khoẻ xấu nên ngày 19/3 các bác sĩ đã hội chẩn với các chuyên gia, Tiểu ban điều trị quyết định điều trị kết hợp thở máy và can thiệp ECMO - tim phổi nhân tạo.

Thiết bị y tế. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận ca nhiễm Covid-19 thứ 240

Tuy nhiên sau nhiều ngày kiên trì điều trị, với sự phối hợp hội chẩn chuyên môn của các giáo sư, chuyên gia đầu ngành với các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sức khoẻ của nữa bệnh nhân đã tiến triển. Đầu giờ chiều ngày 4/4, bệnh nhân đã kết thúc ECMO, chỉ còn thở máy, lọc máu. Đáng chú ý, nữ bệnh nhân này cũng đã liên tục 3 lần có kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona trong các ngày 26/3, 27/3 và 29/3 vừa qua.

Về bệnh nhân số 161, 88 tuổi, chuyển từ Khoa Thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai sang hiện không sốt, các chỉ số lâm sàng tạm ổn định, không có suy tạng. Bệnh nhân này bị xuất huyết não, cao huyết áp, tiểu đường, hở van động mạnh chủ, thể trạng gầy yếu.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê cũng cho hay, 4 bệnh nhân nặng khác đã không còn phải thở máy. Trong số này có 3 bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1 đến 3 lần liên tiếp với chủng mới virus corona.

Phi công người Anh suy hô hấp nặng, phải can thiệp ECMO

Cũng liên quan đến tình hình điều trị các bệnh nhân, sáng ngày 6/4, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu thông tin cho biết, bệnh nhân số 91, 43 tuổi, ca đầu tiên liên quan quán bar Buddha, bị suy hô hấp nặng, phải can thiệp ECMO.

Năm đoàn tàu của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã tiến hành chạy thử toàn tuyến. - Sputnik Việt Nam
Bộ GTVT đề xuất giảm thuế giúp doanh nghiệp ứng phó đại dịch Covid-19

Cụ thể, theo TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, sau khi hội chẩn liên viện với Bệnh viện Chợ Rẫy sáng nay, các chuyên gia y tế quyết định cho bệnh nhân can thiệp ECMO. Đồng thời, kíp bác sĩ Chợ Rẫy đã sang bệnh viện Nhiệt đới hỗ trợ thực hiện ECMO cho bệnh nhân tại phòng cách ly áp lực âm Khoa Nhiễm D.

Theo TS.BS Vĩnh Châu, bệnh nhân xét nghiệm dương tính ngày 18/3, sốt cao liên tục từ khi nhập viện, suy hô hấp tăng dần. Hình ảnh chụp X-quang phổi tổn thương mô kẽ, phế nang lan tỏa 2 phế trường diễn tiến ngày càng xấu hơn. Bệnh nhân được điều trị hỗ trợ hô hấp thở oxy mũi, sau đó chuyển sang thở oxy mask (thở qua mặt nạ) từ ngày 25/3. Ngày 27/3, bệnh nhân bắt đầu thở CPAP, ngày 5/4 phải thở máy xâm lấn.

“Kết quả xét nghiệm Real time RT-PCR mẫu bệnh phẩm đường hô hấp đến ngày 3/4 còn dương tính, tải lượng virus còn cao”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết.

Đây là phi công người Anh của Hãng hàng không Vietnam Airlines, từ ngày 13/3 đến 18/3 bệnh nhân lưu trú tại TP.HCM và tới một số địa điểm ăn uống, giải trí, trong đó có quán bar Buddha.

Ngày 17/3, bệnh nhân khởi phát sốt, ho, chiều 18/3 tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM khám và xác định dương tính. CDC TP.HCM cho biết, hiện đã có 18 ca liên quan đến quán bar Buddha kể từ khi xuất hiện bệnh nhân số 91 này. Thành phố đã ghi nhận 53 trường hợp nhiễm coronavirus trong đó có 22/53 người đã được điều trị khỏi.

Ổ dịch Bạch Mai đã được kiểm soát?

Ngày 6 tháng 4, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 báo cáo cho biết, liên quan đến ổ dịch coronavirus ở Bạch Mai, các địa phương đã thực hiện việc cách ly và kiểm soát hết người từng đến cơ sở khám và điều trị bệnh này.

Theo báo cáo của Bệnh viện Bạch Mai, tính đến 16h00 ngày 5/4/2020 có 3.237 người đang trong bệnh viện, trong đó có 2.196 nhân viên, 775 bệnh nhân, 266 người nhà bệnh nhân. Đã thực hiện 8.683 xét nghiệm virus SARS-CoV-2, trong đó có 8.652 mẫu âm tính, 22 mẫu dương tính đã công bố chủ yếu từ công ty Trường sinh.

Nhân viên y tế của Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế kiểm tra sức khỏe của hành khách nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất Thành phố Hồ Chí Minh.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận 239 ca mắc Covid-19

Về công tác rà soát những người từng đến Bạch Mai như thông báo đưa ra trước đó, báo cáo cho biết, đến 18h00 ngày 5/4/2020, đã rà soát 52.239 người bao gồm: 2.272 cán bộ y tế của Bệnh viện, 4.309 bệnh nhân nội trú, 1.937 bệnh nhân ngoại trú, 23.193 bệnh nhân khám ngoại trú, 12.775 người thân/người chăm sóc, 747 nhân viên phục vụ và 7.006 người khác liên quan.

Trong số này đã tiến hành cách ly 26.579 người, lấy mẫu xét nghiệm 14.656 người, 5.820 mẫu âm tính, số còn lại đang chờ kết quả. Các địa phương đã thực hiện việc cách ly và kiểm soát hết người đến bệnh viện Bạch Mai.

Bệnh viện Bạch Mai đã triển khai cách ly tại 3 địa điểm với tổng số 425 người, trong đó tại Trung tâm khám bệnh ban ngày (50 người), Trung tâm Phục hồi Chức năng (61 người) và Khoa Thần kinh (314 người). Đồng thời, các cơ quan chức năng tổ chức cho 117 nhân viên y tế nghỉ tại tại Khách sạn Mường Thanh (Xa La, Hà Đông, Hà Nội).

Bệnh viện Bạch Mai cũng đã phối hợp với CDC Hà Nội tiến hành phun khử khuẩn trong khuôn viên Bệnh viện ngày 5/4/2020.

© Ảnh : Tuấn Quang - TTXVNCác y, bác sỹ thăm khám, lấy mẫu xét nghiệm từng người trong khu cách ly.
Số ca nhiễm Covid-19 của Việt Nam giảm nhưng virus corona đã biến đổi - Sputnik Việt Nam
Các y, bác sỹ thăm khám, lấy mẫu xét nghiệm từng người trong khu cách ly.

Trước đó, Bộ Y tế đã công bố 44 trường hợp liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai. Trong số đó, 26 nhân viên Công ty Trường Sinh, 1 người nhà nhân viên Công ty Trường Sinh, 2 nhân viên y tế, 2 bệnh nhân, 9 người nhà/người chăm sóc bệnh nhân, 1 người đến khám tại Bệnh viện, 3 người lây thứ phát từ người lây tại Bệnh viện.

Theo Bộ Y tế Việt Nam, trong thời điểm bùng phát dịch do coronavirus, số lượng người đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế giảm rõ rệt (từ 568.643 lượt khám ngày 03/4 xuống còn 70.379 lượt khám ngày 04/4 (giảm 88%).

Xu hướng nhiễm corona ở Việt Nam giảm: Chuyên gia nhận định

PGS. TS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã chia sẻ quan điểm trên Tuổi Trẻ về việc liên tiếp trong 2 buổi sáng ngày 5 và ngày 6 tháng 4, Việt Nam không ghi nhận thêm ca bệnh mới.

Nhân viên y tế được trang bị bảo hộ chuẩn theo quy định. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam quyết tâm không để vỡ trận chống Covid-19

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, trong số 241 bệnh nhân Covid-19 cho đến nay, có 150 người từ nước ngoài về (trên 62%), việc Việt Nam đã dừng gần như toàn bộ các chuyến bay quốc tế đến trong những ngày qua, nếu có chuyến bay nào đến thì cách ly toàn bộ người nhập cảnh trong 14 ngày nên đã “khóa” được số mắc từ nước ngoài và không làm lây lan thêm.

“Số bệnh nhân phát sinh trong nước thì ở 2 ổ dịch lớn là Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và quán bar Buddha (TP.HCM) không phát sinh thêm ca mới trong 2 ngày gần đây, có thể tạm đánh giá là cơ bản giải quyết được 2 ổ dịch lớn này”, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Trần Đắc Phu, hiện cần tập trung chống lây nhiễm cộng đồng, với 2 ca bệnh mới là bệnh nhân số 237 người Thụy Điển đang điều trị ở Hà Nội và bệnh nhân người Hàn Quốc ở Bình Dương. Đây là 2 ổ dịch nhỏ cần tập trung phát hiện ca nhiễm mới do chưa phát hiện được ca số F0 của 2 bệnh nhân kể trên.

“Nếu không phát hiện được ca mới sớm thì ca bệnh mới đó lại có thể là ca số 0 của những ca bệnh khác, ổ dịch khác. Do đó đây vẫn là thời điểm cần tuân thủ các hướng dẫn phòng dịch của Chính phủ và Bộ Y tế. Tuy nhiên việc sáng nay là sáng thứ 2 liên tiếp không ghi nhận ca bệnh mới cũng là một tín hiệu tốt, bền vững hay chưa thì còn phải đợi thêm”, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết.

Theo vị chyên gia, nếu không phát sinh nhiều vấn đề lớn, duy trì được tình hình ổn định như hiện nay, thì từ 15.4 sẽ có thể nới lỏng được các quy định đi lại, nhưng nếu xuất hiện ổ dịch mới thì sẽ phải tiếp tục như hiện nay.

“Tôi chưa thể dự đoán được, phải chờ đến ngày 15/4. Nhưng như tôi đã nói ở trên, 2 ngày nay là những tín hiệu tốt về xu thế của dịch tại Việt Nam”, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết.
Hà Nội nêu 3 kịch bản kinh tế, giảm thiệt hại do đại dịch Covid-19

Sáng 6/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến công tác quý 1/2020 của UBND thành phố.

Bộ sinh phẩm (tests-KIT) real-time RT-PCR phát hiện virus SARS-CoV-2 thuộc đề tài “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và realtime RT-PCR phát hiện chủng mới của virus Corona” do Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á thực hiện.  - Sputnik Việt Nam
Thêm 10 ca mắc Covid-19 khỏi bệnh: Việt Nam vẫn đang kiểm soát rất tốt

Tại đây, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I của thành phố ước tăng 3,72%. Đây là mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây (quý 1/2017 tăng 6,48%; quý 1/2018 tăng 6,98%; quý 1/2019 tăng 6,95%). Mức tăng này thấp hơn của cả nước là 3,82%.

Khách du lịch đến Hà Nội giảm mạnh, tổng lượng khách giảm 47,2%. Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, tổng vốn đầu tư xã hội đạt 63,04 nghìn tỷ đồng, tăng 5,2%, vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng 2%, tổng dư nợ tăng 1,8%. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 927,4 triệu USD, đầu tư trong nước đạt 7,14 nghìn tỷ đồng (8 dự án mới và tăng vốn).

Với tình hình tăng trưởng kinh tế và diễn biến của các ngành, lĩnh vực liên quan có phần lớn nguyên nhân do dịch bệnh Covid-19 diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng toàn diện đến các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, trật tự, tác động tiêu cực đến các chỉ tiêu và cân đối lớn của thành phố Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đều đạt thấp so với cùng kỳ ở Hà Nội, tạo áp lực lớn trong việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Chỉ số giá có xu hướng tăng cao hơn so với cùng kỳ, nhất là nhóm thực phẩm do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, tiến độ thi công một số công trình còn chậm, ảnh hưởng tỷ lệ giải ngân và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư .

Cũng như nhiều nơi trong thành phố, các nhà hàng đặc sản ẩm thực ngừng hoạt động để phòng chống dịch - Sputnik Việt Nam
Hà Nội quy định cụ thể 13 mức xử phạt vi phạm trong phòng, chống dịch Covid-19

Căn cứ kịch bản tăng trưởng của cả nước, tình hình và kết quả của các ngành, lĩnh vực trong quý 1, UBND Hà Nội đã xác định 3 kịch bản điều hành để giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh Covid -19. Theo đó, kịch bản thứ nhất, nếu dịch bệnh sớm được kiểm soát, quý 2 lấy lại đà tăng trưởng và quý 3, 4 có sự bứt tốc, tăng trưởng cả năm đạt 7,5%, hoàn thành kế hoạch đề ra. Kịch bản thứ 2, khi ịch bệnh được kiểm soát vào quý 3 nhưng tăng trưởng tiếp tục bị ảnh hưởng, không thể bứt tốc, cả năm đạt 6,42%, không đạt kế hoạch đề ra. Và trường hợp xấu nhất - kịch bản thứ 3 – khi dịch bệnh kéo dài đến hết năm, tăng trưởng cả năm 2020 đạt 5,34%, không đạt kế hoạch đề ra (cả nước dự báo tăng trưởng khoảng từ 4 đến 5%).

Trước tình hình này, UBND Hà Nội quyết định sẽ ban hành “Kế hoạch hành động thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch bệnh Covid-19”, giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành và Ủy ban Nhân dân quận, huyện, thị xã để tập trung thực hiện với tinh thần khẩn trương, quyết liệt và đồng bộ.

Từ đó, Hà Nội nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2020 và cả giai đoạn 5 năm 2016-2020, nhất là xây dựng các phương án thu, chi ngân sách, đảm bảo tính khả thi và đáp ứng chi thường xuyên và an sinh xã hội trong giai đoạn dịch bệnh như hiện nay.

Virus gây dịch Covid-19 tại Việt Nam đã biến đổi

Lực lượng chốt bảo vệ đo thân nhiệt và khai báo ngay phía cổng bệnh viện cũng đang sử dụng chiếc mũ mà chị Vũ Thị Hoa làm ra. - Sputnik Việt Nam
Thêm 5 ca nhiễm virus corona, Việt Nam có 227 người mắc Covid-19
Thông tin với báo chí, PGS.TS Lê Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, qua nghiên cứu các mẫu bệnh phẩm, các nhà khoa học của Viện đã nhận thấy sự biến đổi khác biệt về sự tiến hóa của virus SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19 tại Việt Nam. Chủng virus này khác với nguyên bản ở Vũ Hán, Trung Quốc. Đồng thời, nhóm nhà khoa học tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã phân lập thành công thêm nhánh nCoV ở những bệnh nhân về từ châu Âu.

“Ít nhất chúng tôi đã phát hiện 3 nhánh khác nhau khác với chủng virus ban đầu tại Vũ Hán. Sự khác biệt dựa trên sự khác biệt về vật liệu di truyền”, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thông tin.

Theo PGS.TS Lê Quỳnh Mai, kết luận này được đưa ra sau một thời gian các nhà khoa học Việt Nam của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã nghiên cứu, nuôi cấy, phân lập virus SARS-CoV-2 được lấy từ mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân dương tính với nCoV.

“Qua thời gian theo dõi và nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện đã nhận thấy sự biến đổi về tiến hóa của virus SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19 tại Việt Nam”, PGS.TS Lê Quỳnh Mai cho biết.

Việt Nam ghi nhận và phân lập được nhánh virus trên các bệnh nhân về từ Vũ Hán, Trung Quốc, vào tháng 2, và nhánh nCoV ở các bệnh nhân từ châu Âu về vào tháng 3. Theo đó, ở giai đoạn đầu tiên dịch khởi phát tại Việt Nam, 16 ca mắc Covid-19 của Việt Nam đều chủ yếu liên quan đến Vũ Hán, Trung Quốc. Trong khi đó, bước sang giai đoạn 2, các bệnh nhân nhiễm coronavirus trở về chủ yếu từ châu Âu.

“Qua phân tích chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt về chủng virus đối với ca bệnh Covid-19 từ châu Á và Châu Âu. Tuy nhiên, việc virus SARS-CoV-2 biến đổi ở các nhóm khác nhau cũng được ghi nhận tại nhiều nước trên thế giới, không riêng Việt Nam”, PGS.TS Lê Quỳnh Mai nhấn mạnh.
Từ thực tế cho thấy chiếc mũ bảo hộ y tế ngăn giọt bắn của chị Vũ Thị Hoa làm ra có tác dụng không hề thua kém gì so với những chiếc mũ bảo hộ mà bệnh viện được ngành y tế cấp phát.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có 222 ca mắc Covid-19: Cả nước hãy ở yên tại chỗ

Theo Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, quá trình phân lập virus từ mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân đến từ Trung Quốc và châu Âu, các nhà khoa học viện thấy 2 nhóm này có sự khác biệt. Về thông tin cho rằng độc lực của virus từ châu Âu mạnh hơn khi có rất nhiều người trẻ mắc Covid-19 về từ khu vực này bị tổn thương phổi khá nặng, PGS. TS Lê Quỳnh Mai cho rằng đây chỉ là thông tin dự đoán, hiện chưa có bằng chứng để chứng minh virus từ vùng nào mạnh hơn. Do virus lây lan sẽ phải phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, môi trường, yếu tố cảm nhiễm. Tuy nhiên, việc phát hiện ra những biến đổi của virus sẽ giúp ích cho việc sản xuất vắc-xin phòng bệnh hiệu quả.

“Việc phân lập biết được sự khác nhau giữ 2 nhóm virus trên sẽ giúp cho các nhà khoa học biết được diễn biến, xu hướng tiến hóa của virus. Nhờ phát hiện ra sự tiến hóa của virus sẽ giúp cho việc sản xuất vắc xin phòng bệnh hiệu quả hơn”, PGS.TS Lê Quỳnh Mai nhận xét.

Trên thực tế, ngay từ hồi đầu tháng 3, trong cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19, các chuyên gia y tế cũng đã nhận định về sự biến đổi gen tạo thành các biến thể của SARS-CoV-2. Cụ thể, tại Italia đã xác định đồng thời có 4 biến chủng của virus SARS-CoV-2, khác với chủng của virus được xác định tại Vũ Hán, Trung Quốc. Cùng đó, tại Việt Nam từng ghi nhận bệnh nhân số 17 từ Ý về Việt Nam và bệnh nhân số 20 lây nhiễm từ bệnh nhân số 17 có biểu hiện viêm phổi rõ nét (bao gồm viêm phổi kẽ), biểu hiện bệnh cũng nặng hơn so với bệnh nhân đến từ Anh (có triệu chứng mờ nhạt). Tính đến nay, giới khoa học đã phát hiện ra 8 chủng trên toàn cầu.

Việt Nam nằm trong nhóm ít quốc gia trên thế giới phân lập được virus SARS-CoV-2 từ rất sớm. Ngay đầu tháng 2, các nhà khoa học của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã nuôi cấy, phân lập thành công virus SARS-CoV-2, là tiền đề quan trọng để phát triển sinh phẩm xét nghiệm, nghiên cứu vắc-xin.

Đồng thời, Việt Nam cũng đã nghiên cứu sản xuất mồi chuẩn thực hiện các xét nghiệm chính xác khẳng định ca bệnh Covid-19, cho kết quả xét nghiệm sớm hơn với số lượng lớn mẫu bệnh phẩm. Đó là những thành quả hết sức đáng ghi nhận của các nhà khoa học Việt Nam trong cuộc chiến với coronavirus đang ngày càng diễn ra phức tạp.

© SputnikKhẩu trang y tế: Hướng dẫn sử dụng
Số ca nhiễm Covid-19 của Việt Nam giảm nhưng virus corona đã biến đổi - Sputnik Việt Nam
Khẩu trang y tế: Hướng dẫn sử dụng

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала