Việt Nam có điều chỉnh về chế độ cách ly xã hội

© Ảnh : Thanh Tùng-TTXVNTiếp tục tuyên truyền tới người dân nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng chống dịch.
Tiếp tục tuyên truyền tới người dân nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng chống dịch.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chiều 15/4, Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới nào. Thêm hai trường hợp nhiễm coronavirus đã khỏi bệnh nâng tổng số người được chữa khỏi nCoV của Việt Nam lên thành 171.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đồng ý với đề xuất của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19, theo đó, Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh, thành khác thuộc nhóm nguy cơ lây nhiễm dịch SARS-CoV-2 sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 cách ly xã hội đến hết ngày 22/4 hoặc 30/4 tùy theo tình hình cụ thể.

Việt Nam không có ca mắc Covid-19 mới, 171 người đã khỏi bệnh

Theo thông báo phát đi lúc 18h chiều nay của Bộ Y tế, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc nCoV mới nào. Số bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 tính đến thời điểm hiện tại vẫn là 267 người. Trong đó đã có 171 trường hợp được chữa khỏi coronavirus, tương đương 64%. Đây là tín hiệu rất đáng mừng, khẳng định nỗ lực của toàn ngành y tế, toàn hệ thống chính trị, Chính phủ và sự đoàn kết đồng lòng của người dân.

Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, đến 18h chiều nay, trong tổng số 267 ca nhiễm coronavirus của Việt Nam có 160 người từ nước ngoài, chiếm 59,9%, 107 người lây nhiễm trong cộng đồng, chiếm 40,1%.

Cảng Hải Phòng - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đã làm phẳng đường cong Covid-19: Kinh tế sẽ ngược dòng ngoạn mục

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 68.049.

Về tình hình điều trị, trong ngày 15.4, theo Tiểu Ban Điều trị cho biết, có hai bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh/xuất viện là bệnh nhân số 145 ở Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Cần Thơ, và bệnh nhân số 235 tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi (TP.HCM).

Ngoài ra, có 13 bệnh nhân đã âm tính lần đầu tiên với SARS-CoV-2 và 6 người âm tính ít nhất hai lần trở lên.

Đối với ca bệnh nặng là bệnh nhân số 91 (phi công người Anh), Tiểu Ban Điều Trị cho biết đã có chuyển biến tích cực. Bệnh nhân đã nhận biết xung quanh mặc dù đang duy trì thuốc an thần, đồng tử phản xạ ánh sáng tốt, không sốt, mạch 84 lần/phút, huyết áp 117/69 mmHg (đã ngưng sử dụng thuốc vận mạch trong 24 giờ qua), SpO2 99%, xét nghiệm đông máu tạm ổn kèm tình trạng chảy máu mũi ít, tiểu khá hơn (1.100 ml/24 giờ).

Hiện tại, phi công người Anh đang được tiếp tục hồi sức tích cực với máy thở, lọc máu hấp thụ kháng thể, ECMO, kháng sinh và kháng nấm.

Bộ Y tế tìm người đến phòng tập Gym Lucky Star

Bộ Y tế phát thông báo khẩn số 14 hồi 15h50 chiều ngày 15/4 tìm những người đã đến phòng tập gym Lucky Star ở Đàm Và, Tiền Phong, Mê Linh sau khi xác định có ca dương tính với SARS-CoV-2 ở thôn Hạ Lôi từng đến phòng tập này.

Quốc hội Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Quốc hội Việt Nam phải họp trực tuyến nửa kỳ họp vì Covid-19

Theo đó, Bộ Y tế đề nghị những người có mặt tại phòng tập gym Lucky Star ở Mê Linh, Hà Nội từ 15 đến 25/3 thực hiện một số biện pháp theo dõi y tế ở cơ sở y tế gần nhất.

Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị: Tất cả những người có mặt tại phòng tập Gym Lucky Star, địa chỉ: Đầm Và - Tiền Phong - Mê Linh, Hà Nội trong thời gian từ ngày 15/3 – 25/3/2020, đặc biệt vào các khung giờ từ 6h30 đến 8h và từ 15h đến 16h30 cần liên hệ ngay với cơ quan y tế nơi gần nhất để được tư vấn hỗ trợ, nhắn tin tới số 8889 cung cấp số điện thoại những người đã tiếp xúc gần với mình, thực hiện cách ly tại nhà và tiến hành khai báo y tế đầy đủ.

Tính đến chiều 15/4, tại ổ dịch thôn Hạ Lôi ghi nhận 13 người nhiễm SARS-CoV-2. Hơn 2.700 hộ gia đình với hơn 11.000 nhân khẩu đang được cách ly và lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc. Đây là ổ dịch mới nhất đang được chính quyền Hà Nội và Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo dõi chặt chẽ.

Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã ghi nhận 267 ca mắc Covid-19 (riêng tại ổ dịch Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội hiện đã ghi nhận 13 ca mắc nCoV), trong đó 171 bệnh nhân đã khỏi bệnh, đạt 63,3%. Số ca mắc còn lại đang được điều trị tại 15 cơ sở y tế, đa số các bệnh nhân đều có tình trạng sức khoẻ ổn định.

Kéo dài cách ly xã hội với 12 tỉnh, thành có nguy cơ cao ít nhất đến hết 22/4

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chiều 15 tháng 4 đã có cuộc họp với Ban Chỉ đạo quốc gia và các bộ, ngành địa phương để đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị 16, đồng thời thảo luận thêm các biện pháp thực hiện cách ly xã hội trong giai đoạn tiếp theo.

Lực lượng chức năng kiểm tra thân nhiệt mọi công dân vào chợ phường Tân Thịnh - thành phố Hòa Bình. - Sputnik Việt Nam
Covid-19: Việt Nam đã dạy cho thế giới điều gì?

Phát biểu kết luận tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ chiều 15/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói lời cảm ơn đến toàn thể nhân dân đã cùng nỗ lực khắc phục khó khăn, ủng hộ và thực hiện tốt lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, cùng nhiều biện pháp của Chính phủ, các bộ ngành, nhất là Chỉ thị số 16.

Đề cập đến vấn đề thực hiện cách ly xã hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo phân loại nguy cơ dịch bệnh của các địa phương dựa trên nhiều yếu tố và tình hình dịch bệnh hiện nay như phân tích dịch tễ học, các yếu tố dân số, giao thông, những nơi có nhiều người nước ngoài đến.

“Tùy tình hình từng địa phương, 12 tỉnh thành thuộc nhóm có nguy cơ cao cần tiếp tục thực hiện chỉ thị 16 đến ngày 22/4, có thể là 30/4, tùy tình hình cụ thể”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp Thường trực chính phủ chiều nay.
“Nhóm nguy cơ cao gồm Bắc Ninh, Bình Thuận, Đà Nẵng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Lào Cai, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Tây Ninh, Hà Tĩnh. Đặc biệt là hai đô thị lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Các địa phương này sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 22/4 hoặc 30/4 tùy tình hình cụ thể dịch bệnh”, người đứng đầu Chính phủ nêu rõ đồng thời nhấn mạnh, 12 địa phương này có thể kéo dài hơn nữa nếu như tình trạng có lây nhiễm. Các tỉnh, thành phố nguy cơ cao đều phải thực hiện các giải pháp phòng chống dịch theo Chỉ thị 16.

Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh danh sách phân loại 3 nhóm nguy cơ của của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 không phải là bất biến. Tại cuộc họp sắp tới, Chính phủ sẽ xem xét đánh giá và có những điều chỉnh phù hợp tùy theo diễn biến tình hình dịch bệnh. Người đứng đầu Chính phủ cũng chỉ đạo tất cả địa phương tiếp tục tạm dừng các hoạt động dịch vụ không cần thiết.

© Ảnh : Thanh Tùng-TTXVNTòa nhà chung cư trên đường Tam Trinh treo cờ Tổ quốc thể hiện lòng quyết tâm vượt qua bệnh dịch.
Việt Nam có điều chỉnh về chế độ cách ly xã hội - Sputnik Việt Nam
Tòa nhà chung cư trên đường Tam Trinh treo cờ Tổ quốc thể hiện lòng quyết tâm vượt qua bệnh dịch.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 phát biểu khai mạc.  - Sputnik Việt Nam
Vũ khí tối thượng giúp ASEAN chiến thắng Covid-19
Nhận định rằng việc phòng, chống dịch hiệu quả phải đặt trên cơ sở duy trì được sự liên tục của ngành kinh tế ở một mức độ nhất định, Thủ tướng yêu cầu các địa phương cần có kế hoạch để sẵn sàng khởi động lại nền kinh tế ngay sau khi dập dịch.

“Chúng ta giảm thiểu tác động của dịch chứ không thể không bị tác động. Ban chỉ đạo cần từng bước giảm dần giãn cách xã hội thận trọng, đồng bộ với những bước đi phù hợp hoàn cảnh cụ thể từng địa phương, linh hoạt nhưng phải kiểm soát chặt chẽ để vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm, đời sống của nhiều tầng lớp”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Cũng trong sáng nay, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19. Ban chỉ đạo đã thống nhất ý kiến kiến nghị Thủ tướng, Thường trực Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện “cách ly xã hội” theo Chỉ thị 16.

Căn cứ trên tình hình dịch bệnh của các địa phương, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống Covid-19 chia các tỉnh thành trong cả nước thành 3 nhóm với các mức nguy cơ lây nhiễm cao, nguy cơ trung bình và nguy cơ thấp.

Với những tỉnh, thành phố thuộc nhóm nguy cơ cao, Ban chỉ đạo kiến nghị tiếp tục thực hiện biện pháp cách ly xã hội như quy định trong Chỉ thị 16 thêm ít nhất 1 tuần nữa.

Các địa phương thuộc nhóm nguy cơ cao hiện được xác định bao gồm: Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hòa, TP.HCM, Tây Ninh.

Nhóm địa phương có nguy cơ trung bình bao gồm: Thái Nguyên, Nam Định, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Hải Phòng.

36 tỉnh, thành phố còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp, tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 15 của Chính phủ.

Trước đó ngày 31/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị số 16 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp, cũng như không tập trung quá 2 người nơi công cộng. Thủ tướng nhấn mạnh, các giải pháp của Chỉ thị 16 mang tính “tiền khẩn cấp”, nhằm thực hiện giãn cách xã hội.

Hiện việc cách ly toàn xã hội mới chỉ dừng lại ở mức thuyết phục, vận động người dân tự giác chấp hành, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình và gia đình. Chính phủ chưa tính đến việc phong tỏa các thành phố lớn.

Tự hào là Việt Nam chưa có ca tử vong

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, cùng với phác đồ điều trị hiệu quả, điều đáng tự hào là Việt Nam chưa có ca tử vong nào.

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.
Việt Nam có điều chỉnh về chế độ cách ly xã hội - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.
“Chính sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự ủng hộ của nhân dân cùng với sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, nước ta mới đạt được điều đó”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đánh giá cao các y bác sĩ, lực lượng vũ trang, các nhà khoa học, các doanh nghiệp sản xuất các trang thiết bị y tế và thuốc men đã nỗ lực trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Các địa phương trong quá trình phòng, chống dịch vẫn nỗ lực thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Đây là cố gắng lớn để không để nền kinh tế bị đổ gãy, vẫn đạt tăng trưởng 3,82% trong quý 1 vừa qua.

Y bác sỹ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Cao Bằng đang xét nghiệm mẫu máu của bệnh nhân. - Sputnik Việt Nam
Covid-19: Chúng tôi sẽ chết nếu không được điều trị ở Việt Nam
Mặc dù vậy, Thủ tướng cũng nhấn mạnh, dịch bệnh trên thế giới hiện đang rất phức tạp, trong nước vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm và có thể bùng phát dịch vào bất cứ lúc nào.

“Do đó không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Một tinh thần tiếp tục phải được quán triệt là chống dịch như chống giặc; thực hiện tốt mục tiêu ưu tiên cao nhất là bảo vệ sức khỏe và tính mạng của nhân dân. Nếu làm điều gì khinh suất, bị động, sẽ xóa đi thành quả to lớn mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã chung sức mang lại thời gian qua”, Thủ tướng cho biết.

Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam cũng cho biết, sẽ có một Chỉ thị mới triển khai nhóm nhiệm vụ cụ thể. Chiến lược phòng chống dịch hiệu quả phải bảo đảm duy trì sự liên tục của nền kinh tế ở mức độ nhất định, khơi thông nền kinh tế khi ngăn chặn dịch thành công.

“Chính phủ kiên định chiến lược ngăn chặn, phát hiện nhanh, cách ly, khoanh vùng, dập dịch hiệu quả. Kiềm chế, kiểm soát tốc độ lây nhiễm ở mức thấp nhất, hạn chế tối đa các ca tử vong, hạn chế tối đa tác động của dịch với kinh tế xã hội, chuẩn bị kịch bản sẵn sàng cho từng cấp độ dịch”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
© SputnikKhẩu trang y tế: Hướng dẫn sử dụng
Việt Nam có điều chỉnh về chế độ cách ly xã hội - Sputnik Việt Nam
Khẩu trang y tế: Hướng dẫn sử dụng
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала