Vì sao ba lãnh đạo Tổng Công ty thuộc Tỉnh ủy Bình Dương bị bắt?

© Ảnh : Quang Định/ Tuổi TrẻKhu đất 43ha nhìn từ trên cao
Khu đất 43ha nhìn từ trên cao - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đại tá Trịnh Ngọc Quyên, Giám đốc Công an Tỉnh Bình Dương xác nhận Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh đã tiến hành bắt giữ ba lãnh đạo Tổng Công ty Sản xuất- Xuất nhập khẩu Bình Dương (hay còn gọi là Công ty 3/2).

Trước đó, hồi đầu năm 2020, Công an tỉnh Bình Dương cũng đã ra quyết định khởi tố vụ án để làm rõ hành vi vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí do Tổng Công ty 3/2 chuyển nhượng đất, góp vốn khu đất vàng 43ha trái quy định.

Góp vốn bằng 43ha đất vàng: 3 lãnh đạo tổng công ty thuộc Tỉnh ủy Bình Dương bị bắt

Thông tin Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã khởi tố bị can và tiến hành bắt tạm giam 3 lãnh đạo Tổng Công ty Sản xuất- Xuất nhập khẩu Bình Dương (Công ty 3/2) vì những sai phạm liên quan đến vụ án góp vốn bằng 43 héc-ta đất vàng đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Ngày 8 tháng 4, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã tiến hành khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Minh (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Sản xuất- xuất nhập khẩu Bình Dương (Công ty 3/2), ông Trần Nguyên Vũ (Tổng Giám đốc Công ty Sản xuất- xuất nhập khẩu Bình Dương và ông Huỳnh Thanh Hải (nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương) về tội “Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước, gây thất thoát lãng phí”.

Liên tiếp mấy ngày gần đây, người dân huyện Nghi Xuân dùng tiền mệnh giá dưới 1.000 đồng để mua vé qua trạm thu phí Bến Thủy 1 - Sputnik Việt Nam
Gian lận thu phí BOT giao thông: "Ăn" tiền của dân, chiếm đoạt tài sản Nhà nước

Bước đầu, cơ quan Điều tra xác định ba vị lãnh đạo Công ty thuộc Tỉnh ủy Bình Dương này có vi phạm khi tiến hành chuyển nhượng đất, góp vốn liên quan đến 43 héc-ta đất vàng tại thành phố mới Bình Dương từng được Tổng Công ty 3/2 quản lý, tuy nhiên, nay đã thuộc sở hữu của doanh nghiệp tư nhân là Công ty địa ốc Kim Oanh.

Trưa nay 8/4, Đại tá Trịnh Ngọc Quyên, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương, xác nhận cơ quan điều tra đã bắt giữ ba lãnh đạo của Tổng Công ty Sản xuất - xuất nhập khẩu Bình Dương (Công ty 3/2).

Thông tin với các cơ quan báo chí, đại diện Tỉnh ủy Bình Dương cho biết đã nắm thông tin vụ việc bắt giữ ba lãnh đạo của Tổng Công ty 3/2 và sẽ tổ chức họp báo thông tin chi tiết vào ngày mai.

Về nhân sự hai công ty có lãnh đạo bị bắt đều có vốn chi phối của Tỉnh ủy Bình Dương, đại diện Tỉnh ủy Bình Dương cho biết sẽ tính toán nhân sự kịp thời để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp.

Bình Dương: Sai phạm liên quan 43 héc-ta đất vàng, thất thoát 6.000 tỷ đồng

Trước khi tiến hành bắt giữ ba vị lãnh đạo Tổng Công ty thuộc Tỉnh ủy Bình Dương, Công an tỉnh cũng đã khởi tố vụ án để làm rõ hành vi vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí 43 héc-ta đất vàng do Tổng Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương chuyển nhượng, góp vốn bằng khu đất vàng này. Trên thực tế, tính đến thời điểm này, 60% vốn hóa của Tổng Công ty 3/2 vẫn thuộc Tỉnh ủy Bình Dương.

Về vụ việc này, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm đã tiến hành lập đoàn Thanh tra để làm rõ quá trình thực hiện chuyển nhượng phần góp vốn bằng 43 héc-ta đất vàng tại thành phố mới Bình Dương.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - Sputnik Việt Nam
Những "vỏ bọc hoàn hảo" và chuyện đục khoét tài sản nhà nước

Trên thực tế, từ báo cáo của Thanh tra Nhà nước tỉnh Bình Dương, sau thời gian thanh tra đã nhận thấy, trong vụ án này, có nhiều nội dung vượt quá thẩm quyền của Thanh tra nên Chủ tịch Trần Thanh Liêm đã có văn bản chuyển cơ quan Công an điều tra xác minh làm rõ.

Trước đó, hồi ngày 4/10/2019, tại Hội nghị thông tin báo chí, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Bình Dương Bùi Minh Thạnh đã thông tin về quá trình tham gia góp vốn của Tổng Công ty Bình Dương vụ chuyển nhượng 43 héc-ta đất vàng nằm gần khu trung tâm hành chính thành phố mới Bình Dương.

Theo nội dung vụ việc, năm 2010 Tổng Công ty Sản xuất- xuất nhập khẩu Bình Dương có xin chủ trương hợp tác liên doanh với Công ty Cổ phần Bất động sản Âu Lạc (Công ty Âu Lạc) tại Văn bản số 77 ngày 21/7/2010, theo đó, đề nghị Tỉnh ủy Bình Dương cho phép doanh nghiệp này hợp tác với Công ty Âu Lạc thành lập công ty liên doanh là Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Phú, đầu tư xây dựng và kinh doanh dự án tại khu đất có diện tích 43ha tọa lạc tại phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một.

Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương, ngày 17/8/2013, sau khi xem xét, đánh giá, đã có văn bản đồng ý chủ trương cho phép Tổng Công ty Sản xuất- xuất nhập khẩu Bình Dương (Công ty 3/2) được phép hợp tác với Công ty Âu Lạc để triển khai dự án, trong đó Công ty thuộc Tỉnh ủy Bình Dương góp vốn vào khoảng 30% vốn điều lệ của đơn vị liên doanh.

Tuy nhiên, đến tháng 10 năm 2010, Tổng Công ty Bình Dương đã có Công văn gửi Thường trực Tỉnh ủy xin điều chỉnh phương án sử dụng đất, trong đó có thể hiện việc góp vốn với Công ty Âu Lạc để thành lập công ty liên doanh là phần quyền sử dụng đất, không phải góp vốn bằng tiền. Tuy nhiên, Thường trực Tỉnh ủy đã ra Thông báo thu hồi chủ trương đã cho chuyển nhượng 30% góp vốn tại Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Phú, để kiểm tra làm rõ quá trình góp vốn.

Tuy nhiên, trong 2 năm 2015 và 2016, Tổng Công ty 3/2 đã chuyển nhượng quyền sử dụng 43 héc- ta đất cho Công ty liên doanh Tân Phú với giá 250 tỷ đồng, tương đương đơn giá là hơn 581.000 đồng/m2 làm dự án Khu đô thị - Thương mại - Dịch vụ Tân Phú. Trong khi tại thời điểm đó, bảng giá đất trên địa bàn được áp dụng cho 43 ha giá trị khoảng 6.200 tỷ đồng, con số thất thoát ngân sách Nhà nước có thể lên đến 5.950 tỷ đồng.

Vụ 43ha đất vàng ở Bình Dương: Chủ trương đúng đắn, thể hiện tính nhất quán?

Liên quan vụ việc này, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương đã nhiều lần tổ chức họp báo thông tin về những sai phạm trong việc góp vốn và chuyển nhượng vốn góp của Công ty 3/2 tại Công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng Tân Phú để thực hiện dự án 43 héc-ta khu đô thị Tân Phú.

Cơ quan công an khám xét nhà Vũ 'nhôm' tại số 82 Trần Quốc Toản, Đà Nẵng vào tối 21/12. - Sputnik Việt Nam
Dừng chuyển chủ sở hữu tài sản liên quan tới Vũ 'nhôm' vụ “làm lộ bí mật Nhà nước”

Cụ thể, theo chia sẻ của ông Bùi Minh Thạnh, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Bình Dương ngày 4/3/2020 cho biết Thường trực Tỉnh ủy đã ban hành Thông báo số 512/TB-TU ngày 10/10/2018 về việc thu hồi chủ trương đã cho Tổng Công ty Bình Dương chuyển nhượng vốn góp tại Công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng Tân Phú cho Công ty Cổ phần Bất động sản Âu Lạc để làm rõ thêm một số vấn đề có liên quan đến quá trình thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy trước đây, không phải tỉnh yêu cầu ngưng thực hiện dự án.

Đồng thời, Thông báo số 512 này cũng yêu cầu Tổng Công ty phải giải trình, làm rõ, bảo đảm tính nhất quán trong chỉ đạo của Tỉnh ủy.

“Chủ trương nhất quán xuyên suốt của Thường trực Tỉnh ủy cho Tổng công ty thực hiện việc góp vốn và chuyển nhượng vốn góp 30% là bằng tiền, không phải là góp vốn bằng quyền sử dụng đất”, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Bình Dương nhấn mạnh.
“Tôi cần nhấn mạnh thêm rằng, trước khi có Công văn số 101/TCTY-TCKT ngày 10/10/2018 của TCT BD, Văn phòng Tỉnh ủy là cơ quan đại diện trực tiếp quản lý Tổng Công ty Bình Dương không nhận được bất kỳ thông tin, văn bản nào của Tổng Công ty Bình Dương về việc góp vốn bằng đất. Còn nếu góp vốn bằng đất thì phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, nhưng đến nay tỉnh chưa nhận được văn bản nào của Tổng Công ty Bình Dương thể hiện quy trình góp vốn này”, ông Thạnh cho biết thêm.

Được chính thức khởi công động thổ vào ngày 28/1/2018, dự án nằm ngay khu mặt tiền đường Phạm Ngọc Thạch và đường Võ Văn Kiệt, gần ngay Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương.

Trước đó, cũng liên quan vụ án này, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương cho hay vụ việc góp vốn bằng 43 héc-ta đất vàng là vụ án quan trọng, thuộc diện Thường trực Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo nên các cơ quan liên quan phải có báo Tỉnh ủy trước khi khởi tố, phê chuẩn khởi tố bị can.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала