Hết cách ly xã hội, nhưng Việt Nam vẫn bỏ sót ca mắc Covid-19?

© Ảnh : Thanh Tùng - TTXVNMỗi người dân cần tiếp tục nâng cao ý thức phòng, chống dịch trong cuộc sống hàng ngày.
Mỗi người dân cần tiếp tục nâng cao ý thức phòng, chống dịch trong cuộc sống hàng ngày. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cập nhật tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam: Lần đầu tiên, liên tiếp một tuần Việt Nam không có người nhiễm mới. 224/268 bệnh nhân SARS-CoV-2 đã khỏi bệnh. Các ổ dịch trong nước đã được khống chế. Tuy nhiên nguy cơ bệnh xâm nhập Việt Nam vẫn còn, khả năng lây nhiễm cộng đồng còn hiện hữu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu rút kinh nghiệm về trường hợp bỏ sót phi công người Malaysia bay đến Việt Nam từ Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) dương tính với coronavirus.

Dịch bệnh do chủng mới virus corona đang bùng phát mạnh mẽ, hiện tại số lượng máy thở của Việt Nam chỉ đạt 6000 máy/ 95,54 triệu dân là quá ít, không đủ đáp ứng nhu cầu, nếu dịch bệnh bùng phát sẽ là đại họa vì hệ thống y tế không đáp ứng được. Do đó, Bộ Y tế Việt Nam vừa đề xuất mua số lượng lớn máy thở.

TP.HCM hiện chỉ còn duy nhất một bệnh nhân (ca bệnh số 91) đang điều trị SARS-CoV-2. 53/54 trường hợp nhiễm Covid-19 của thành phố đã khỏi bệnh.

Đã một tuần không có thêm ca mắc Covid-19 mới

Theo bản tin sáng nay ngày 23/4 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho hay, đã tròn một tuần nay, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm coronavirus mới.

Tổng số người mắc nCoV vẫn là 268 trường hợp, trong đó nguồn bệnh xâm nhập từ nước ngoài là 160 người (chiếm 59,7%), có 108 người lây nhiễm trong cộng đồng (40,3%).

Sở Y tế lập 10 tổ công tác, bố trí 10 trạm test nhanh COVID-19 trên địa bàn - Sputnik Việt Nam
Việt Nam bước vào ngày thứ 4 không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19

Về tình hình điều trị, hiện Việt Nam chỉ còn 45 bệnh nhân đang được điều trị tại 8 cơ sở y tế trên cả nước. Trong đó, 39 bệnh nhân được điều trị tại các bệnh viện tuyến Trung ương, 4 bệnh nhân đang được điều trị ở bệnh viện Đa khoa các tỉnh, thành phố và hai bệnh nhân điều trị ở tuyến huyện.

Về tình hình 3 ca bệnh nặng, Bộ Y tế cho biết, bệnh nhân số 20, thở máy qua ống mở khí quản, phổi còn tổn thương nhưng oxy hóa máu đã cải thiện. Tim còn rối loạn nhịp, nhưng mức độ nhẹ hơn, huyết áp ổn định, tri giác tốt, giao tiếp được, không phù, đi tiểu nhiều. Ăn qua ống thông dạ dày, không trào ngược, không có tình trạng xuất huyết, không sốt.

Bệnh nhân số 161 hiện cũng đang được điều trị ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vẫn còn thở máy qua ống mở khí quản, thông khí 2 bên rõ, phổi tiến triển tốt, ngày qua tiếp tục cho bệnh nhân tập tự thở qua máy. Tim mạch bình thường, huyết áp bình thường. Gọi hỏi bệnh nhân có giao tiếp chậm, ăn tiêu qua sonde, không có biểu hiện xuất huyết, không sốt.

Riêng phi công người Anh, bệnh nhân số 91 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM hiện nằm yên, có dùng thuốc an thần, không sốt, thở máy. Không chảy máu mũi miệng, hút đàm có ít máu; tiểu nhiều 3000ml/24 giờ. Vấn đề hiện tại: Rối loạn đông máu kiểm soát tạm ổn. X-Quang phổi không tổn thương xấu thêm.

Ấn phẩm thông tin đồ họa của Thông tấn xã Việt Nam góp phần tuyên truyền mạnh mẽ tới người dân thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch. - Sputnik Việt Nam
Bộ Công an bắt Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm, Việt Nam sống chung với Covid-19

Tổng số ca xét nghiệm âm tính của Việt Nam là 11, trong đó có 8 ca đã hai lần âm tính với nCoV và 3 ca âm tính lần đầu.

Nhận định về những tín hiệu tích cực này, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y té dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện Y tế công cộng (Bộ Y tế) cho biết, trong hơn 6 ngày qua, Việt Nam không có ca mắc mới, đã khống chế được các ổ dịch. Tình hình các ca bệnh nhập cảnh hoặc lây lan đều đã được chống chế nhưng tình hình dịch nói chung vẫn còn phức tạp. Trên thế giới vẫn có nhiều người mắc bệnh, người chết vì Covid-19, nguy cơ bệnh xâm nhập Việt Nam là vẫn còn, kể cả các trường hợp qua đường mòn lối mở.

Do đó, người dân cả nước, nhất là các địa phương nguy cơ thấp, không nên chủ quan, lơ là. Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, người dân vẫn cần tiếp tục thực hiện các nguyên tắc đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Cụ thể như đeo khẩu trang, tránh giao tiếp quá gần, không tập trung đông người, trong đó đặc biệt lưu ý đối tượng người cao tuổi, người có bệnh lý mãn tính, không ra khỏi nhà khi không thật cần thiết và thực hiện khai báo y tế.

TP.HCM chỉ còn một bệnh nhân nhiễm Covid-19 đang điều trị

Sáng 23/4, Sở Y tế TP.HCM báo cáo cho biết, trưa nay bệnh nhân mắc nCoV 206 được điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi đã khỏi bệnh và được công bố xuất viện. Như vậy, Việt Nam đã chữa khỏi coronavirus cho 224/268 người nhiễm.

Bệnh nhân nhiễm coronavirus số 206 của Việt Nam là tài xế riêng cho hai bệnh nhân 124 và 151 (ổ dịch quán bar Buddha). Người đàn ông 48 tuổi này nhập viện hôm 27/3. Bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm âm tính nhiều lần. Sau khi ra viện, bệnh nhân sẽ được tiếp tục theo dõi sức khỏe thêm 14 ngày tiếp theo.

Mật độ người tham gia giao thông đông trở lại trên phố Đại Cồ Việt, trong thời gian giãn cách xã hội (ảnh chụp chiều 21/4/2020). - Sputnik Việt Nam
Covid-19 ở Việt Nam: Có tiếp tục cách ly xã hội?

Tính đến thời điểm hiện tại, trong 54 bệnh nhân nhiễm coronavirus ở TP.HCM hiện chỉ còn duy nhất bệnh nhân số 91, phi công người Anh của Vietnam Airlines hiện đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. 53 bệnh nhân khác đã khỏi bệnh.

Tại hai bệnh viện Dã Chiến Củ Chi và Bệnh viện Điều trị Covid-19 Cần Giờ đã không còn ca bệnh nào.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) thông tin cho biết, theo dõi 45 người nhiễm Covid-19 xuất viện sau khi điện trị và đã lấy mẫu 38 người (37 người âm tính, 1 người đang đợi kết quả). 7 người còn lại chờ đến ngày lấy mẫu xét nghiệm.

Cũng theo CDC TP.HCM, bắt đầu từ hôm nay, 23/4, sẽ ngưng lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc tại sân bay, nhà ga.

“Tính đến ngày 22.4, tổng số mẫu xét nghiệm sàng lọc đã lấy tại sân bay là 13.861 mẫu, nhà ga là 5.599 mẫu, khu lưu trú công nhân là 6.281 (chỉ mới phát hiện 1 ca dương tính khi lấy mẫu tại sân bay, đó là bệnh nhân 22 nhiễm Covid-19 điều trị tại Đà Nẵng về nước Anh qua sân bay Tân Sơn Nhất)”, HCDC cho hay.

Hiện, cả thành phố chỉ còn 52 người đang được cách ly tập trung, 155 người được theo dõi, cách ly tại nhà và khu lưu trú.

Việt Nam bỏ sót trường hợp phi công dương tính với coronavirus?

Chiều ngày 22/4, trong cuộc họp về công tác phòng chống dịch Covid-19 của Thường trực Chính phủ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã xuất hiện thông tin, Việt Nam để lọt một trường hợp phi công dương tính với nCoV.

© Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.
Hết cách ly xã hội, nhưng Việt Nam vẫn bỏ sót ca mắc Covid-19? - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.

Cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhắc nhở về việc Việt Nam để lọt một trường hợp phi công dương tính với SARS-CoV-2. Theo đó khi phi công khi đang trên đường bay đến Việt Nam, phía nước bạn là Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất mới thông báo về trường hợp dương tính trên.

“Các đồng chí Bộ Giao thông vận tải có nêu vấn đề phi công. Như các đồng chí biết, thì vừa qua, có lọt một ca. Nên đối với chỗ ở của phi công, buộc chúng ta phải chỉ định khách sạn để cách ly. Khách sạn nào thì Bộ Y tế và các địa phương chỉ định. Đảm bảo số người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam bắt buộc phải cách ly, có kiểm tra y tế”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết.

Bệnh nhân lên xe trở về nhà tại tỉnh Bắc Giang. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chỉ còn 52 ca mắc Covid-19 đang điều trị
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu, sau khi đại diện Bộ Giao thông vận tải có đề nghị. Theo đó, các khách sạn phải là 4 hoặc 5 sao theo đúng tiêu chuẩn quốc tế để các phi công cách ly.

Dù đã quyết định nới lỏng giãn cách xã hội, nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn chưa đồng ý cho nhập cảnh tự do, cho khách nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, yêu cầu kiểm soát tốt nguồn bệnh xâm nhập.

“Chúng ta có thể vui mừng, nhưng phải cảnh giác, vui mừng nhưng mà có bước đi, cách làm phù hợp, không thể ào ào được”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.

Đồng thời, mới đây Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn vừa ký ban hành văn bản số 3745 gửi UBND TP Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Du lịch, Công an TP Hà Nội về việc bố trí khách sạn phục vụ riêng tổ bay của các hãng hàng không nước ngoài đi, đến Việt Nam nhằm đảm bảo phòng chống lây nhiễm Covid-19.

Đại diện Bộ Y tế trao đổi với Thanh Niên về trường hợp bỏ sót ca dương tính với SARS-CoV-2 này cho biết, đây là phi công người Malaysia nhưng bay đến Việt Nam từ Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.

Được biết, phía nước bạn trước khi thực hiện chuyến bay, phi công có được lấy mẫu xét nghiệm. Tuy nhiên, khi người này đang điều khiển chuyến bay sang Việt Nam, cơ quan chức năng của UAE mới có kết quả phi công dương tính với SARS-CoV-2.

Đại diện Bộ Y tế cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin từ Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Việt Nam đã đưa phi công trên về khách sạn Pullman để cách ly, yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội lấy mẫu người này và toàn bộ số nhân viên khách sạn có tiếp xúc, kết quả cho thấy đều âm tính. Đó là lý do Việt Nam không công bố gì về trường hợp này. Hiện phi công trên đã trở về nước.

Phóng viên Minh Quyết, Ban Biên tập ảnh tác nghiệp trong khu cách ly của Viện Huyết học Truyền máu TƯ.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả hàng đầu thế giới

Liên quan đến vụ việc này, tối 22 tháng 4, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng đã giao Sở Y tế, Sở Du lịch có văn bản thông báo với Bộ Giao thông vận tải về việc Hà Nội bố trí 4 khách sạn 5 sao làm nơi ở cho các phi công khi đến Việt Nam. Các khách sạn sẽ được sử dụng để phi công cách ly và nghỉ ngơi là Daewoo, Pullman, Crowne Plaza và Pan Pacific.

Lãnh đạo TP.Hà Nội đồng thời cũng yêu cầu tất cả các phi công đến, đều phải lấy mẫu xét nghiệm nhanh, phải có xe đưa đón từ sân bay về khách sạn, phục vụ ăn uống đảm bảo đúng quy trình của Bộ Y tế, và không để những người này ra ngoài đi chơi.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các đơn vị y tế và các đơn vị liên quan trên địa bàn thực hiện tốt công tác kiểm dịch y tế và giám sát đi lại đối với tổ bay; bố trí lực lượng kiểm tra, theo dõi sức khỏe hàng ngày đối với tổ bay; thực hiện việc cách ly y tế và lấy mẫu xét nghiệm đối với các trường hợp có dấu hiệu sốt, ho, khó thở và thực hiện khử trùng phòng nghỉ, khách sạn theo quy định.

Việt Nam cần thêm số lượng lớn máy thở

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3152 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trước đề xuất của Bộ Y tế bổ sung thêm máy thở phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19.

Người dân tập thể dục vào cuối giờ chiều ngày 20/4 (ảnh chụp lúc 17h39p). - Sputnik Việt Nam
Việt Nam xem xét hạ nguy cơ dịch Covid-19

Tại Thông báo số 141 của Văn phòng Chính phủ kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về phương án sản xuất máy thở phục vụ phòng, chống dịch SARS-CoV-2 nêu rõ, trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh do chủng mới virus corona gây ra trên thế giới, việc đáp ứng đủ nhu cầu máy thở cho hoạt động khám chữa bệnh nhân là đặc biệt quan trọng và cần thiết, liên quan trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Tình hình hiện nay, khi dịch bệnh bùng phát mạnh, nhu cầu sử dụng máy thở tăng cao, khả năng đáp ứng máy thở sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, khả năng sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài cũng không đủ cung ứng nhu cầu các nước trên thế giới, gây khó khăn cho việc đặt mua máy thở của Việt Nam từ nước ngoài.

Bộ Y tế từng thống kê cho thấy, theo báo cáo của các bệnh viện trên cả nước, Việt Nam chỉ có khoảng 6000 máy thở/95,54 triệu dân. Số lượng này là quá ít nếu dịch bệnh bùng phát và sẽ là “đại họa” như khẳng định của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung khi nhận định tình hình máy thở ở thủ đô chỉ với 300 máy thở cho 8 triệu dân. Vừa qua, Bộ Y tế đã mua thêm 200 máy và đang tiến hành mua tiếp đợt 2. Tiểu ban hậu cần của Ban Chỉ đạo chống dịch quốc gia đã lên dự trù và đang tiến hành thương thảo để mua thêm máy thở, máy chụp X-quang, thiết bị theo dõi bệnh nhân từ nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, việc tăng cường, đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất máy thở trong nước có ảnh hưởng sống còn đến quá trình kiểm soát dịch bệnh ở nước ta.

Sau khi xem xét đề nghị của Bộ Y tế về kế hoạch, phương án sản xuất máy thở phục vụ phòng, chống dịch Covid-19, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Y tế căn cứ nhu cầu máy thở cho các kịch bản, đề xuất số lượng máy thở cần phải bổ sung thêm. Theo đó, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế làm việc với các đơn vị tài trợ và các đơn vị sản xuất để quyết định số lượng đặt hàng, mua theo đúng quy định.

Đồng chí Trịnh Đình Dũng biểu dương một số doanh nghiệp trong nước đã tích cực, khẩn trương nghiên cứu, sản xuất các trang thiết bị y tế phòng chống dịch như camera đo thân nhiệt từ xa, máy thở. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, cần nhanh chóng chuẩn bị đủ các trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh, đặc biệt là máy thở, sẵn sàng các phương án ứng phó, kể cả với tình huống xấu nhất khi dịch bùng phát mạnh, lây lan nhanh.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc. - Sputnik Việt Nam
Quốc hội bàn đại sự thời Covid-19: Lập Bộ Thanh niên, phê chuẩn EVFTA, Luật PPP

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế rà soát lại toàn bộ số lượng các loại máy thở hiện đang sử dụng và dự trữ, đồng thời đánh giá đầy đủ nhu cầu máy thở cho các kịch bản và xây dựng kế hoạch huy động, đặt hàng sản xuất mới.

“Bộ Y tế chủ động phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất máy thở trong nước để chủ động trong nghiên cứu và sản xuất, nghiên cứu kiến nghị của các doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ sản xuất máy thở trong nước như ban hành tiêu chuẩn về máy thở, hỗ trợ thiết bị đo lường, thực hiện thủ tục thông quan và miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu để sản xuất máy thở”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu rõ.

Ngoài ra, một mục tiêu cực kỳ quan trọng nữa đó chính là đẩy mạnh sản xuất máy thở ở Việt Nam. Theo đó, đồng chí Trịnh Đình Dũng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, cơ quan liên quan tổ chức kiểm định, đánh giá thử nghiệm máy thở sản xuất trong nước để có thể đưa ra sử dụng kịp thời, góp phần vào việc phòng, chống dịch bệnh SARS-CoV-2.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đề nghị Bộ Y tế tiến hành công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ nhân lực sử dụng, vận hành máy thở, chủ động phương án cung ứng các nguyên liệu, phụ tùng thay thế trong quá trình sử dụng máy thở đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bác sĩ và bệnh nhân.

Việt Nam tích cực hợp tác chia sẻ thông tin, kinh nghiệm chống Covid-19

Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin cho biết, chiều 22/4, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã có buổi điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao, Liên minh châu Âu và Hợp tác Tây Ban Nha, bà Arancha Gonzalez Laya để trao đổi về hợp tác trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến khó lường.

© Ảnh : TTXVNPTT, BTNG Phạm Bình Minh điện đàm với BTNG, EU và Hợp tác Tây Ban Nha
Hết cách ly xã hội, nhưng Việt Nam vẫn bỏ sót ca mắc Covid-19? - Sputnik Việt Nam
PTT, BTNG Phạm Bình Minh điện đàm với BTNG, EU và Hợp tác Tây Ban Nha

Trong cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu rõ, Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 hiện đang tích hợp tác và sẵn sàng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm với các đối tác để phòng, chống và đẩy lùi dịch bệnh.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng thông tin với Bộ trưởng Ngoại giao, Liên minh châu Âu và Hợp tác Tây Ban Nha Arancha Gonzalez Laya về tình hình chống dịch Covid-19 của Việt Nam, các biện pháp quyết liệt và sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam thực hiện nhiệm vụ “kép” – vừa ưu tiên kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh, vừa tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế, bảo đảm duy trì tăng trưởng giai đoạn hậu Covid-19.

Xét nghiệm nhanh vi rút SARS - CoV-2 cho tiểu thương chợ đầu mối. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thử nghiệm vắc-xin ngừa lao để chống Covid-19?
Trao đổi với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao, Liên minh châu Âu và Hợp tác Tây Ban Nha Arancha Gonzalez Laya cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã trao tặng Tây Ban Nha 110.000 khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn.

Bà Arancha Gonzalez Laya đánh giá cao các biện pháp mạnh mẽ, chủ động mà Việt Nam áp dụng cũng như vai trò tích cực và các đề xuất của Việt Nam về vấn đề này trên các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao, Liên minh châu Âu và Hợp tác Tây Ban Nha mong muốn hai bên phối hợp chặt chẽ, thiết lập kênh hợp tác trong cuộc chiến chống Covid-19.

Bà Arancha Gonzalez Laya và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định tăng cường quan hệ chiến lược, nhất trí phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương, quốc tế và các vấn đề cùng quan tâm trong năm Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đông Bảo an Liên hợp quốc.

© SputnikKhẩu trang y tế: Hướng dẫn sử dụng
Hết cách ly xã hội, nhưng Việt Nam vẫn bỏ sót ca mắc Covid-19? - Sputnik Việt Nam
Khẩu trang y tế: Hướng dẫn sử dụng
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала