Nhân dân Việt Nam lo lắng vấn đề Biển Đông, Đường Nhuệ

© Ảnh : Báo Hà Nội MớiTổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh, Biển Đông, nhất là với những diễn biến mới gần đây (như vụ đâm chìm tàu cá Việt Nam, lập hai quận kiểm soát phi pháp ở Hoàng Sa, Trường Sa, công bố danh xưng tiêu chuẩn cho 55 thực thể ở Biển Đông) khiến nhân dân rất lo lắng, cần phải đề cập trong báo cáo ý kiến cử tri gửi Quốc Hội.

Đồng thời, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cũng thẳng thắn nêu những vấn đề, qua vụ vợ chồng đại gia Đường Nhuệ (Nguyễn Xuân Đường và Nguyễn Thị Dương) ở Thái Bình, Thủ Thiêm ở TP.HCM, cử tri cả nước đang băn khoăn về vai trò Đoàn Đại biểu Quốc hội.

Tổng thư ký Quốc hội: Cử tri, nhân dân rất lo lắng vấn đề Biển Đông

Ngày 8/5, tại phiên họp thứ 45, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo Kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời trực tuyến các câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không làm phức tạp tình hình Biển Đông

Trong báo cáo dự thảo tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri, nhân dân gửi tới kỳ họp 9 của Quốc hội, đồng chí Hầu A Lềnh - Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, cử tri và nhân dân đánh giá cao chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đồng tình với các giải pháp đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.

 Các cử tri và người dân cũng ghi nhận kết quả và những dấu ấn đậm nét, thể hiện vai trò của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương, đặc biệt trong cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021.

“Việt Nam đã ký kết các hiệp định quan trọng với Liên minh châu Âu, bao gồm Hiệp định thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư, góp phần đẩy mạnh hội nhập quốc tế, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới", ông Hầu A Lềnh cho biết.

Về phần mình, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu đề nghị báo cáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần đề cập đến vấn đề Biển Đông.

Mark Esper - Sputnik Việt Nam
Biển Đông và coronavirus: Mỹ nói Trung Quốc toàn đạo đức giả

Chia sẻ ý kiến trên, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhận định, người dân và cử tri rất lo lắng về vấn đề biển Đông. Theo ông Phúc, sự kiện vừa qua Trung Quốc đặt tên đơn vị hành chính ở Hoàng Sa, Trường Sa, cấm đánh cá,… rất được người dân quan tâm, lo lắng. Điều này là đúng với tình hình thực tế và nên được đề cập đầy đủ trong báo cáo.

Ngoài ra, Đại hội Đảng toàn quốc khóa XIII cũng là sự kiện được người dân chú ý, quan tâm, nhất là báo cáo chính trị và nhân sự Đại hội. Theo ông Phúc, người dân hy vọng vào một ban lãnh đạo mới với “nhiều đổi mới, đem lại đời sống mới”.

Tổng thư ký Quốc hội nhận định, nhân sự là vấn đề được đông đảo tầng lớp nhân dân quan tâm.

“Nhất là sau bài phát biểu của Tổng bí thư, Chủ tịch nước tại hội nghị cán bộ toàn quốc vừa qua. Người ta rất yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng”, ông Phúc nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết, người dân còn quan tâm đến việc phát triển kinh tế, khắc phục những tồn đọng sau đại dịch. Điều này cũng nên được đề cập trong báo cáo.

Phó Chủ tịch nước đề cập vụ đại gia Đường Nhuệ ra Thường vụ Quốc hội

Trước đó, thông tin từ Trưởng Ban Dân Nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết, đã tổng hợp được 2.102 kiến nghị thông qua 1.396 cuộc tiếp xúc cử tri của Đại biểu Quốc hội. Các kiến nghị sau đó đã được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý. Tính đến nay đã có 2.008 kiến nghị được giải quyết hoặc trả lời cử tri, tỷ lệ đạt 95,53%.

Trung tướng Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng bộ Công an - Sputnik Việt Nam
Bộ Công an lên tiếng việc có thế lực ngầm bảo kê Đường Nhuệ, vụ CDC Hà Nội

Đồng chí Tòng Thị Phóng - Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị nên cập nhật những vấn đề từ sau kỳ họp thứ 8, mặc dù đang trong thời gian dịch bệnh nhưng cả hệ thống vẫn vận hành nhịp nhàng, tuyệt nhiên không để ảnh hưởng đến điều hành công việc. Điều nay cho thấy năng lực bộ máy, sự nỗ lực của các cấp trong thực hiện trách nhiệm với nhân dân, trong đó có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, giải quyết kiến nghị của cử tri.

Nhiều ý kiến trong Uỷ ban Thường vụ Quốc nhận định, báo cáo khá toàn diện, đủ điều kiện trình ra Quốc hội, tuy nhiên cần phân tích rõ hơn các số liệu để có cái nhìn bao quát, tiện cho việc theo dõi, đánh giá của Quốc hội và cử tri.

“So sánh năm 2019 với năm 2018 có gì tiến bộ? Số đơn thư, kiến nghị tăng hay giảm, giải quyết như thế nào, chất lượng giải quyết đảm bảo không, tiến bộ hay thụt lùi? Kiến nghị của cử tri chủ yếu tập trung ở lĩnh vực nào”, – Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiện đặt vấn đề.

Tại phiên họp, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã đánh giá cao báo cáo của Ban Dân nguyện. Theo Phó Chủ tịch nước, báo cáo đã tổng hợp toàn diện, chỉ ra được những điểm tích cực, những nơi là tốt. Mặc dù vậy, đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh cho rằng bên cạnh đó cũng cần chỉ ra những nơi làm chưa tốt.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cho biết, vừa qua qua công tác phòng chống dịch đạt kết quả tích cực, niềm tin của nhân dân đã tăng lên. Bà nhấn mạnh, việc giải quyết kiến nghị của cử tri cũng nói đến niềm tin của người dân với các cơ quan, do đó, báo cáo cần đánh giá vấn đề này.

Ông Lẫm, bà Quyết (giữa) đã được về nhà sau khi tòa cấp cao thay đổi biện pháp ngăn chặn  - Sputnik Việt Nam
Diễn biến mới vụ cán bộ Công an ở Thái Bình kêu cứu vì cha mẹ bị Đường Nhuệ dọa giết

Theo Phó Chủ tịch nước, cần đặt câu hỏi giữa hai kỳ họp nổi lên bức xúc gì? Trước đây, từng nổi cộm vấn đề tai nạn giao thông, tín dụng đen. Cơ quan chức trách sau đó đã ban hành Nghị định 100% về xử lý vi phạm nồng độ cồn khi lái xe, cũng như tập trung truy quét và triệt phá nhiều tổ chức cho vay nặng lãi.

Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh dẫn chứng, gần đây nổi lên vụ Nguyễn Xuân Đường ở Thái Bình hay vấn đề Thủ Thiêm ở TP Hồ Chí Minh. Theo bà, cử tri sẽ đặt câu hỏi về vai trò của Đoàn Đại biểu Quốc hội xung quanh những vấn đề này. Mặc dù đoàn Đoàn Đại biểu Quốc hội không phải là cơ quan trực tiếp giải quyết kiến nghị nhưng vẫn có trách nhiệm chuyển tải nội dung kiến nghị cử tri, cũng như theo sát để giải quyết vấn đề, kiến nghị. Phó Chủ tịch nước đề nghị Ban Dân nguyện nghiên cứu thể hiện nội dung này trong báo cáo.

Về phần mình, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga hoan nghênh báo cáo đã có những dẫn chứng cụ thể, đề cập “địa chỉ” cụ thể theo tinh thần “nói có sách, mách có chứng”. Cùng với đó, đồng chí Lê Thị Nga đề nghị nên quan tâm việc thu phí tự động không dừng ở lĩnh vực giao thông. Đây là vấn đề đã được phản ánh qua nhiều kỳ họp cũng như các cuộc giám sát liên quan, tuy nhiên đến nay vẫn không được thực hiện được. Bộ GTVT có trách nhiệm làm rõ lý do, vì vấn đề này ảnh hưởng đến an toàn trật tự giao thông.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала