Thủ tướng yêu cầu xem xét chặt chẽ việc lập thêm hãng hàng không mới

© Fotolia / Stefano GarauMáy bay
Máy bay - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3040/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không Cánh Diều (Kite Air).

Chính phủ siết chặt việc lập thêm hãng hàng không mới

Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 3040/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không Cánh Diều.

Máy bay - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có thêm hãng hàng không mới

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Giao thông vận tải rà soát, xem xét chặt chẽ việc lập thêm các hãng hàng không mới trong tình hình hiện nay, làm sao đảm bảo tốt nhất quản lý nhà nước về hàng không, phát triển bền vững; báo cáo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng xem xét, quyết định.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã báo cáo Chính phủ kết quả thẩm định Dự án vận tải hàng không Cánh Diều của Công ty Cổ phần Hàng không Thiên Minh, đồng thời kiến nghị Thủ tướng xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án này với mục tiêu xây dựng một hãng hàng không mới chi phí thấp để kết nối người dân các địa phương có hạ tầng sân bay chưa được đầu tư phát triển.

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNTổng giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành phát biểu tại buổi đối thoại.
Thủ tướng yêu cầu xem xét chặt chẽ việc lập thêm hãng hàng không mới - Sputnik Việt Nam
Tổng giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành phát biểu tại buổi đối thoại.

Được biết, tổng vốn của dự án là 5.500 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu 1.000 tỷ đồng (chiếm 18%), vốn vay 4.500 tỷ đồng (chiếm 82%); địa điểm thực hiện tại sân bay Chu Lai (huyện Núi Thành, Quảng Nam). Năm đầu, dự án khai thác sáu chiếc tàu bay loại ATR72 và tăng dần qua các năm, đến năm thứ sáu sẽ có 25 tàu bay, trong đó có 15 chiếc Airbus 320/321 hoặc tương đương.

Phê duyệt chủ trương thành lập Hãng bay Vietravel Airlines

Liên quan đến việc cấp phép cho các hãng hàng không mới, trước đó, ngày 3/4, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký văn bản phê duyệt chủ trương Dự án vận tải hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines) với tổng vốn đầu tư 700 tỷ đồng.

Chùa Phật ở thành phố Kyoto của Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Vietravel cùng nhiều công ty du lịch của Việt Nam bị đình chỉ tư cách xin visa Nhật Bản

Vietravel Airlines lựa chọn cảng hàng không Phú Bài (Huế) là sân bay căn cứ. Hãng này được phép khai thác 3 tàu bay trong năm đầu tiên hoạt động, tăng dần đến năm thứ 5 khai thác 8 tàu bay. Dự án sẽ có 9 tháng thực hiện đầu tư, tính từ khi phê duyệt chủ trương, bắt đầu khai thác và kinh doanh từ tháng thứ 10. Như vậy, đầu năm 2021 có thể hãng sẽ bay chuyến thương mại đầu tiên.

Hiện nay, đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra ảnh hưởng nặng nề đến ngành hàng không toàn cầu và không biết đến khi nào sẽ chấm dứt. Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành cho biết trong 2 tuần thực hiện giãn cách xã hội vừa qua, lượng khai thác của các hãng hàng không Việt Nam chỉ còn từ 2-5% năng lực. Đến thời điểm này, hãng không đặt vấn đề lỗ lãi nữa, bởi lợi nhuận gần như không có, mà giải pháp đặt ra phải phục hồi thế nào trong thời gian tới mới là quan trọng.

Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho rằng, với quy mô như hiện nay, sau dịch bệnh mà kinh doanh tốt, các cơ chế đảm bảo thì cũng phải mất 5 năm Vietnam Airlines mới bù lại được các khoản lỗ đang phát sinh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала