Covid-19 ở Việt Nam: Có tiếp tục cách ly xã hội?

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNMật độ người tham gia giao thông đông trở lại trên phố Đại Cồ Việt, trong thời gian giãn cách xã hội (ảnh chụp chiều 21/4/2020).
Mật độ người tham gia giao thông đông trở lại trên phố Đại Cồ Việt, trong thời gian giãn cách xã hội (ảnh chụp chiều 21/4/2020). - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sáng nay, Bộ Y tế thông báo cho biết đã bước sang ngày thứ sáu liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc coronavirus mới. Trong đó 222/268 ca đã được chữa khỏi SARS-CoV-2.

Cách ly xã hội đặc biệt quan trọng trong phòng chống lây lan dịch bệnh SARS-CoV-2 ở cộng đồng. Do đó, chiều nay họp Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ xem xét đề xuất của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 gây ra về việc duy trì chế độ cách ly xã hội ở các địa phương có nguy cơ cao.

Bệnh nhân lên xe trở về nhà tại tỉnh Bắc Giang. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chỉ còn 52 ca mắc Covid-19 đang điều trị

Phải nói thêm rằng, theo Bộ Y tế, trong vòng 15 ngày thực hiện chế độ cách ly xã hội, hệ thống Giám sát các bệnh truyền nhiễm của Việt Nam chỉ ghi nhận 62 ca bệnh, số trường hợp nhiễm chủng mới virus corona giảm tới 59,5% so với trước đó chưa thực hiện giãn cách xã hội.

Liên quan đến ca nhiễm Covid-19 số 268, Hà Giang vừa quyết định phong tỏa thị trấn Đồng Văn với 7.600 nhân khẩu để phòng chống dịch bệnh. Trong khi đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Vũ Hồng Bắc đã chỉ đạo Công an tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Công an huyện Đại Từ điều tra trường hợp bệnh nhân số 178 khai báo gian dối khiến nhiều người bị ảnh hưởng.

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 sáng 22/4 họp và đề xuất Hà Nội vẫn ở nhóm nguy cơ cao, cần thực hiện cách ly xã hội thêm một tuần nữa. TP.HCM, Bắc Ninh, Hà Giang thuộc nhóm nguy cơ và cần hết sức cảnh giác trước nguy cơ lây nhiễm, bùng phát dịch trong cộng đồng.

Việt Nam chữa khỏi cho 222 ca mắc coronavirus

Bộ Y tế dẫn thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, hôm nay 22 tháng 4, có thêm 6 bệnh nhân từ cơ sở này được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca bình phục ở Việt Nam lên thành 222/268 người.

Phóng viên Minh Quyết, Ban Biên tập ảnh tác nghiệp trong khu cách ly của Viện Huyết học Truyền máu TƯ.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả hàng đầu thế giới

Các bệnh nhân được ra viện hôm nay gồm: ca bệnh số 184, 215, 216, 227, 246, 266.

Bệnh nhân nhiễm chủng mới virus corona số 184 là người phụ nữ 42 tuổi, ở Diễn Châu, Nghệ An. Người này nhập viện hôm 28/3, đã có hai lần xét nghiệm âm tính với nCoV. Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hiện bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không ho, không khó thở, dấu hiệu sinh tồn ổn định. Tim đều, phổi không rale, bụng mềm, không chướng, đủ điều kiện xuất viện.

Trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 số 215 là người đàn ông 31 tuổi ở Đống Đa, Hà Nội. Bệnh nhân nhập viện hôm 1/4. Hai lần xét nghiệm âm tính với coronavirus. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, không sốt, không ho, dấu hiệu sinh tồn ổn định. Phổi không rale.

Ca bệnh số 216 là người phụ nữ 48 tuổi ở Quảng Ninh, Quảng Bình. Người này vào viện hôm 31/3. Hiện đã 3 lần âm tính. Tình trạng bệnh nhân ổn định, tỉnh táo, không sốt, không ho, phổi không bị rale.

Bệnh nhân số 227 – người đàn ông 31 tuổi ở Long Biên Hà Nội. Kể từ khi nhập viện điều trị hôm 1/4, bệnh nhân đã hai lần xét nghiệm âm tính. Hiện tại, toàn trạng ổn định. Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không ho. Tim đều, phổi không rale.

Phóng viên Minh Quyết, Ban Biên tập ảnh tác nghiệp trong khu cách ly của Viện Huyết học Truyền máu TƯ.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả hàng đầu thế giới

Trường hợp nhiễm Covid-19 số 246 là người đàn ông 33 tuổi ở Yên Thành, Nghệ An. Người này nhập viện hôm 6 tháng 4 và đã có hai lần xét nghiệm âm tính. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không sốt, ko khó thở, không ho. Dấu hiệu sinh tồn ổn định, tim đều, phổi không rale.

Bệnh nhân nữ số 266 hôm nay được ra viện ở Thường Tín, Hà Nội. Người phụ nữ 36 tuổi nhập viện hôm 14 tháng 4. Đã hai lần xét nghiệm âm tính. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không ho, không đau ngực, không khó thở, không sốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

Hiện Việt Nam còn thực hiện cách ly những người tiếp xúc gần, nhập cảnh từ vùng dịch được theo dõi là 67.022 người. Số trường hợp nghi nhiễm đang được theo dõi chặt chẽ là 386 người.

Theo thông tin từ Tiểu Ban Điều trị, hiện số ca bệnh nhiễm nCoV đã lần đầu âm tính là 12 người. Có 8 trường họp ít nhất đã âm tính từ hai lần trở lên.

Số ca mắc Covid-19 ở Việt Nam giảm gần 60% nhờ giãn cách xã hội

Bộ Y tế thông tin cho biết, trong vòng 15 ngày thực hiện chế độ cách ly xã hội, hệ thống Giám sát các bệnh truyền nhiễm của Việt Nam chỉ ghi nhận 62 ca bệnh, số trường hợp nhiễm chủng mới virus corona giảm tới 59,5%.

Người dân tập thể dục vào cuối giờ chiều ngày 20/4 (ảnh chụp lúc 17h39p). - Sputnik Việt Nam
Việt Nam xem xét hạ nguy cơ dịch Covid-19

Cụ thể, theo Bộ Y tế, kể từ 16/4 khi Việt Nam công bố ca 268 tại Hà Giang, đến nay vẫn chưa phát hiện thêm ca nhiễm coronavirus mới nào. Liên quan đến trường hợp bệnh nhân số 268 ghi nhận tại Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, đã tiến hành lấy 358 mẫu xét nghiệm, trong đó 302 mẫu có kết quả âm tính, còn lại đang chờ kết quả.

Liên quan đến ổ dịch tại thôn Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội, Bộ Y tế ghi nhận 13 trường hợp mắc Covid-19, không phát sinh ca mới kể từ khi công bố bệnh nhân số 267 ngày 15/4. Đến nay, tại đây đã lập 12 chốt kiểm soát, tiếp tục khoanh vùng, cách ly toàn thôn, thành lập 74 tổ giám sát sức khoẻ người dân toàn thôn hai lần/ ngày.

Đánh giá về Chỉ thị giãn cách xã hội và những quyết sách chưa từng có, Bộ Y tế khẳng định, việc hạn chế tập trung đông người và giãn cách xã hội là biện pháp hiệu quả nhất trong ứng phó với dịch Covid-19 và được nhiều quốc gia thực hiện.

“Điều đó minh chứng cho sự chỉ đạo đúng đắn kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ”, Bộ Y tế nhấn mạnh.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Chỉ thị 15 hôm 27/3 về việc quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19 khi Việt Nam đang có nguy cơ cao từ các trường hợp xâm nhập bị bỏ sót với số lượng lớn người nhập cảnh vào Việt Nam trong thời gian trước đó.

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.
Covid-19 ở Việt Nam: Có tiếp tục cách ly xã hội? - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.

Đến ngày 31/3, Chính phủ lại ban hành Chỉ thị 16 về cách ly toàn xã hội nhằm mục đích kịp thời ngăn chặn sự lây lan của dịch trong cộng đồng khi có nguy cơ cao từ các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng không rõ nguồn lây, có thể gây bùng phát thành ổ dịch.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc. - Sputnik Việt Nam
Quốc hội bàn đại sự thời Covid-19: Lập Bộ Thanh niên, phê chuẩn EVFTA, Luật PPP

Bộ Y tế đánh giá, thời gian qua các Bộ, Ngành và địa phương thực hiện nghiêm các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, góp phần quan trọng ngăn chặn được sự lây lan dịch Covid-19 tại Việt Nam. Việc thực hiện Chỉ thị 15 đã góp phần quản lý được các trường hợp xâm nhập có thể bị bỏ sót khi cách ly toàn bộ người nhập cảnh vào Việt Nam. Trong khi đó, Chỉ thị 16 giúp hạn chế việc di chuyển và tập trung đông người của các trường hợp mắc phát hiện tại cộng đồng (như với ổ dịch tại Hạ Lôi, Mê Linh, Thường Tín, Hà Nội), từ đó đã ngăn chặn không để lây lan rộng dịch bệnh ra cộng đồng.

“Trong vòng 15 ngày thực hiện Chỉ thị 16, từ 1/4/2020 đến 15/4/2020, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm chỉ ghi nhận 62 ca bệnh. So sánh cùng khoảng thời gian trước đó (153 trường hợp mắc từ 16/3/2020 đến 31/3/2020), số trường hợp mắc giảm 59,5%, số mắc trung bình theo ngày giảm 06 trường hợp”, Bộ Y tế cho biết.

Bên cạnh đó, điều đáng mừng là các trường hợp mắc mới, đặc biệt là ở hai thành phố lớn của cả nước – Hà Nội và TP.HCM đã có xu hướng chững lại từ sau 27/3 và giảm mạnh từ ngày 1/4. Đồng thời, do người dân ý thức được nguy cơ dịch bệnh nên có sự đồng thuận cao với quyết sách của Chính phủ. Tổ chức Y tế thế giới và dư luận quốc tế đánh giá rất cao những biện pháp kịp thời kiểm soát dịch Covid-19 của Việt Nam.

Hà Giang: Phong tỏa Đồng Văn

Sáng 22/4, đại diện chính quyền địa phương, Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn Hoàng Văn Thịnh thông tin cho biết, đã có quyết định phong tỏa toàn bộ thị trấn Đồng Văn để thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 liên quan ca bệnh nCoV số 268.

Xét nghiệm nhanh vi rút SARS - CoV-2 cho tiểu thương chợ đầu mối. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thử nghiệm vắc-xin ngừa lao để chống Covid-19?

Toàn bộ thị trấn Đồng Văn với hơn 1.600 hộ, khoảng 7.600 nhân khẩu bị phong tỏa từ 9h sáng ngày 22/4 đến khi có thông báo mới.

Theo chia sẻ của Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn, trong khoảng thời gian này, chính quyền sẽ bố trí 2 chốt chặn chính tại trục đường ra vào thị trấn, bao gồm một chốt tại quốc lộ 4D theo hướng đi huyện Yên Minh, một chốt hướng đi huyện Mèo Vạc.

Đồng thời, các xã giáp ranh sẽ tự bố trí lực lượng canh gác tại các đường mòn, lối mở. Tuyệt đối không cho người trong thị trấn đi ra và người từ ngoài vào. Lực lượng tại các chốt bao gồm công an, quân sự và y tế.

Nói về nguyên nhân quyết định phong tỏa Đồng Văn, Chủ tịch UBND huyện này cho biết, do trường hợp mắc Covid-19 số 268 đang điều trị tại bệnh viện Đa khoa Đồng Văn.

“Vừa rồi trên địa bàn huyện ghi nhận bệnh nhân 268, chị này đang điều trị tại bệnh viện huyện, số lượng người tiếp xúc với bệnh nhân lớn nên chúng tôi phong toả để đảm bảo an toàn. Tính đến sáng 22/4, các trường hợp F1, F2 liên quan đến bệnh nhân này vẫn đang cho kết quả âm tính với Covid-19”, ông Hoàng Văn Thịnh nêu rõ.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Giang Nguyễn Văn Giao cũng cho hay, đến sáng 22/4, cả tỉnh chỉ ghi nhận 1 ca mắc coronavirus là bệnh nhân số 268 đã được Bộ Y tế công bố. Những thông tin liên quan khác đều là tin đồn thất thiệt.

Sở Y tế lập 10 tổ công tác, bố trí 10 trạm test nhanh COVID-19 trên địa bàn - Sputnik Việt Nam
Việt Nam bước vào ngày thứ 4 không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19

Trong thời gian phong tỏa, chính quyền địa phương đảm bảo đầy đủ nhu yếu phẩm cấp thiết cho người dân. Trong thời gian này địa phương cũng tiến hành phun khử khuẩn, khuyến cáo người dân trong thôn tự khai báo y tế, hạn chế ra ngoài, tránh tụ tập và vệ sinh nhà ở nơi cư trú.

“Việc phong tỏa đã được huyện chủ động và chuẩn bị kỹ lưỡng, sẽ không có chuyện khan hiếm, thiếu hàng hóa, lương thực. Mọi vật tư, lương thực, thực phẩm, hàng hóa sẽ được đưa đến đầu thị trấn, sau đó sẽ có xe chuyển vào trong thị trấn”, lãnh đạo địa phương cho biết.

Sau khi công bố bệnh nhân số 268, trú tại Pín Tủng, xã Phố Là, huyện Đồng Văn, Hà Giang cũng đã phong tỏa thôn Pín Tủng cùng Phòng khám đa khoa xã Phố Bảng và Bệnh viện đa khoa huyện Đồng Văn (nơi bệnh nhân này từng đến điều trị).

Liên quan ca bệnh số 268, Sở Y tế tỉnh Hà Giang đã rà soát được tổng cộng 917 người có liên quan (69 người F1, 325 người F2 và F3 là 523 người), đưa cách ly tập trung 252 người và 665 người cách ly tại nhà.

Đặc biệt trong số này có 15 chiến sĩ Bộ đội Biên phòng là các F2 và F3. Các chiến sĩ này đều đã được cách ly tập trung tại đơn vị.

Thái Nguyên: Yêu cầu Công an xử lý nghiêm bệnh nhân mắc Covid-19 số 178

Sáng nay 22 tháng 4, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Thái Nguyên thông tin cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Hồng Bắc, Trưởng Ban Chỉ đạo hôm 21.4 đã đề nghị Công an tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Công an huyện Đại Từ tiếp tục điều tra, xử lý hành vi khai báo vòng vo của bệnh nhân 178 khiến nhiều người phải cách ly y tế.

Sản xuất sợi tại Công ty Cổ phần Đồng Phát (Hà Nội) thuộc nhóm hoạt động sản xuất được gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất - Sputnik Việt Nam
Hà Nội ban hành nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19

Bệnh nhân số 178 là ca bệnh đầu tiên tại Thái Nguyên nhiễm dịch Covid-19. Bà H.T.N (44 tuổi), trú huyện Đại Từ, là nhân viên Công ty TNHH Trường Sinh, làm việc tại bếp ăn Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), đi xe khách về huyện Đại Từ ngày 27.3. Khi bị đau đầu, chóng mặt, bà N. đến khám tại Bệnh viện đa khoa huyện Đại Từ và khai báo chỉ ở nhà, không đi khỏi địa phương.

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cho biết, hành vi khai báo không trung thực này của bệnh nhan số 178 đã khiến 8 bệnh nhân nằm chung phòng với bà N. và 12 cán bộ y tế Bệnh viện đa khoa huyện Đại Từ phải cách ly tập trung ở các cơ sở y tế. Qua xác minh, toàn tỉnh Thái Nguyên có 1.378 người liên quan đến bệnh nhân 178 phải cách ly tại các cơ sở y tế, cách ly tại nhà và theo dõi sức khoẻ. Do đó, Chủ tịch Vũ Hồng Bắc đã yêu cầu Công an tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm bà H.T.N vì không trung thực, khai báo gian dối, ảnh hưởng đến nhiều người khác.

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cũng nhận định, dịch Covid-19 vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trong cộng đồng, các biện pháp phòng chống dịch sau ngày 22.4 tiếp tục được triển khai nghiêm túc, không để người dân lơ là, chủ quan.

Đặc biệt, công tác phòng chống dịch phải thực hiện chặt chẽ ở các khu công nghiệp, doanh nghiệp và nơi công cộng. Dự kiến, UBND tỉnh Thái Nguyên sẽ có văn bản thông báo, hướng dẫn chi tiết các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 sau ngày 22.4.

Đề xuất Hà Nội vẫn cách ly xã hội thêm một tuần

Tại cuộc họp sáng nay 22/4, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 thống nhất sẽ đề xuất Chính phủ vẫn xếp Hà Nội vào nhóm nguy cơ cao về dịch bệnh, cần áp dụng cách ly xã hội thêm một tuần, đến 30/4.

Xe chuyên dụng chở bệnh nhân COVID-19 số 68 về nhà và tiếp tục cách ly 14 ngày theo quy định. - Sputnik Việt Nam
Nhân viên Công ty Trường Sinh dương tính trở lại với Covid-19 sau khi ra viện

Trong cuộc họp hôm nay, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 đã nêu đề xuất và lấy ý kiến của các Bộ ngành, địa phương về phân loại các tỉnh, thành phố theo 3 nhóm nguy cơ để tiếp tục triển khai các biện pháp chống dịch trong thời gian tới.

Ban Chỉ đạo và nhóm chuyên gia thống nhất tiêu chí các ca bệnh phát hiện tại cộng đồng F0 chính là yếu tố quan trọng quyết định việc phân loại địa phương theo nhóm nguy cơ. Theo đó, nhóm nguy cơ cao là các địa phương còn ca mắc corona tại cộng đồng trong vòng 14 ngày. Nhóm có nguy cơ là các địa phương có ca mắc tại cộng đồng trong khoảng thời gian từ 15 đến 28 ngày. Nhóm nguy cơ thấp là các địa phương trên 28 ngày không ghi nhận ca mắc tại cộng đồng.

Quyết định phân loại nhóm này của Ban Chỉ đạo dựa trên đánh giá và theo dõi sát diễn biến dịch bệnh thời gian qua, đồng thời tham khảo dự báo, phân tích và đề xuất của các nhà khoa học, nhóm chuyên gia.

Sau khi họp với các chuyên gia và lấy ý kiến 28 địa phương, Ban chỉ đạo thống nhất phân chia lại các nhóm tỉnh, thành. Theo đó, Hà Nội thuộc nhóm nguy cơ cao, nhóm nguy cơ gồm TP.HCM, Bắc Ninh, Hà Giang, nhóm nguy cơ thấp là các địa phương còn lại của cả nước.

Theo Ban Chỉ đạo, đối với nhóm nguy cơ cao, hiện chỉ còn Hà Nội, Ban chỉ đạo đề xuất tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng thêm 1 tuần nữa (đến hết 30/4/2020).

Tuy nhiên, Ban Chỉ đạo cũng lưu ý xin Thủ tướng cho phép Chủ tịch UBND thành phố quyết định theo thẩm quyền việc mở các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu các loại hình kinh doanh đường phố và theo tình hình thực tiễn tại địa phương nhưng phải bảo đảm phòng, chống dịch.

Tiếp đến, đối với nhóm nguy cơ – TP.HCM, Bắc Ninh, Hà Giang: Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố cũng sẽ quyết định theo thẩm quyền việc mở các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu các loại hình kinh doanh đường phố và theo tình hình thực tiễn tại địa phương nhưng phải bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19.

Đường ven biển tại thành phố Nha Trang, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới
Theo Ban chỉ đạo, mặc dù ca bệnh cuối cùng phát hiện tại TP. HCM đã qua 15 ngày, nhưng vì là thành phố lớn nhất của cả nước với rất nhiều yếu tố rủi ro khác. Do vậy thành phố cần tiếp tục chú trọng một số khâu trong chống dịch.

Đối với Bắc Ninh: Tỉnh ghi nhận ca bệnh gần nhất vào ngày 11/4, chưa qua 14 ngày. Còn tỉnh Hà Giang ghi nhận ca bệnh vào ngày 8/4, đã qua 14 ngày song điều tra dịch tễ rất phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ trong cộng đồng. Đây cũng là tỉnh biên giới với nguy cơ từ việc đi lại qua đường mòn, lối mở dù các lực lượng chức năng đã kiểm soát chặt.

Còn riêng về các tỉnh, thành phố thuộc nhóm nguy cơ thấp, các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu được phép hoạt động, phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho người mua hàng. Tuy nhiên, cần yêu cầu khách hàng phải thực hiện dãn cách đúng quy định. Chủ cửa hàng phải chịu trách nhiệm về các biện pháp phòng chống dịch của cơ sở do mình quản lý.

Ban Chỉ đạo yêu ầu tập trung chú ý các địa phương có cửa khẩu, khu công nghiệp lớn, có nhiều lao động tự do ở các thành phố lớn cần hết sức chú trọng công tác phòng chống dịch cho các nhóm đối tượng này.

Tại cuộc họp, Ban chỉ đạo cho rằng các tỉnh, thành cần tập trung phòng, chống lây nhiễm bệnh cho nhóm nguy cơ, gồm công nhân, lao động tự do, người yếu thế, học sinh, sinh viên, tăng cường phòng lây nhiễm tại các cơ sở y tế, lấy mẫu những bệnh nhân xuất hiện triệu chứng cảm cúm…

“Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn, việc thực thi hiệu quả và nhất là tuyên truyền tốt, nên cả hệ thống xã hội đồng lòng và cùng vào cuộc. Khi tình hình có diễn biến xấu, nhanh, công tác thông tin được làm tốt nên về cơ bản, toàn xã hội và bộ máy chính quyền không bị động hay hoảng loạn”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết.
“Dù tình hình tốt lên nhưng điều quan trọng là không được chủ quan”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói và nhấn mạnh các biện pháp có tính nới lỏng phải trên cơ sở khoa học về phòng, chống dịch, có tham khảo quốc tế.

Thường trực Chính phủ sẽ họp xem xét quyết định các đề xuất của Ban Chỉ đạo trong chiều nay.

© SputnikKhẩu trang y tế: Hướng dẫn sử dụng
Covid-19 ở Việt Nam: Có tiếp tục cách ly xã hội? - Sputnik Việt Nam
Khẩu trang y tế: Hướng dẫn sử dụng

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала