Khi nào Việt Nam có vắc-xin chống Covid-19?

© REUTERS / Bing GuanThử nghiệm vắc-xin chống Covid-19
Thử nghiệm vắc-xin chống Covid-19 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam bước đầu thử nghiệm thành công vắc-xin chống Covid-19. Cụ thể, Công ty TNHH MTV Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH – Bộ Y tế) đang là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu thành công và phát triển vắc-xin ngừa Covid-19 đang thử nghiệm trên chuột cho kết quả khả quan.

Sáng nay ngày 7 tháng 5, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 mới. Đồng thời, hiện cũng chỉ còn 17 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, 22 ca đã âm tính ít nhất 1 lần với coronavirus.

Phát biểu tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống Covid-19 sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cho phép mở các dịch vụ kinh doanh không thiết yếu được hoạt động trở lại bình thường, trừ vũ trường và karaoke. Đồng thời cũng không còn tình trạng giãn cách trường học với những quy định cứng nhắc.

Việt Nam còn 17 trường hợp dương tính với coronavirus, phi công người Anh vẫn nguy kịch

Theo Bộ Y tế Việt Nam cho biết, sáng 7/5, cả nước không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới, như vậy kể từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 7/5 Việt Nam đã bước vào ngày thứ 21 không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Thực hiện khử khuẩn xe chở các công dân sau khi hoàn thành nhiệm vụ.  - Sputnik Việt Nam
Điểm cốt tử chống Covid-19 ở Việt Nam

Hiện tại, trong số 39 bệnh nhân mắc coronavirus còn lại đang điều trị tại các cơ sở y tế tuyến Trung ương và tuyến huyện, Việt Nam chỉ còn 17 trường hợp xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Ngoài ra, có 16 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus corona chủng mới và 6 bệnh nhân đã âm tính ít nhất 2 lần trở lên với nCoV.

Đáng chú ý, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 20.942. Trong đó, số ca nghi nhiễm đang được cách ly tập trung ở bệnh viện là 169. Tập trung tại nhà, cơ sở lưu trú là 14.304 và tại các cơ sở khác là 6.469 người.

Về tình hình điều trị, Bộ Y tế cho biết, hiện 232/271 bệnh nhân mắc Covid-19 ở Việt Nam đã được chữa khỏi (86% tổng số ca bệnh). Ngoài 3 trường hợp nặng, còn lại 36 bệnh nhân khác đều có tình trạng sức khỏe ổn định.

Về các ca bệnh nặng, Tiểu Ban Điều trị cho biết, sức khoẻ của các bệnh nhân bệnh nhân số 161 và bệnh nhân số 20 (bác ruột của bệnh nhân số 17) hiện đang tiến triển tốt lên. Cả hai bệnh nhân này hiện đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

Riêng bệnh nhân 91 là nam phi công người Anh đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh hiện vẫn đang trong tình trạng rất nguy kịch.

GS-TSKH Nguyễn Quốc Sỹ trong quá trình chế tạo Hệ thống khử khuẩn công nghệ plasma - Sputnik Việt Nam
Hệ thống khử khuẩn công nghệ plasma – “vũ khí” mới trong cuộc chiến chống đại dịch “COVID-19”

Theo Sở Y tế TP.HCM, các bác sĩ cho biết, hiện bệnh nhân hiện nằm yên, dùng thuốc an thần, không sốt, tràn khí màng phổi phải, chảy máu nơi ống dẫn lưu màng phổi lượng 300ml, màu hồng lợt. Xét nghiệm SARS-CoV-2 gần đây nhất cho kết quả âm tính.

“Từ thời điểm nhập viện đến nay, bệnh nhân đã ở ngày thứ 50 trong quá trình điều trị, trong đó có 31 ngày điều trị ECMO, tình trạng bệnh liên tục có diễn tiến nặng, đe dọa tính mạng”, Bộ Y tế cho hay.

Hiện tại, các bác sĩ chưa thể nhận định được khả năng phục hồi của bệnh nhân số 91, nhưng sẽ làm tất cả để nỗ lực giữ được tính mạng người bệnh. Nhờ có sự shỗ trợ chuyên môn từ Bộ Y tế, bệnh nhân số 91 đang được Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới và Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp điều trị bằng các kỹ thuật hiện đại nhất gồm ECMO, thở máy, lọc máu.

Việt Nam bước đầu thử nghiệm thành công vắc-xin chống Covid-19

Nhân viên bảo vệ đo nhiệt độ khách hàng tại lối vào một siêu thị ở thành phố nghỉ mát Nha Trang, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chỉ còn 39 ca mắc Covid-19 đang được điều trị
Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đang chạy đua tìm kiếm vắc- xin phòng chống Covid-19, Việt Nam hiện cũng đang trong giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển loại vắc-xin này.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Một thành viên (MTV) Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH – Bộ Y tế) đang là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu thành công và phát triển vắc-xin ngừa Covid-19. Đại diện doanh nghiệp này khẳng định, hiện đã tròn 10 ngày tiêm vắc-xin thử nghiệm trên chuột, cho những tín hiệu khả quan.

TS Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch VABIOTECH, chia sẻ trên Zing cho biết nhiều thông tin chi tiết liên quan đến quá trình nghiên cứu vắc-xin, phát triển và thử nghiệm trên chuột bước đầu cho kết quả hết sức đáng mừng.

© Ảnh : Bộ Y tế cung cấpKỹ thuật viên đang nghiên cứu chế tạo vaccine Covid-19 của Việt Nam.
Khi nào Việt Nam có vắc-xin chống Covid-19? - Sputnik Việt Nam
Kỹ thuật viên đang nghiên cứu chế tạo vaccine Covid-19 của Việt Nam.
“Cùng với việc bước đầu phát triển thành công dự tuyển vắc-xin phòng Covid -19 ở quy mô phòng thí nghiệm, dự tuyển vắc-xin đã được tiêm thử nghiệm trên chuột, đánh giá khả năng sinh kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2”, TS Đỗ Tuấn Đạt cho hay.

Theo TS Đỗ Tuấn Đạt, ngay từ cuối tháng 1 năm 2020, ngay thời điểm dịch bệnh bắt đầu bùng phát rất mạnh ở Vũ Hán, sau khi có trình tự gen từ các nhà khoa học Vũ Hán công bố, công ty VABIOTECH đã nhanh chóng hợp tác cùng Đại học Bristol - Anh để nghiên cứu vắc xin phòng virus SARS-CoV-2 dựa trên công nghệ vector virus. Đối với việc việc phát triển vắc-xin, có nhiều lựa chọn khác nhau với các công nghệ như vector virus, tổng hợp gene DNA và RNA.

Bãi biển đóng cửa ở Nha Trang, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đã tròn 16 ngày không phát hiện ca mắc Covid-19 trong cộng đồng

Theo Chủ tịch của VABIOTECH chia sẻ trên Zing, công nghệ vector virus là hệ thống được cài đặt một hoặc nhiều vùng gene mã hóa vùng kháng nguyên mong muốn. Khi tiêm chủng, kháng nguyên protein sẽ được biểu hiện tương tác với vật chủ để tạo ra đáp ứng miễn dịch phòng tác nhân đích gây bệnh. Bước đầu tiên, phải kiểm tra được đoạn gene mình đã cài đặt có tính kháng nguyên hay không.

“Chúng tôi đã sử dụng động vật, tức chuột để làm mô hình đánh giá đầu tiên, xem chuột có đáp ứng miễn dịch, có sinh kháng thể hay không. Từ đó, mới tiếp tục những bước nghiên cứu tiếp theo”, TS. Đỗ Tuấn Đạt thông tin.

Theo đại diện Công ty TNHH MTV Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 (Bộ Y tế), đây mới chỉ là bước đầu tiên, và Việt Nam mới chỉ thử nghiệm sinh phẩm này để tiêm cho chuột.

“Đến nay là 11 ngày. Đàn chuột khỏe mạnh, tiếp tục theo dõi các đáp ứng miễn dịch trong giai đoạn 1, có thể nói là thành công bước đầu của nghiên cứu”, TS. Đạt cho biết.

Theo Chủ tịch VABIOTECH, dự kiến, chuột có thể được đánh giá theo từng đợt. Giai đoạn đầu tiên có thể sau 14-15 ngày sẽ lấy máu lần đầu, sau đó khoảng 28 ngày lấy máu lần 2. Chúng cần được theo dõi đáp ứng miễn dịch ở từng thời điểm. Thực ra quá trình này phải theo dõi theo từng ngày, để xem đáp ứng miễn dịch đến sớm hay muộn.

“Điều đầu tiên chúng tôi mong muốn là kháng nguyên của chủng vắc-xin của mình hoạt động tốt, tức có đáp ứng miễn dịch, sau đó, sẽ xây dựng các bước như quy trình sản xuất. Quy trình sản xuất rất quan trọng, làm thế nào để sản xuất ổn định được các kháng nguyên này ở các quy mô khác nhau”, đại diện VIBIOTECH nhấn mạnh.

Tiếp đến, theo TS. Đỗ Tuấn Đạt chính là việc sản xuất ra loại vắc-xin dự tuyển thực sự để có thể đánh giá sâu hơn trên động vật không chỉ đáp ứng miễn dịch mà cả khả năng bảo vệ trước những virus xâm nhập. Và cuối cùng là việc chuẩn bị các hồ sơ để đánh giá trên người ở nhóm nhỏ và nhóm lớn.

Mọi người giữ khoảng cách xã hội trên một con phố ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Bãi nhiệm chức danh Phó Chủ tịch HĐND huyện vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19

Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm vắc-xin chống Covid-19 ở Việt Nam, TS. Đỗ Tuấn Đạt nhấn mạnh, VABIOTECH đã tiếp nhận một công nghệ hoàn toàn mới, chưa từng có ở Việt Nam.

Đối với vắc-xin chống Covid-19 cũng như các đại dịch khác, các nhà khoa học trên thế giới cũng tìm công nghệ mới chứ không phải công nghệ sẵn có. Đồng thời, trong quá trình hợp tác với Đại học Bristol, thời điểm các chuyên gia của VABIOTECH sang thì dịch ở Anh chưa bùng phát, sau đó, lại bùng phát rất nhanh và bị ảnh hưởng nặng nề.

“Các chuyên gia của chúng tôi rất nhanh phải về nước, chỉ kịp có được chủng vắc-xin rồi về ngay, không có đủ thời gian để tiến hành thêm các nghiên cứu chuyên sâu ở bên đó. Hiện nay, hai bên chủ yếu trao đổi trực tuyến với nhau nên hạn chế trong tiếp cận và đánh giá sâu hơn về vắc-xin”, TS. Tuấn cho hay.

Theo chia sẻ của vị chuyên gia, ở Việt Nam hiện nay, Bộ Khoa học Công nghệ cũng có 4 đơn vị tham gia nghiên cứu vắc-xin, tuy nhiên, Công ty TNHH MTV Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 là đơn vị đầu tiên thử trên chuột.

Tuy nhiên, dù có được những thành công bước đầu, nhưng để nói chắc chắn khi nào vắc-xin chống Covid-19 Made in Vietnam sẽ ra đời thực sự là câu hỏi khó đối với các nhà nghiên cứu. Theo TS. Đỗ Tuấn Đạt, sản xuất khác hẳn nghiên cứu. Sản xuất đòi hỏi cả quá trình. Trước khi sản xuất để tiêm sang người, vắc-xin đòi hỏi phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Ngoài việc mình có một ứng cử viên tốt cho vắc-xin, sản xuất được vắc-xin đó hay không cũng là một câu hỏi lớn.

“Với kinh nghiệm chúng tôi có thì nhanh nhất cũng phải 8-9 tháng nữa mới có được ứng viên vắc-xin để thành một vắc-xin hoàn chỉnh để thử nghiệm trên động vật trước rồi sau đó mới sang người. Chúng tôi cũng mong muốn rút ngắn được thời gian này và đang nỗ lực vì điều đó”, TS. Đỗ Tuấn Đạt khẳng định.

Việt Nam mở lại các dịch vụ không thiết yếu, thông quan hàng hóa, khôi phục du lịch

Nhân viên y tế đo nhiệt độ người dân địa phương ở lối vào bệnh viện tại thành phố nghỉ mát Nha Trang, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận ca mắc Covid-19 thứ 271
Sáng 7 tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với nhiều nội dung quan trọng.

Theo đó, 21 ngày qua Việt Nam không có ca nhiễm coronavirus mới trong cộng đồng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, cả nước ở tình trạng nguy cơ thấp, đây là điều đáng mừng. Tuy vậy, tình hình dịch bệnh trên thế giới, khu vực châu Á, Đông Nam Á diễn biến phức tạp nên Việt Nam vẫn phải thận trọng.

Nhắc lại một số vụ việc vi phạm nghiêm trọng về quản lý tài chính, chi tiêu phòng dịch tại một số địa phương, Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn sự vi phạm và đảm bảo giám sát chi tiêu quản lý kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

“Các đồng chí phải tự kiểm tra, tự khắc phục, nếu có dấu hiệu vi phạm thì không được bao che, không được để tài sản nhà nước mất mát”, Thủ tướng Việt Nam lưu ý.

Người đứng đầu Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan chuẩn bị các nội dung để tổng kết công tác phòng, chống dịch, có hình thức khen thưởng kịp thời, xứng đáng và đầy đủ các cá nhân, tập thể thuộc nhiều cơ quan, tổ chức đóng góp vào thành tích chung.

Với những thành công đã đạt được, Thủ tướng mong muốn tiếp tục duy trì thành tích trong ngăn ngừa, phòng, chống Covid-19, không để sự cố xảy ra. Cần khẩn trương khắc phục hậu quả dịch bệnh để phát triển kinh tế đất nước, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống người dân.

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.
Khi nào Việt Nam có vắc-xin chống Covid-19? - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Ban Chỉ đạo quốc gia và các địa phương, các bộ, ngành, đặc biệt là ngành y tế, đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống Covid-19.

“Mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp xác lập tình trạng bình thường mới trong cuộc sống và các hoạt động kinh tế-xã hội để dần trở lại bình thường. Đẩy mạnh phục hồi kinh tế, xây dựng đất nước là nhiệm vụ ưu tiên quan trọng, cần tập trung ở mọi cấp, mọi ngành. Nhưng cũng không được chủ quan, coi thường dịch bệnh Covid-19”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết.

Hiện nay, Việt Nam đang có 131 ca nhiễm coronavirus từ nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, bằng mọi biện pháp, tiếp tục thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch xâm nhập. Nếu có người ở nước ngoài về, đều phải cách ly tập trung 14 ngày, trừ trường hợp chuyên gia, công nhân lành nghề, nhà đầu tư thì có phương thức cách ly tại chỗ phù hợp.

“Tuyệt đối không để người nhập cảnh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Sẵn sàng ứng phó khi có trường hợp dương tính trong cộng đồng”, Thủ tướng Việt Nam chỉ đạo.

Theo đó, Ban chỉ đạo các cấp duy trì nhóm phản ứng nhanh, dự báo và thu thập dữ liệu để phát hiện nhanh nhất các trường hợp dương tính, các trường hợp tiếp xúc gần, kịp thời khoanh vùng, cách ly, dập dịch như thời gian qua đã triển khai rất tốt.

Đặc biệt, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu, cần thực hiện các biện pháp bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng và trên phương tiện hành khách công cộng đông người, rửa tay, bảo đảm vệ sinh cá nhân khi tiếp xúc ở nơi đông người.

Mọi người giữ khoảng cách để phòng chống virus coronavirus tại gạo miễn phí tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Pháp hỗ trợ hơn 2 triệu USD cho Việt Nam và 4 nước ASEAN khác chống dịch Covid-19

Trước thực trạng phản ánh những bất cập trong nhiều ngày qua khi học sinh đến trường phải mang mũ chắn giọt bắn, khẩu trang, khó khăn trong học tập và sinh hoạt trong lớp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, không bắt buộc học sinh đeo khẩu trang trong lớp học, giữ vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay.

Một yếu tố cực kỳ quan trọng đó chính là phải định kỳ mở cửa sổ, cửa chính để thông thoáng khí. Nhà trường tăng cường các biện pháp lau khử khuẩn bề mặt, vệ sinh phòng, lớp học, nhà vệ sinh, không bắt buộc thực hiện giãn cách trong lớp học. Ngành giáo dục, các địa phương có kế hoạch tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT, bảo đảm trung thực, khách quan.

Trong phần phát biểu kết luận họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống Covid-19, Thủ tướng Việt Nam cũng cho phép mở các dịch vụ kinh doanh dịch vụ không thiết yếu được mở cửa trở lại bình thường, trừ vũ trường và karaoke, và phải đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch bệnh (đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đồng ý bỏ giới hạn về số chỗ trên các phương tiện giao thông công cộng (máy bay, xe khách, tàu hỏa, tàu thủy) nhưng yêu cầu bắt buộc hành khách đeo khẩu trang.

Cho phép tổ chức một số hoạt động thể thao, sự kiện tập trung đông người khuyến cáo đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn.

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu, Bộ y tế tiếp tục kiện toàn năng lực cho các phòng xét nghiệm xác định Covid-19, đảm bảo đầy đủ các điều kiện cần thiết phục vụ xét nghiệm. Tiếp tục theo dõi, cập nhật tình hình dịch bệnh và các kỹ thuật/sinh phẩm chẩn đoán trên thế giới và tại Việt Nam để điều chỉnh hoạt động xét nghiệm phù hợp với công tác phòng, chống dịch.

“Tiếp tục nghiên cứu phác đồ điều trị, xây dựng các hướng dẫn và tập huấn cho y tế cơ sở để thực hiện theo dõi, giám sát sức khỏe cho người dân tại cộng đồng và hướng dẫn xử trí khi có các trường hợp nghi ngờ hoặc dương tính”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.

Đối với vấn đề thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu phụ trên tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý cho phép mở lại một số cửa khẩu phụ, lối mở theo đề xuất của tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Daniel J. Kritenbrink - Sputnik Việt Nam
Đại sứ Hoa Kỳ thông tin về gói hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam giảm thiểu tác động của Covid-19

Đối với các cửa khẩu phụ, lối mở khác, Thủ tướng cho phép UBND các tỉnh biên giới căn cứ tình hình thực tế của địa phương, cân nhắc cẩn trọng, kỹ lưỡng để chủ động mở lại cửa khẩu phụ, lối mở trên địa bàn theo nguyên tắc mà Nghị định 112 đã quy định, bảo đảm quy trình kiểm soát phòng, chống dịch bệnh.

“Chỉ khôi phục lại các cửa khẩu phụ, lối mở có lưu lượng hàng hóa lớn, đặc biệt là hàng nông sản, thủy sản, hải sản xuất khẩu của nước ta và hàng nguyên liệu cấp thiết cho sản xuất trong nước”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Thời gian qua, ngành du lịch của Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, do đó, Thủ tướng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm có hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch truyền thông các điểm đến an toàn với những việc làm cụ thể, thiết thực, đẩy mạnh du lịch nội địa, nhất là mùa hè hiện nay.

Đồng thời, các Bộ, Ngành, cơ quan hữu quan cũng sẽ chủ động tổ chức thị trường và chuẩn bị phương án tái khởi động thị trường du lịch quốc tế vào thời điểm thích hợp khi dịch bệnh đã dần ổn định và được kiểm soát tốt.

© SputnikChẳng thể «tay không bắt giặc» Covid-19: Coronavirus sợ cái gì?
Khi nào Việt Nam có vắc-xin chống Covid-19? - Sputnik Việt Nam
Chẳng thể «tay không bắt giặc» Covid-19: Coronavirus sợ cái gì?
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала