Vì sao Thủ tướng Việt Nam khuyến khích kết hôn trước 30 tuổi và sớm có con?

CC0 / / Lễ cưới
Lễ cưới - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mới đây, trên cơ sở đề nghị của Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030, theo đó khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi và phụ nữ sinh con thứ hai trước 35 tuổi.

Mục tiêu chính của chính sách trên là duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, nhằm tăng mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh thấp, giảm mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh cao, đồng thời góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước.

Vì sao Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khuyến khích thanh niên kết hôn trước 30 tuổi và sớm sinh con?

Trong quyết định trên, một trong những điểm đang thu hút sự chú ý của dư luận, nhất là giới trẻ, là khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi và phụ nữ sinh con thứ hai trước 35 tuổi. Nhiều ý kiến cho rằng, việc khuyến khích này hoàn toàn có căn cứ khoa học, góp phần mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe thể chất cũng như tinh thần cho các cặp đôi, giúp nâng cao chất lượng dân số và gia tăng hạnh phúc của mỗi gia đình.

Cảnh sát ở Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Nhật Bản bắt giữ nhà sư Việt Nam nghi kết hôn giả để ở lại lưu trú

Theo ý kiến của BS Mai Xuân Phương - Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông – Giáo dục (Tổng cục Dân số, Bộ Y tế), nếu kết hôn quá sớm, các cặp đôi có thể khó tìm được người thực sự phù hợp với mình do suy nghĩ còn chưa đủ độ “chín”. Tuy nhiên, kết hôn muộn cũng không phải hay, vì nó liên quan đến các yếu tố về độ tuổi sinh sản tốt nhất của người phụ nữ.

Theo đó, nhiều nghiên cứu đã cho thấy, độ tuổi tốt nhất để sinh con của phụ nữ là trong khoảng từ 20 đến dưới 35 tuổi. Các chuyên gia cho biết, khả năng sinh sản của phụ nữ thay đổi theo độ tuổi. Cụ thể, phụ nữ dễ thụ thai nhất ở độ tuổi 20-24. Sau đó, khả năng thụ thai giảm dần, và giảm mạnh sau tuổi 35. Kể từ tuổi 45 trở đi, không nhiều phụ nữ có thể mang thai một cách tự nhiên.

© Ảnh : aFamilySinh con
Vì sao Thủ tướng Việt Nam khuyến khích kết hôn trước 30 tuổi và sớm có con? - Sputnik Việt Nam
Sinh con

Do đó, nếu xét về khả năng thụ thai thì độ tuổi 20-24 là tốt nhất. Tuy nhiên, về mặt chăm sóc con cái sau sinh thì phụ nữ từ 25-34 tuổi thuận lợi hơn do đã ổn định hơn về tâm lý, tài chính và những vấn đề khác. Vì vậy, các bác sĩ thường tư vấn phụ nữ nên sinh con ở độ tuổi 20-34.

Ngoài ra, việc phụ nữ kết hôn và sinh con muộn sẽ phải đối diện với nhiều nguy cơ gặp biến chứng trong thai kỳ. Ví dụ như, phụ nữ lớn tuổi thường gặp nhiều vấn đề bệnh lý hơn so với phụ nữ trẻ như huyết áp cao, điều dễ dẫn tới nguy cơ tiền sản giật. Bên cạnh đó, nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cũng gia tăng theo tuổi, gây ra rất nhiều biến chứng đe dọa trực tiếp đến tính mạng người mẹ và sức khỏe của thai nhi.

Không những thế, phụ nữ mang thai muộn dễ có nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh do thiếu, thừa hay tổn thương nhiễm sắc thể. Nghiên cứu cho thấy, nếu người mẹ 25 tuổi thì tỷ lệ sinh con bị bệnh Down chỉ là 1/1250; đến 30 tuổi, tỷ lệ này là 1/952; từ 35 tuổi trở lên là 1/378 và thậm chí là 1/30 khi phụ nữ trên 45 tuổi mới sinh con. Do đó, giới chuyên môn khuyến nghị không nên sinh con sau 35 tuổi để hạn chế nguy cơ rủi ro không đáng có với trẻ.

Gia đình châu á - Sputnik Việt Nam
Tại sao đàn ông cần sinh con khi còn trẻ?

BS Mai Xuân Phương cũng cho biết, việc kết hôn ở độ tuổi phù hợp sẽ có lợi về mặt tâm lý, tình cảm và cuộc sống hôn nhân. Nghiên cứu của TS Nicholas H. Wolfinge, giáo sư xã hội học tại Đại học Utah (Hoa Kỳ) chỉ ra rằng, giữa tuổi kết hôn và ly hôn tồn tại một mối quan hệ theo đồ thị hình chữ U.

Cụ thể, điểm dưới cùng của đường cong hình chữ U này là từ 28-32 tuổi. Khi kết hôn vào độ tuổi này, nguy cơ ly hôn, chia tay của cặp đôi là thấp nhất. Trong khi đó, nếu kết hôn trước hoặc muộn hơn tuổi này, nguy cơ chia tay trong tương lai sẽ tăng dần. Nếu sau 32 tuổi mới kết hôn, nguy cơ ly hôn sẽ tăng khoảng 5% mỗi năm.

Nghiên cứu cho thấy, những thanh niên ở độ tuổi 28-32 tuổi có nhận thức rõ ràng về việc lựa chọn bạn đời. Khi đó, quan điểm sống của họ trưởng thành hơn và họ cũng có thể giải quyết một cách hợp lý hơn các vấn đề trong hôn nhân, cũng như có ý thức trách nhiệm trong việc chăm sóc con cái và khả năng chịu đựng cao hơn trong cuộc sống gia đình sau này. Ở độ tuổi này, các cặp đôi ít bị bốc đồng hơn. Nhờ đó, họ dễ dàng xử lý các mối quan hệ gia đình sau hôn nhân.

Các chuyên gia cũng khuyên các cặp đôi nên đi khám sức khỏe trước hôn nhân. Điều này sẽ giúp những bạn trẻ chuẩn bị kết hôn có thể bước vào đời sống vợ chồng một cách tự tin với lối sống tình dục an toàn, sẵn sàng chào đón một em bé khỏe mạnh, cũng như giúp phát hiện và điều trị sớm (nếu có) những bệnh tật có thể ảnh hưởng đến vấn đề tình dục, mang thai, sinh con sau này.

Việc tư vấn và thăm khám sức khỏe trước hôn nhân bao gồm khám sức khỏe tổng thể và khám sức khỏe sinh sản. Qua đó, các cặp đôi có thể phát hiện và điều trị sớm một số bệnh như viêm gan B, HIV hay các bệnh di truyền, bệnh liên kết giới, bệnh tim, bệnh về đường sinh dục...

Vì sao Bộ Y tế khuyến khích thanh niên kết hôn trước tuổi 30?

Trả lời phỏng vấn VnExpress về lý do khuyến khích thanh niên kết hôn sớm trước tuổi 30, bà Đặng Quỳnh Thư, Vụ trưởng Quy mô dân số - Kế hoạch hoá gia đình (Bộ Y tế) cho biết, nhiều năm nay, các quan điểm và giải pháp của Việt Nam đều nhằm thực hiện mục tiêu giảm mức sinh, giảm tỷ lệ gia tăng dân số.

Em bé sơ sinh - Sputnik Việt Nam
Một phụ nữ sinh con trong trạng thái hôn mê vì coronavirus

Tuy nhiên, hiện đã nhiều chuyên gia cảnh báo về nguy cơ già hóa dân số, thiếu hụt lao động ở Việt Nam trong thời gian tới. Chính vì lẽ đó, Bộ Y tế nhận thấy cần sớm can thiệp để duy trì càng lâu càng tốt mức sinh thay thế trên cả nước.

“Mức sinh thay thế là mỗi phụ nữ có trung bình 2,1 con, vì theo quy luật tự nhiên và tính trên phạm vi rộng, trong 2 con sẽ có một con gái để thay thế mẹ thực hiện chức năng sinh đẻ. Hơn 10 năm qua, Việt Nam duy trì được mức sinh thay thế, tuy nhiên cần có giải pháp để tránh nguy cơ trong tương lai, tỷ suất sinh (số con sinh ra tính bình quân mỗi phụ nữ) sẽ giảm nhiều, không duy trì được mức sinh thay thế”, bà Thư cho hay.

Vụ trưởng Quy mô dân số - Kế hoạch hoá gia đình cũng nhấn mạnh, Việt Nam đang có sự chênh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng. Ở một số đô thị, nơi có điều kiện kinh tế phát triển đã ghi nhận xu hướng không muốn hoặc sinh rất ít con. Cụ thể, Hà Nội, Hải Phòng... duy trì được mức sinh thay thế, trong khi nhiều tỉnh phía Bắc, miền Trung mức sinh cao. Trong khi đó, TP HCM, Đà Nẵng, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ... lại có mức sinh thấp.

© Ảnh : Viết Tuân/VnExpressBà Đặng Quỳnh Thư, vụ trưởng Quy mô dân số - Kế hoạch hoá gia đình.
Vì sao Thủ tướng Việt Nam khuyến khích kết hôn trước 30 tuổi và sớm có con? - Sputnik Việt Nam
Bà Đặng Quỳnh Thư, vụ trưởng Quy mô dân số - Kế hoạch hoá gia đình.
“Chúng tôi đã chia các địa phương thành ba nhóm: 21 tỉnh, thành phố mức sinh thấp (phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có dưới 2 con); 33 địa phương mức sinh cao (mỗi phụ nữ trên 2,2 con); 9 địa phương đạt mức sinh thay thế (từ 2 đến 2,2 con). Nhóm mức sinh cao đặt mục tiêu giảm 10% tổng tỷ suất sinh; nhóm mức sinh thấp sẽ tăng 10%; nhóm đạt mức sinh thay thế tiếp tục duy trì kết quả”, bà Thư thông tin.

Liên quan đến quyết định khuyến khích thanh niên kết hôn trước tuổi 30, bà Thư cho biết điều này nằm trong bối cảnh cụ thể là chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp đến năm 2030 và chỉ áp dụng ở vùng mức sinh thấp. Đây chỉ là khuyến nghị và mỗi công dân đều có quyền lựa chọn quyết định của mình.

Em bé - Sputnik Việt Nam
Các nhà khoa học: Sinh con kéo dài sự trẻ trung của não bộ

Theo thống kê kết quả điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình hàng năm về nhân khẩu học, cơ quan chức năng nhận thấy thực tế là địa phương mức sinh cao thì độ tuổi kết hôn và sinh con sớm, từ 20 đến 24 tuổi. Trong khi đó, nơi nào có mức sinh thấp hoặc rất thấp thì thanh niên có xu hướng kết hôn muộn, sinh con muộn, từ 25 đến 29 tuổi.

Bà Thư cho hay, việc phụ nữ sinh con trước 30 tuổi sẽ rất tốt cho cả mẹ và bé. Trong khi đó, sinh con muộn dễ gặp nguy cơ rủi ro. Do đó, nếu phụ nữ 30 tuổi mới sinh con thứ nhất thì thường 5 năm sau mới sinh con thứ hai; còn sau 30 tuổi mới sinh con thứ nhất thì cũng sau 5 năm mới sinh con thứ hai, lứa tuổi này không tốt cho mẹ và con.

“Vì vậy, chúng tôi khuyến khích thanh niên kết hôn trước 30 tuổi; phụ nữ sinh con thứ hai trước tuổi 35. Mục đích là thanh niên trước tuổi 30 kết hôn, sau đó sẽ sinh con, để vừa đảm bảo sức khỏe, vừa góp phần tăng tỷ suất sinh ở những nơi có mức sinh thấp. Trong xã hội hiện đại, nhiều người độc thân vẫn có con, nhưng số lượng không phổ biến nên chúng tôi không đưa vào chương trình”, bà Thư lý giải.

Liên quan đến việc thí điểm khuyến khích thanh niên kết hôn trước tuổi 30 cũng như mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con, Vụ trưởng Quy mô dân số - Kế hoạch hoá gia đình cho hay tại các vùng có mức sinh thấp, sẽ bãi bỏ quy định của tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị, cộng đồng liên quan đến mục tiêu giảm sinh, tiêu chí giảm sinh con thứ ba trở lên. Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa người dân hoặc cán bộ, đảng viên được khuyến khích sinh con thứ ba.

“Chẳng hạn trước đây nhiều địa phương thường đặt tiêu chí về dân số kế hoạch hóa gia đình là các thôn, xã, làng bản, huyện... không có người sinh con thứ ba trở lên. Từ nay, những tiêu chí này cần được bỏ để không tạo tâm lý cho người dân rằng nhà chức trách đang thực hiện chính sách giảm sinh. Mục đích của chính sách này là nâng mức sinh, hay nói cách khác là điều chỉnh chính sách từ khuyến khích giảm sinh sang duy trì mức sinh thay thế. Mỗi phụ nữ có trung bình 2,1 con”, bà Đặng Quỳnh Thư cho biết.

Cùng với đó, các địa phương sẽ thí điểm chính sách khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con. Những chính sách này có thể kể đến như: hỗ trợ mua nhà ở xã hội, thuê nhà, ưu tiên vào trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em, xây dựng kinh tế gia đình. Đối với những người không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn, sẽ tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng.

Giao thông trên đường phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Dân số Việt Nam sẽ là 104 triệu người vào năm 2030

Chính phủ sẽ giao các địa phương phân tích thực tế để thí điểm các biện pháp trên sao cho phù hợp. Sau khi hoàn thành thí điểm, cơ quan chức năng sẽ đánh giá để đưa ra những quyết sách chính thức.

“Tôi nhấn mạnh là những chính sách này chỉ áp dụng ở nơi có mức sinh thấp, không phải trên toàn quốc. Địa phương có mức sinh cao tiếp tục vận động người dân không kết hôn và sinh con quá sớm, không sinh quá dày, nhiều con. Khẩu hiệu vẫn là "dừng lại ở hai con để nuôi, dạy cho tốt". Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ hướng dẫn các tỉnh, thành triển khai thực hiện chương trình này”, bà Thư nói.

Theo bà, ngành Y tế đã nghiên cứu những yếu tố tác động đến mức sinh, dựa trên số liệu thống kê và khoa học về dân số, từ đó đưa vào chương trình. Nhiều giải pháp đưa ra chỉ mang tính khuyến khích chứ không bắt buộc như các văn bản quy phạm pháp luật.

Bà Thư cũng dẫn chứng nhiều nước đã thành công trong việc đưa mức sinh từ cao xuống thấp. Trong khi đó, chưa có nước nào thành công khi làm ngược lại, đưa mức sinh thấp lên cao. Dù đã đầu tư rất nhiều cho việc khuyến khích sinh đẻ, các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, khu vực châu Âu,… vẫn không thể làm tăng mức sinh.

Trước thực tế đó, Việt Nam quyết định đưa ra các giải pháp can thiệp sớm, với hy vọng tránh được vết xe đổ như nhiều nước đã gặp phải.

Kết hôn quá muộn, có bị phạt?

Liên quan đến lo ngại, liệu người dân không thực hiện được như trong văn bản Thủ tướng ban hành, khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ hai trước 35 tuổi, Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP.HCM chia sẻ trên VnExpress cho biết, các quy định hiện hành không xử phạt trường hợp kết hôn quá muộn, không muốn kết hôn.

Phó Thủ tướng, Trưởng ban Ban Chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo.  - Sputnik Việt Nam
Dân số Việt Nam: Đông dân thứ 15 thế giới, thứ ba ở Đông Nam Á

Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu chính quyền địa phương từng bước thí điểm các biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn.

Tuy nhiên, việc tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn cụ thể như thế nào phải đợi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết.

“Như vậy, Quyết định 588/QĐ-TTg không quy định xử phạt với trường hợp kết hôn quá muộn, không muốn kết hôn mà chỉ dừng lại ở việc khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi”, Luật sư Phạm Thanh Hữu cho hay.
“Tôi cho rằng trong tương lai nếu tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng đối với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn cần thực hiện mềm dẻo, linh động, tránh áp dụng cứng nhắc. Bởi lẽ, nhiều người có lý do riêng hoàn toàn chính đáng để kết hôn muộn, không muốn kết hôn (như là, chưa đủ điều kiện về kinh tế để lo cho gia đình mới sau khi kết hôn, không tìm được người phù hợp, lý do sức khỏe...)”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала